Quay vềE-magazineTheo dõi Báo Lào Cai trênGoogle News
Khai mở những tiềm năng

Khai mở những tiềm năng

Các huyện Bảo Yên, Bắc Hà, Si Ma Cai thuộc vùng Đông Bắc của tỉnh có khung cảnh thiên nhiên hùng vỹ, hoang sơ, phù hợp để phát triển du lịch. Việc kết nối, xây dựng các sản phẩm du lịch phù hợp sẽ khai mở tiềm năng, thúc đẩy phát triển du lịch vùng.

1.jpg

Trên địa bàn các địa phương vùng Đông Bắc của tỉnh có nhiều điểm đến hoang sơ, cảnh quan thiên nhiên hùng vỹ, có sự chuyển tiếp địa hình từ vùng thấp, cao nguyên đến vùng núi cao. Bên cạnh đó, cơ sở vật chất phục vụ du lịch, điểm du lịch hầu hết đã được trang bị điều kiện tối thiểu để đón khách; hệ thống giao thông cơ bản được đầu tư. Các địa phương cũng có nhiều sản phẩm du lịch để trải nghiệm như du lịch văn hóa tâm linh, du lịch cộng đồng, du lịch sinh thái...

2.jpg

Đặc biệt, một số điểm du lịch thời gian qua đã được nhiều du khách biết tới. Tiêu biểu như điểm du lịch cộng đồng xã Nghĩa Đô (huyện Bảo Yên). Đây là vùng đất hội tụ đầy đủ yếu tố tự nhiên, con người; có hệ sinh thái biệt lập, ít chịu tác động bởi các yếu tố bên ngoài. Cùng với đó, các dãy núi cao “bao bọc” lòng chảo Nghĩa Đô khiến không khí nơi đây luôn mát mẻ và trong lành. Cộng đồng dân tộc Tày ở Nghĩa Đô cũng hình thành nên không gian văn hóa đa dạng và phong phú. Văn hóa truyền thống, tín ngưỡng, nghệ thuật dân gian, nghề thủ công, lễ hội truyền thống luôn được người dân bảo tồn, thực hành và trao truyền. Năm 2023, cụm homestay Nghĩa Đô vinh dự là 1 trong 2 đại diện của Việt Nam được trao giải thưởng Nhà ở có phòng cho khách du lịch thuê (homestay) ASEAN.

Nghĩa Đô có nhiều chất liệu để khai thác, phục vụ khách du lịch trải nghiệm và khám phá. Những nét văn hóa đặc sắc về truyền thống, phong tục, tập quán của đồng bào Tày nếu được xây dựng thành các câu chuyện du lịch chắc chắn sẽ thu hút du khách.

Sau khi có buổi trải nghiệm một số hoạt động văn hóa tại xã Nghĩa Đô, chị Lê Ngoan đến từ Công ty Travel Authentic Asia tâm sự.

5.jpg

Bên cạnh điểm du lịch Nghĩa Đô, tour du lịch du thuyền trên sông Chảy, khám phá Hang Tiên (xã Bảo Nhai, huyện Bắc Hà) cũng đặc biệt “hot” trong những ngày nắng nóng.

Chị Trần Thị Thanh Hương (Công ty Cổ phần Thương mại và Du lịch - Vietlife Tour) cho biết, bản thân từng trải nghiệm nhiều điểm du lịch, nhưng trải nghiệm du thuyền trên sông Chảy vẫn mang lại nhiều cảm xúc.

Sông Chảy có cảnh quan đẹp, nếu được đầu tư, khai thác hợp lý sẽ nổi tiếng và thu hút du khách không kém dòng Nho Quế tại tỉnh Hà Giang.

Chị Trần Thị Thanh Hương (Công ty Cổ phần Thương mại và Du lịch - Vietlife Tour).

3.jpg

Ngoài ra, trải nghiệm du lịch tại các huyện Đông Bắc của tỉnh, du khách có thể tham quan các điểm như đền Bảo Hà (huyện Bảo Yên), xã Bản Liền, xã Tả Van Chư, chợ phiên Bắc Hà, Trại Nghiên cứu và Sản xuất rau quả Bắc Hà, dinh thự cổ Hoàng A Tưởng (huyện Bắc Hà), chợ Cán Cấu (huyện Si Ma Cai).

