Quay về E-magazine Theo dõi Báo Lào Cai trên Google News
Khởi tạo những mùa vàng bội thu

Khởi tạo những mùa vàng bội thu

Sau nhiều năm chọn tạo và phát triển, giống lúa LC212 mang bản quyền của Trung tâm Giống Nông nghiệp tỉnh Lào Cai được nông dân nhiều địa phương phía Bắc lựa chọn đưa vào sản xuất, làm nên những vụ mùa bội thu. Càng vinh dự hơn khi giống lúa LC212 được chứng nhận “Thương hiệu Vàng nông nghiệp Việt Nam năm 2024”.

Hơn 10 năm trở lại đây, trên những cánh đồng, những thửa ruộng bậc thang ở Lào Cai và nhiều tỉnh miền Bắc, nông dân liên tục trúng những vụ mùa bội thu nhờ gieo cấy giống lúa năng suất cao - LC212. Giống lúa này được Trung tâm Giống nông nghiệp tỉnh Lào Cai nghiên cứu, lai tạo, phát triển và sản xuất từ năm 2008.

3.jpg

Ít ai biết rằng, giống lúa mang về những mùa vàng bội thu ấy lại được tạo ra bởi những cán bộ trẻ, gần như chưa có kinh nghiệm trong sản xuất giống lúa lai và trong điều kiện thiếu thốn về cơ sở vật chất, trang thiết bị nghiên cứu.

Trở lại thời điểm trước năm 2008, trên địa bàn tỉnh Lào Cai chưa có cơ sở sản xuất lúa giống uy tín, chất lượng nên nông dân thường sử dụng các giống lúa thuần, lúa lai nhập từ các tỉnh khác hoặc “xách tay” từ nước ngoài để gieo cấy, khiến năng suất, chất lượng sản xuất lúa gạo chưa đáp ứng được kỳ vọng.

Đứng trước yêu cầu phải có giống lúa phù hợp, năng suất cao phục vụ nhu cầu sản xuất của nông dân trong và ngoài tỉnh, Trung tâm Giống nông nghiệp tỉnh Lào Cai đã cử cán bộ kỹ thuật về Viện Nghiên cứu lúa (nay là Viện Nghiên cứu và Phát triển cây trồng) thuộc Học viện Nông nghiệp Việt Nam để học hỏi kinh nghiệm nghiên cứu, lai tạo giống lúa, phục vụ ngành sản xuất lúa gạo của tỉnh Lào Cai.

Nhớ lại thời gian đầu nghiên cứu, phát triển giống lúa mới, chị Hà Thúy Hằng, Phó Trưởng Phòng sản xuất - kinh doanh, Trung tâm Giống nông nghiệp tỉnh Lào Cai - một trong những người đầu tiên đặt nền móng cho việc nghiên cứu, phát triển giống lúa LC212 chia sẻ: Trước năm 2008, kinh nghiệm sản xuất lúa giống của chúng tôi gần như bằng 0 nên việc nghiên cứu, sản xuất gặp rất nhiều khó khăn. Bên cạnh trình độ hạn chế thì điều kiện giao thông, phương tiện kỹ thuật và tuổi đời, tuổi nghề của nhóm nghiên cứu còn khá trẻ cũng là những trở ngại đối với công tác nghiên cứu, sản xuất lúa giống. Vượt qua những khó khăn, trở ngại đó, năm 2008, Trung tâm đã nỗ lực để nghiên cứu, phát triển các giống lúa mới mang thương hiệu Lào Cai.

“Trải qua nhiều công đoạn nghiên cứu, chọn tạo từ phòng thí nghiệm ra tới ruộng đồng, nhóm nghiên cứu, phát triển lúa giống của Trung tâm phải “ăn, ngủ” cùng lúa để chọn ra một số tổ hợp lai có đặc tính ưu việt, tiến hành khảo nghiệm và đề nghị công nhận giống lúa. Dưới sự chỉ đạo trực tiếp của đồng chí Dương Đức Huy, Giám đốc Trung tâm Giống nông nghiệp tỉnh Lào Cai (hiện là Trưởng Ban Tuyên giáo Tỉnh ủy), sau nhiều đêm thức trắng, nhiều ngày dầm mưa, dãi nắng trên ruộng đồng, chúng tôi chọn được 2 tổ hợp lai (LC212 và LC212 kháng bạc lá) để phát triển”

Chị Hà Thúy Hằng, Phó Trưởng Phòng sản xuất - kinh doanh, Trung tâm Giống nông nghiệp tỉnh Lào Cai.

Suốt thời gian dài sau đó (giai đoạn 2008 - 2012), nhóm nghiên cứu của Trung tâm đã “lăn lộn” khắp các tỉnh phía Bắc, mang giống lúa LC212 đi khảo nghiệm, sản xuất thử tại các địa phương trong và ngoài tỉnh để đánh giá khả năng thích ứng của giống lúa mới đối với điều kiện tự nhiên, thổ nhưỡng của từng vùng.

