Quay vềE-magazineTheo dõi Báo Lào Cai trênGoogle News

Khai thác măng vầu gắn với bảo vệ rừng

Với đặc điểm diện tích rừng tự nhiên lớn, khí hậu nóng ẩm thuận lợi cho cây vầu sinh trưởng, phát triển nên trên địa bàn huyện Văn Bàn ở đâu cũng có thể nhìn thấy rừng vầu. Vầu là loại cây có khả năng giữ nước, làm cho đất đai màu mỡ, không những thế còn cho măng làm thực phẩm. Mùa măng vầu bắt đầu từ tháng 12 năm trước đến hết tháng 2 năm sau. Trước đây, người dân các xã ở Văn Bàn thường lên rừng đào măng về làm thức ăn cho gia đình, khai thác số lượng đủ dùng, đảm bảo tái sinh rừng. Tuy nhiên, những năm gần đây, do nhu cầu thị trường cao nên việc khai thác măng thương phẩm ngày càng lớn. Măng vầu Văn Bàn trở thành đặc sản, người dân bán cho thương lái ngay tại chân rừng vầu, đầu mùa giá dao động từ 25 - 28 nghìn đồng/kg măng tươi.

Ông Triệu Tòn Siết, Phó Chủ tịch UBND xã Nậm Tha cho biết: Trên địa bàn xã có hơn 11 nghìn ha rừng tự nhiên, trong đó diện tích rừng có phân bố cây vầu chiếm 2/3. Những năm gần đây, măng vầu có giá trị hàng hóa cao, nhiều hộ trong xã có thu nhập hàng chục triệu đồng từ khai thác măng. Ước tính vụ măng vầu năm 2022 - 2023, các hộ ở xã Nậm Tha thu gần 4 tỷ đồng từ khai thác măng vầu tự nhiên.

Huyện Văn Bàn có hơn 3.700 ha rừng vầu và rừng hỗn giao có phân bố cây vầu. Những năm gần đây, người dân sống gần rừng được hưởng lợi từ công chăm sóc, bảo vệ và thu hoạch lâm sản phụ. Nếu sản lượng măng vầu khai thác đạt 500 kg/ha, thì tổng lượng măng được người dân khai thác là hơn 1.800 tấn/vụ, cho nguồn thu hơn 13 tỷ đồng. Đây là nguồn thu không nhỏ góp phần nâng cao thu nhập và ổn định cuộc sống cho người dân sống gần rừng, thúc đẩy người dân tham gia bảo vệ rừng.

Tuy nhiên, một thời gian dài, việc khai thác măng diễn ra ồ ạt, không có quy chế cụ thể, khiến suy giảm sản lượng măng, ảnh hưởng đến hệ sinh thái tự nhiên. Trước những bất cập trên, năm 2018, huyện Văn Bàn đã xây dựng phương án quản lý, khai thác, sử dụng măng vầu bền vững. Theo phương án quản lý, khai thác, sử dụng măng vầu huyện Văn Bàn năm 2022 - 2023, thời gian được khai thác, sử dụng măng vầu trên địa bàn huyện bắt đầu từ ngày 1/12/2022 đến hết ngày 28/2/2023. Sau thời gian trên, nếu vi phạm sẽ xử lý theo quy định của pháp luật.

Phương án cũng hướng dẫn cụ thể về kỹ thuật khai thác măng để đảm bảo sinh trưởng, phát triển của cây vầu và không làm ảnh hưởng đến hệ sinh thái của rừng.

Ông Nguyễn Công Tưởng, Hạt trưởng Hạt Kiểm lâm huyện Văn Bàn cho biết: Phương án quản lý, khai thác, sử dụng măng vầu trên địa bàn huyện góp phần tạo việc làm, tăng thu nhập cho cộng đồng dân cư trong thời gian nông nhàn. Đồng thời, tạo được mối quan hệ đồng quản lý, cùng hưởng lợi từ rừng giữa đơn vị quản lý rừng và cộng đồng dân cư sống trong rừng và gần rừng, thông qua phương án đã thiết lập các cơ chế chia sẻ lợi ích trong quản lý rừng cho các cộng đồng thôn, có sinh kế phụ thuộc vào tài nguyên rừng tại các xã.

Ngoài măng vầu, huyện Văn Bàn còn có các loại măng cho thu hoạch quanh năm, như măng nứa, măng bói, măng sặt, măng tre. Vì vậy, việc khai thác măng vầu có sự quản lý chặt chẽ, là cơ hội để phát triển thương hiệu măng khác và nâng cao thu nhập cho người dân.

