Khai mạc Phiên họp thứ 34 của Ủy ban Thường vụ Quốc hội

Phiên họp thứ 34 diễn ra trong 3 ngày (11 - 13/6) thực hiện 16 nội dung, gồm: Xem xét, cho ý kiến đối với 8 dự án Luật, 3 dự thảo nghị quyết sẽ trình Quốc hội xem xét, thông qua tại đợt 2 của Kỳ họp thứ 7 và 5 nội dung khác thuộc thẩm quyền của Ủy ban Thường vụ Quốc hội.

Sáng 11/6, tại Nhà Quốc hội, dưới sự chủ trì của Chủ tịch Quốc hội Trần Thanh Mẫn, Ủy ban Thường vụ Quốc hội khai mạc Phiên họp thứ 34.

Phát biểu khai mạc, Chủ tịch Quốc hội Trần Thanh Mẫn cho biết, đây là phiên họp thường kỳ tháng 6 được tổ chức vào thời gian giữa hai đợt của Kỳ họp thứ 7, Quốc hội khóa XV.

Phiên họp dự kiến diễn ra trong 3 ngày (11 - 13/6) thực hiện 16 nội dung, gồm: Xem xét, cho ý kiến đối với 8 dự án Luật, 3 dự thảo nghị quyết sẽ trình Quốc hội xem xét, thông qua tại đợt 2 của Kỳ họp thứ 7 và 5 nội dung khác thuộc thẩm quyền của Ủy ban Thường vụ Quốc hội.

Chủ tịch Quốc hội Trần Thanh Mẫn phát biểu khai mạc phiên họp.
Chủ tịch Quốc hội Trần Thanh Mẫn phát biểu khai mạc phiên họp.

Chủ tịch Quốc hội đánh giá, đợt 1 của Kỳ họp thứ 7 đã thành công tốt đẹp, được cử tri và nhân dân rất quan tâm, theo dõi. Công tác nhân sự được tiến hành kịp thời, đúng quy định, quy trình với số phiếu bầu rất cao. Tòa án nhân dân tối cao, Viện Kiểm sát nhân dân tối cao, các cơ quan liên quan của Chính phủ, các bộ, ngành, các cơ quan thuộc Ủy ban Thường vụ Quốc hội trách nhiệm cao, nội dung được chuẩn bị kỹ lưỡng. Công tác phối hợp kịp thời, hiệu quả hơn.

Đặc biệt, tại Kỳ họp này, việc gửi tài liệu chậm được khắc phục cơ bản, đây là nỗ lực cố gắng của các cơ quan liên quan. Chính phủ đã chỉ đạo quyết liệt, đôn đốc các bộ, ngành gửi tài liệu cho Ủy ban Thường vụ Quốc hội; Hội đồng Dân tộc, các Ủy ban cũng nỗ lực rất cao trong công tác thẩm định. Ủy ban Thường vụ Quốc hội cũng chỉ đạo Tổng Thư ký Quốc hội có tài liệu nào của Chính phủ thì gửi ngay cho đại biểu Quốc hội, có gì bổ sung sẽ gửi tiếp. Hội đồng Dân tộc, các Ủy ban, sau khi thẩm tra, sẽ gửi tiếp tục cho đại biểu. Chính vì vậy, đại biểu Quốc hội có trong tay tài liệu nghiên cứu từ tờ trình, báo cáo, các nội dung liên quan. Không khí thảo luận hội trường, thảo luận tổ, phiên chất vấn sôi nổi, dân chủ, trọng tâm, ngắn gọn, nhiều đại biểu được phát biểu. Nhiều ý kiến sâu sắc, thiết thực trên tinh thần trách nhiệm cao, xây dựng, trình ra giải pháp để phục vụ cho nội dung điều hành kinh tế - xã hội, quốc phòng - an ninh của Chính phủ, các bộ, ngành. Công tác tuyên truyền khá tốt, thông tin kịp thời, đầy đủ diễn biến trước, trong và sau mỗi ngày họp. Công tác phục vụ được Tổng Thư ký Quốc hội trực tiếp chỉ đạo thực hiện chu đáo, an toàn. Quốc hội đã hoàn thành việc thảo luận, cho ý kiến đối với 10 dự án luật, 6 dự thảo nghị quyết, thông qua 2 nghị quyết với phiếu đồng thuận cao.