Kết quả khảo nghiệm cho thấy giống lúa LC212 có ưu điểm là thời gian sinh trưởng ngắn, năng suất cao, có nhiều đặc điểm sinh học thích hợp thâm canh tăng vụ, phù hợp để canh tác trong nhiều kiểu địa hình, thổ nhưỡng, khí hậu từ vùng thấp đến vùng cao của miền Bắc.

Năm 2012, giống lúa LC212 mang thương hiệu Lào Cai chính thức được Cục Trồng trọt (Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn) công nhận lưu hành.

4.jpg

Kể từ khi được công nhận lưu hành, giống lúa LC212 của Trung tâm đã có mặt tại các cửa hàng cung ứng giống cây trồng trên địa bàn nhiều tỉnh miền Bắc, như Lào Cai, Lai Châu, Thanh Hóa, Bắc Giang, Yên Bái, Phú Thọ…, giúp nông dân các địa phương gặt những mùa vàng bội thu.

Có được lòng tin của nông dân, mỗi năm, Trung tâm Giống nông nghiệp tỉnh Lào Cai sản xuất và cung ứng ra thị trường khoảng 30 - 40 tấn lúa giống LC212, lượng giống này hiện vẫn chưa đủ đáp ứng nhu cầu sản xuất của nông dân trong và ngoài tỉnh.

Từ năm 2012 đến nay, năm nào chúng tôi cũng tiêu thụ được 10 - 15 tấn lúa giống LC212 của Trung tâm Giống nông nghiệp tỉnh Lào Cai. Lượng tiêu thụ năm sau thường cao hơn năm trước nên có thể khẳng định giống lúa LC212 có chất lượng tốt, phù hợp với nhu cầu sản xuất của nông dân tỉnh Bắc Giang. Với lượng tiêu thụ ổn định, mỗi năm, nông dân Bắc Giang cấy khoảng 400 - 450 ha lúa LC212, sản lượng thu hoạch ước đạt trên 3.100 tấn thóc.

Anh Nguyễn Bảo Việt, chủ cửa hàng kinh doanh giống cây trồng, vật tư nông nghiệp tại thành phố Bắc Giang, tỉnh Bắc Giang.

2.jpg

Ngay tại địa bàn tỉnh, giống lúa LC212 được nông dân các địa phương vùng cao tại thị xã Sa Pa và các huyện Bắc Hà, Mường Khương, Si Ma Cai, Bát Xát… ưu tiên lựa chọn để sản xuất lúa một vụ trên những thửa ruộng bậc thang.

Với năng suất, chất lượng và những giá trị mang lại cho nông dân trong hơn một thập niên qua, giống lúa LC212 đã khẳng định được thương hiệu, uy tín với sứ mệnh phục vụ ngành sản xuất lúa gạo của nông dân miền Bắc.

Đúng 12 năm sau khi được công nhận lưu hành, giống lúa LC212 đã vinh dự được Tổng hội Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Việt Nam vinh danh là sản phẩm đạt “Thương hiệu Vàng nông nghiệp Việt Nam năm 2024” vì những đóng góp lớn cho ngành nông nghiệp nước nhà.

Chúng tôi rất tự hào vì giống lúa mang thương hiệu Lào Cai được vinh danh là “Thương hiệu Vàng nông nghiệp Việt Nam năm 2024”. Đây là động lực để chúng tôi tiếp tục nghiên cứu, phát triển các giống lúa mang thương hiệu Lào Cai trong những năm tiếp theo.

Ông Hà Văn Quang, Giám đốc Trung tâm Giống nông nghiệp Lào Cai.

Có thể bạn quan tâm

Tin cùng chuyên mục

Phòng, chống rét cho “đầu cơ nghiệp” trên núi Ma Cha Va

Phòng, chống rét cho “đầu cơ nghiệp” trên núi Ma Cha Va

Y Tý, A Lù là hai xã nằm dưới đỉnh núi Ma Cha Va có độ cao trên 2000 m so với mực nước biển, cũng là 2 xã cao nhất của huyện Bát Xát, mùa đông nhiệt độ giảm sâu, rét đậm, rét hại. Ở nơi có khí hậu khắc nghiệt, cấp ủy đảng, chính quyền xã thường xuyên thực hiện các giải pháp tuyên truyền cho Nhân dân chủ động phòng, chống rét cho đàn gia súc, không để trâu, bò bị chết vì đói, rét, dịch bệnh trong mùa đông.

Những bãi bồi hồi sinh - cho mùa bội thu

Những bãi bồi hồi sinh - cho mùa bội thu

Sau đợt mưa lũ lịch sử, nhiều khu vực đất ven sông gặp nhiều khó khăn trong việc khôi phục sản xuất nông nghiệp. Tuy nhiên, nhiều hộ dân nơi đây đã chủ động cải tạo đất và tận dụng các nguồn đất bồi để không chỉ phục hồi mà còn nâng cao năng suất nông sản, đáp ứng nhu cầu tiêu dùng trong dịp tết Nguyên đán 2025.