Có thể bạn quan tâm

Tin cùng chuyên mục

Hội nghị giao thương logistics qua biên giới và kinh tế thương mại đầu tư Trung - Việt (Hồng Hà)

Hội nghị giao thương logistics qua biên giới và kinh tế thương mại đầu tư Trung - Việt (Hồng Hà)

Chiều 26/11, tại huyện Hà Khẩu, châu Hồng Hà, tỉnh Vân Nam (Trung Quốc) đã diễn ra Hội nghị giao thương logistics qua biên giới và kinh tế thương mại đầu tư Trung - Việt (Hồng Hà). Đây là hoạt động nằm trong khuôn khổ Hội chợ Kinh tế Thương mại và Du lịch biên giới Trung - Việt (Hồng Hà) năm 2024.

Tập huấn kỹ thuật sơ chế, chế biến quế theo tiêu chuẩn thị trường

Tập huấn kỹ thuật sơ chế, chế biến quế theo tiêu chuẩn thị trường

Ngày 26/11, tại thôn Khởi Khe, thị trấn Nông trường Phong Hải (huyện Bảo Thắng), Hội Nông dân tỉnh phối hợp với các cơ quan chuyên môn và chính quyền địa phương tổ chức tập huấn kỹ thuật, đào tạo về sơ chế, chế biến các sản phẩm quế cho người dân tham gia liên kết sản xuất.

[Ảnh] Sức vươn Cam Đường

[Ảnh] Sức vươn Cam Đường

Cam Đường là vùng đất có bề dày lịch sử, truyền thống cách mạng, nơi thành lập chi bộ đảng nông thôn đầu tiên (trước khi chia tách) và cũng là nơi diễn ra khởi nghĩa võ trang đầu tiên của tỉnh. Nhờ sự quan tâm, lãnh đạo của cấp ủy, chính quyền và sự đoàn kết, nỗ lực vươn lên của đồng bào các dân tộc, vùng quê cách mạng ngày càng khang trang, no ấm. Từ một vùng đất thuần nông, giờ đây xã Cam Đường tự tin bước lên chặng đường mới, phấn đấu trở thành phường trong tương lai không xa. 

Nông sản tìm cơ hội trong thách thức xuất khẩu

Nông sản tìm cơ hội trong thách thức xuất khẩu

Thị trường xuất khẩu nông sản được dự báo tiếp tục đối diện với nhiều thách thức từ nhiều thay đổi của các quốc gia. Tuy nhiên, các doanh nghiệp xuất khẩu nông sản Việt Nam vẫn đang cố gắng tìm hướng đi, khắc phục khó khăn và tìm cơ hội xuất khẩu mới.

[Ảnh] Bảo Yên: Đổi thay ở các xã phấn đấu về đích nông thôn mới

[Ảnh] Bảo Yên: Đổi thay ở các xã phấn đấu về đích nông thôn mới

Năm 2024, huyện Bảo Yên phấn đấu có thêm 5 xã đạt chuẩn nông thôn mới gồm Bảo Hà, Vĩnh Yên, Kim Sơn, Cam Cọn, Điện Quan và Nghĩa Đô đạt chuẩn xã nông thôn mới nâng cao. Huyện đã ưu tiên nguồn lực đầu tư phát triển hạ tầng kinh tế - xã hội cho các địa phương này, đồng thời vận động Nhân dân thực hiện hiệu quả các mô hình sản xuất hàng hóa, góp phần nâng cao thu nhập, diện mạo nông thôn ngày càng đổi thay.

Đẩy nhanh giải ngân vốn đầu tư công trong giai đoạn nước rút

Đẩy nhanh giải ngân vốn đầu tư công trong giai đoạn nước rút

10 tháng qua, tỷ lệ giải ngân vốn đầu tư công tại một số địa phương đạt thấp, nhất là các địa phương được giao kế hoạch vốn lớn như Thành phố Hồ Chí Minh, Hà Nội, Bắc Ninh (mới đạt gần 40%), đã ảnh hưởng lớn đến tỷ lệ giải ngân chung của cả nước. Thời gian còn lại không nhiều, đòi hỏi sự vào cuộc và quyết tâm cao hơn của các địa phương để hoàn thành mục tiêu giải ngân trong năm nay.

fbytzltw