Du lịch vùng Đông Bắc của tỉnh phát triển sẽ góp phần thúc đẩy kinh tế của các địa phương, giảm tải áp lực đối với Khu Du lịch quốc gia Sa Pa, đồng thời đa dạng hóa sản phẩm du lịch của Lào Cai.

Ông Hà Văn Thắng, Giám đốc Sở Du lịch.

2.jpg

Mặc dù có nhiều tiềm năng để phát triển du lịch nhưng thời gian qua, du lịch vùng Đông Bắc của tỉnh vẫn chưa được khai mở. Lượng khách du lịch đến các huyện thuộc vùng Đông Bắc của tỉnh chiếm tỷ lệ chưa cao. Năm 2022, tổng lượng khách du lịch đến Lào Cai đạt gần 4,5 triệu lượt, trong đó hơn 1,6 triệu lượt khách đến các huyện thuộc vùng Đông Bắc của tỉnh.

7.jpg

Du lịch vùng Đông Bắc của tỉnh bị hạn chế bởi nhiều yếu tố, đặc biệt là hạ tầng giao thông và địa hình. Cụ thể, đường kết nối giữa xã Nghĩa Đô (huyện Bảo Yên) và xã Bản Liền (huyện Bắc Hà) còn hẹp khiến hành trình di chuyển mất nhiều thời gian. Các cơ sở homestay chất lượng cao ở các địa phương còn thiếu. Ngoài ra, các dịch vụ tại điểm hầu hết chưa có bãi đỗ xe, nhà vệ sinh và hệ thống biển chỉ dẫn vào các điểm chưa đầy đủ; kỹ năng phục vụ du khách của người dân còn hạn chế. Đặc biệt, dù đã có sản phẩm du lịch để trải nghiệm nhưng còn thiếu sản phẩm du lịch đặc trưng, chưa tạo được điểm nhấn và hấp dẫn du khách.

4.jpg

Anh Bùi Mạnh Cường, Giám đốc Công ty Cổ phần Du lịch và Tổ chức sự kiện Việt Nam - Songlinh Tours cho biết: Đền Bảo Hà và chợ Bắc Hà đã nổi tiếng từ lâu. Tuy nhiên, tôi nhận thấy những năm gần đây, chợ Bắc Hà không còn giữ nguyên nét độc đáo và bản sắc vốn có. Giá cả ẩm thực tại chợ phiên thất thường và đáng lo ngại về an toàn thực phẩm. Ngoài ra, sản phẩm bán tại chợ không còn mang nhiều yếu tố bản sắc, đã pha lẫn nhiều sản phẩm không rõ xuất xứ.

Du thuyền trên sông Chảy hấp dẫn như vậy, tuy nhiên nếu tổ chức cho đoàn khách đến trải nghiệm sẽ gặp khó khăn.

Chị Trần Thị Thanh Hương, Công ty Cổ phần Thương mại và Du lịch - Vietlife Tour.

Nói thêm về những hạn chế ảnh hưởng tới việc phát triển du lịch vùng, chị Trần Thị Thanh Hương, Công ty Cổ phần Thương mại và Du lịch - Vietlife Tour cho biết: Du thuyền trên sông Chảy trước hết là việc đảm bảo an toàn sông nước cho khách. Tiếp nữa, điểm đến này hiện còn thiếu nhiều hạ tầng du lịch như nhà vệ sinh, điểm dừng chân ngồi chờ, quy hoạch bãi tắm. Ngoài ra, tuyến đường di chuyển vào khu vực trải nghiệm sông Chảy hiện mới đáp ứng được xe 16 chỗ ngồi, với những đoàn khách đông rất khó đáp ứng.

3.jpg

Vừa qua, Sở Du lịch đã phối hợp với hơn 40 đơn vị lữ hành du lịch, 18 cơ quan báo chí, truyền thông địa phương và trong nước tổ chức khảo sát, đánh giá tiềm năng và những hạn chế trong phát triển du lịch của vùng Đông Bắc. Cùng với đó, tổ chức hội thảo, lắng nghe ý kiến của các đơn vị tham gia để tìm giải pháp “đánh thức” du lịch các địa phương vùng Đông Bắc.