Ngày mới ở khu tái định cư Bản Lầu

Ngày mới ở khu tái định cư Bản Lầu

Những ngôi nhà ở khu tái định cư Bản Lầu (Trịnh Tường, Bát Xát) được xây từ tấm lòng “tương thân, tương ái”, sự quan tâm của Bộ Công an đối với người dân vùng cao, biên giới sau cơn bão lịch sử Yagi.

Chủ động bảo vệ rừng dịp Tết

Chủ động bảo vệ rừng dịp Tết

Thời gian này, lực lượng kiểm lâm tại Vườn Quốc gia Hoàng Liên (thị xã Sa Pa) đã chuẩn bị sẵn sàng các điều kiện để bảo vệ "lá phổi xanh" trong dịp tết Nguyên đán Ất Tỵ 2025.

Bài 2: Nỗ lực vượt khó giúp người dân có nhà mới đón tết

Thắp hy vọng cho người dân vùng lũ: Bài 2: Nỗ lực vượt khó giúp người dân có nhà mới đón tết

Vượt qua những khó khăn do thời tiết bất lợi, hệ thống giao thông bị hư hỏng nặng, vật liệu xây dựng khan hiếm… các đơn vị liên quan đang khẩn trương triển khai thi công để 28 hộ dân bị ảnh hưởng bởi thiên tai của xã A Lù, huyện Bát Xát có nhà ở trước tết Nguyên đán Ất Tỵ 2025.

Bài 1: Lo chỗ ở an toàn cho người dân vùng lũ

Thắp hy vọng cho người dân vùng lũ: Bài 1: Lo chỗ ở an toàn cho người dân vùng lũ

Sau đợt mưa lũ vừa qua, trên địa bàn xã Sàng Ma Sáo (Bát Xát) có hơn 200 hộ dân sống trong vùng nguy cơ sạt lở (chiếm 25% số hộ dân trên địa bàn). Cấp ủy đảng, chính quyền địa phương đã nỗ lực tìm giải pháp khẩn trương tìm đất, bố trí nơi ở mới đảm bảo an toàn cho người dân.

Bảo Thắng phát triển bền vững ngành chè

Bảo Thắng phát triển bền vững ngành chè

Bảo Thắng là một trong những địa phương có diện tích trồng chè lớn của tỉnh Lào Cai. Địa phương xác định đây là một trong những cây trồng chủ lực giúp người dân phát triển kinh tế, giảm nghèo bền vững, tiến tới làm giàu.

Sản xuất nông nghiệp hàng hóa là giải pháp khả thi để nông dân làm giàu

Sản xuất nông nghiệp hàng hóa là giải pháp khả thi để nông dân làm giàu

Đó là phát biểu của đồng chí Vũ Xuân Cường, Phó Bí thư Thường trực Tỉnh ủy, Chủ tịch HĐND tỉnh tại Hội nghị sơ kết 3 năm thực hiện Nghị quyết số 10-NQ/TU ngày 26/8/2021 của Ban Thường vụ Tỉnh ủy về Chiến lược phát triển nông nghiệp hàng hóa tỉnh Lào Cai đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2050, diễn ra chiều 17/1.

[Infographic] Kết quả nổi bật sau 3 năm triển khai Nghị quyết 10 của Ban Thường vụ Tỉnh ủy

[Infographic] Kết quả nổi bật sau 3 năm triển khai Nghị quyết 10 của Ban Thường vụ Tỉnh ủy

Sau 3 năm thực hiện Nghị quyết số 10-NQ/TU ngày 26/8/2021 của Ban Thường vụ Tỉnh ủy về Chiến lược phát triển nông nghiệp hàng hóa tỉnh Lào Cai đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2050, sản xuất nông nghiệp hàng hóa trên địa bàn tỉnh Lào Cai đã đạt được nhiều kết quả nổi bật.

Hành trình thuần hóa cây rừng

Hành trình thuần hóa cây rừng

Thứ quả đỏ thắm sai trĩu cành, tên gọi “đào đông” được những người yêu hoa cảnh săn lùng vào dịp tết, tưởng rằng chỉ được nhập khẩu từ Trung Quốc về với giá khá đắt đỏ hoặc nếu muốn tiết kiệm thì chỉ được chơi loại quả giả nay đã được người dân Sa Pa trồng thành công. Hóa ra trồng đào đông không khó như tưởng tượng.

646 hộ tại các xã đặc biệt khó khăn thoát nghèo

646 hộ tại các xã đặc biệt khó khăn thoát nghèo

UBND tỉnh vừa có báo cáo về tình hình giảm nghèo tại 10 xã đặc biệt khó khăn nhất tỉnh (nghèo nhất), trong đó, năm 2024 có 646 hộ dân ở các địa phương này đã thoát khỏi danh sách hộ nghèo, tương ứng với tỷ lệ giảm nghèo 11,06%, qua đó giảm tỷ lệ hộ nghèo từ 50,54% còn 39,48%.

fb yt zl tw