3.jpg
Sở Du lịch đã tổ chức hội thảo để đánh giá tiềm năng du lịch vùng Đông Bắc của tỉnh.

Tại hội thảo, đại diện các cơ quan báo chí, đơn vị lữ hành du lịch đã đưa ra nhiều ý kiến, như cần quan tâm xây dựng hạ tầng phục vụ du lịch như bãi đỗ xe, nhà vệ sinh, điểm dừng chân ngắm cảnh, biển chỉ dẫn vào các điểm du lịch và cải thiện hạ tầng giao thông kết nối các điểm. Bảo tồn, phát huy các giá trị văn hóa truyền thống dân tộc để xây dựng sản phẩm du lịch đặc trưng của từng địa phương, tránh trùng lặp. Mỗi điểm du lịch cộng đồng có hoạt động trải nghiệm cụ thể dành cho du khách như trải nghiệm làm sản phẩm thủ công, làm các món ăn truyền thống, tham gia lao động cùng người dân địa phương (hái chè, sao chè, gặt lúa, hái quả, giã bánh)...

8.jpg

Ngoài ra, cần xây dựng sản phẩm du lịch phù hợp với từng thời điểm trong năm và tích cực phối hợp, giới thiệu cung cấp thông tin cho các cơ quan truyền thông, các đơn vị xúc tiến du lịch để đẩy mạnh quảng bá, xúc tiến cho sản phẩm du lịch liên kết giữa 3 địa phương: Bảo Yên - Bắc Hà - Si Ma Cai.

1.jpg
Sở Du lịch đã phối hợp với hơn 40 đơn vị lữ hành du lịch, 18 cơ quan báo chí, truyền thông địa phương và trong nước tổ chức khảo sát, đánh giá tiềm năng và những hạn chế trong phát triển du lịch của vùng Đông Bắc.

Được biết, ngành du lịch tỉnh đã xác định một số sản phẩm du lịch chủ lực để kết nối các địa phương vùng Đông Bắc trong thời gian tới, gồm du lịch cộng đồng (tại xã Nghĩa Đô, huyện Bảo Yên; các xã Bản Liền, Bản Phố, Tà Chải, huyện Bắc Hà; xã Bản Mế, huyện Si Ma Cai); trải nghiệm chợ phiên; “Cung đường mùa xuân” vào tháng 1, 2, 3 hằng năm (trải nghiệm mùa hoa đào rừng, hoa anh đào, hoa mận, hoa lê trắng tại xã Tả Van Chư, xã Na Hối của huyện Bắc Hà và xã Quan Hồ Thẩn của huyện Si Ma Cai); “Con đường mùa vàng” vào các tháng 9, 10 hằng năm (trải nghiệm ruộng bậc thang mùa lúa chín và hoạt động gặt lúa tại xã Nghĩa Đô, xã Bản Liền và huyện Si Ma Cai).

biểu đồ.jpg

Với những nỗ lực của ngành du lịch và các địa phương vùng Đông Bắc của tỉnh, du lịch vùng Đông Bắc của tỉnh kỳ vọng có những đột phá, góp phần vào sự phát triển chung của du lịch Lào Cai.

Có thể bạn quan tâm

Tin cùng chuyên mục

Khôi phục hoạt động đối với các khu, điểm du lịch trên địa bàn thị xã Sa Pa sau cơn bão số 3

Khôi phục hoạt động đối với các khu, điểm du lịch trên địa bàn thị xã Sa Pa sau cơn bão số 3

Hoàn lưu cơn bão số 3 đã ảnh hưởng nặng nề đến Khu du lịch quốc gia Sa Pa, trong đó có hệ thống giao thông và điều kiện an toàn của các điểm du lịch trên địa bàn. Trước yêu cầu cấp bách, để đảm bảo an toàn cho khách du lịch, thị xã Sa Pa đã tạm dừng hoạt động của các khu, điểm du lịch trên địa bàn và các hoạt động dã ngoại ngoài trời.

Vượt bão Yagi, Hạ Long sẵn sàng đón khách du lịch trở lại

Vượt bão Yagi, Hạ Long sẵn sàng đón khách du lịch trở lại

Ngày 13/9, vịnh Hạ Long chính thức “mở cửa” để các tàu du lịch hoạt động trở lại bình thường. Đây là tin vui cho ngành Du lịch Hạ Long (Quảng Ninh) sau gần một tuần bị cơn bão số 3 - Yagi đổ bộ tàn phá. Nhịp sống nói chung và ngành Du lịch nói riêng đã dần bình thường trở lại ở “thành phố bên bờ di sản”.

Báo Pháp đề cao tiềm năng du lịch Việt Nam

Báo Pháp đề cao tiềm năng du lịch Việt Nam

Nhật báo Le Figaro ngày 10/9 đã đăng bộ phim tài liệu với tiêu đề "Toàn cảnh Việt Nam: Bữa tiệc của các giác quan", phim dài 52’35 do đạo diễn Eric Bacos thực hiện đã mô tả bức tranh toàn cảnh về đất nước và con người Việt Nam.

Du lịch Sa Pa và yêu thương trong bão lũ

Du lịch Sa Pa và yêu thương trong bão lũ

Do ảnh hưởng của hoàn lưu cơn bão số 3, Sa Pa phải gánh chịu nhiều tổn thất nặng nề. Những ngày qua, Với tinh thần "tương thân tương ái", cộng đồng du lịch Sa Pa đã có những việc làm thiết thực, hỗ trợ gần 300 khách du lịch mắc kẹt tại địa phương.

Quảng bá du lịch Việt Nam còn yếu trên mạng xã hội

Quảng bá du lịch Việt Nam còn yếu trên mạng xã hội

Rất nhiều du khách Việt Nam chọn lựa dịch vụ du lịch dựa trên đề xuất và đánh giá từ người sáng tạo nội dung trên mạng xã hội, hoặc dùng mạng xã hội để lên kế hoạch du lịch. Tuy nhiên nhiều điểm đến tại Việt Nam vẫn đang hiện diện khá yếu trên các nền tảng trực tuyến.

Tăng lượt "check-in" cho du lịch mạo hiểm

Tăng lượt "check-in" cho du lịch mạo hiểm

Việt Nam vừa được vinh danh là “Điểm đến hàng đầu châu Á”, “Điểm đến di sản hàng đầu châu Á 2024” và “Điểm đến thiên nhiên hàng đầu châu Á 2024” cùng nhiều giải thưởng danh giá. Các giải thưởng này tiếp tục mở ra cơ hội vàng cho du lịch Việt Nam, trong đó có du lịch mạo hiểm đang ngày càng trở nên ăn khách.

Nhà nước giữ vai trò kiến tạo trong phát triển du lịch xanh

Nhà nước giữ vai trò kiến tạo trong phát triển du lịch xanh

Ngày 5/9, trong khuôn khổ Hội chợ Du lịch quốc tế Thành phố Hồ Chí Minh lần thứ 18 năm 2024 (ITE HCMC 2024), Diễn đàn Du lịch cấp cao với chủ đề “Chuyển đổi xanh, du lịch Net Zero - Kiến tạo tương lai” đã được diễn ra nhằm thảo luận và đề xuất các biện pháp tăng cường chuyển đổi xanh, thúc đẩy phát triển Net Zero cho cộng đồng doanh nghiệp du lịch Việt Nam.

Hội chợ ITE HCMC 2024: Cụ thể hóa cam kết giảm phát thải bằng 0 của Việt Nam

Hội chợ ITE HCMC 2024: Cụ thể hóa cam kết giảm phát thải bằng 0 của Việt Nam

Sáng nay (5/9), Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch và UBND TP.HCM phối hợp tổ chức lễ khai mạc Hội chợ Du lịch Quốc tế TP.HCM - ITE HCMC 2024. Với chủ đề “Du lịch bền vững - Kiến tạo tương lai”, sự kiện hướng đến mục tiêu phát triển du lịch bền vững, bảo vệ môi trường tự nhiên và văn hoá, cụ thể hoá cam kết của Việt Nam trong giảm phát thải bằng 0.

fbytzltw