Tại phiên họp này, Ủy ban Thường vụ Quốc hội sẽ cho ý kiến đối với những dự án, dự thảo có nhiều nội dung lớn, phức tạp, còn nhiều ý kiến khác nhau. Cụ thể, thứ nhất, cho ý kiến về việc giải trình, tiếp thu 8 dự thảo Luật bao gồm Luật Bảo hiểm xã hội (sửa đổi); Luật công nghiệp quốc phòng, an ninh và động viên công nghiệp; Luật Đường bộ; Luật Trật tự an toàn giao thông đường bộ; Luật Thủ đô (sửa đổi); Luật Tổ chức Tòa án nhân dân (sửa đổi); Luật Quản lý, sử dụng vũ khí, vật liệu nổ và công cụ hỗ trợ (sửa đổi); Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Cảnh vệ. Cho ý kiến về 3 dự thảo Nghị quyết gồm Nghị quyết của Quốc hội về thí điểm bổ sung một số cơ chế, chính sách đặc thù phát triển tỉnh Nghệ An; Nghị quyết của Quốc hội về tổ chức chính quyền đô thị và thí điểm một số cơ chế, chính sách đặc thù phát triển thành phố Đà Nẵng; Nghị quyết về Quy hoạch không gian biển quốc gia thời kỳ 2021 - 2030, tầm nhìn đến năm 2050.

Chủ tịch Quốc hội đề nghị Ủy ban Thường vụ Quốc hội xem xét kỹ và thể hiện quan điểm rõ ràng dự án, dự thảo nào đã đảm bảo đủ điều kiện để trình Quốc hội thông qua tại đợt 2 của Kỳ họp, nhất là những dự án có tác động lớn như Luật Bảo hiểm xã hội (sửa đổi) và dự án, dự thảo dự kiến trình Quốc hội thông qua theo quy trình một kỳ họp như: Nghị quyết về Quy hoạch không gian biển quốc gia; Luật quản lý, sử dụng vũ khí, vật liệu nổ và công cụ hỗ trợ (sửa đổi); các Nghị quyết thí điểm của Nghệ An và thành phố Đà Nẵng.

Thứ hai, Ủy ban Thường vụ Quốc hội cho ý kiến về Quy hoạch Thủ đô Hà Nội thời kỳ 2021 - 2030, tầm nhìn đến năm 2050 và Điều chỉnh Quy hoạch chung Thủ đô Hà Nội đến năm 2045, tầm nhìn đến năm 2065 và 2 dự án luật, nghị quyết mà Quốc hội đồng ý bổ sung Chương trình xây dựng luật, pháp lệnh năm 2024 là dự án Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Đất đai số 31/2024/QH15, Luật Nhà ở số 27/2023/QH15, Luật Kinh doanh bất động sản số 29/2023/QH15, Luật Các tổ chức tín dụng số 32/2024/QH15 và dự thảo Nghị quyết của Quốc hội về giảm thuế giá trị gia tăng.

Toàn cảnh phiên họp thứ 34 của Ủy ban Thường vụ Quốc hội.
Toàn cảnh phiên họp thứ 34 của Ủy ban Thường vụ Quốc hội.

Chủ tịch Quốc hội lưu ý, những vấn đề nào đã xin ý kiến cấp có thẩm quyền, cấp thẩm quyền đã cho chủ trương thì bất cứ giá nào chúng ta cũng phải bàn để tháo gỡ khó khăn, vướng mắc, nhất là vấn đề đã được bổ sung vào Chương trình xây dựng luật, pháp lệnh của năm 2024 đã được Quốc hội thông qua. Dự án một luật sửa bốn Luật và việc giảm thuế giá trị gia tăng là những nội dung cấp thiết, đã được Quốc hội, Ủy ban Thường vụ Quốc hội nhất trí, ủng hộ trình thông qua để đáp ứng yêu cầu thực tiễn hiện nay. Đây là những vấn đề chúng ta phải tiếp tục bàn cho kỹ, bảo đảm bảo đúng quy trình, đủ điều kiện, cơ bản đáp ứng được sự lãnh đạo, chỉ đạo, điều hành hiện nay.

Chủ tịch Quốc hội đề nghị các thành viên Ủy ban Thường vụ Quốc hội góp ý cụ thể, cơ quan hoàn thiện hồ sơ đảm bảo chất lượng để trình Quốc hội bổ sung vào chương trình Kỳ họp, xem xét, thông qua theo quy trình một kỳ họp.

Chủ tịch Quốc hội cũng thông tin, Đảng đoàn Quốc hội đã báo cáo, xin ý kiến Bộ Chính trị những vấn đề trên, trên cơ sở ý kiến chính thức của Bộ Chính trị, đề nghị các cơ quan khẩn trương tổ chức thẩm tra theo chức năng, nhiệm vụ.

Thứ ba, Ủy ban thường vụ Quốc hội sẽ xem xét, quyết định 2 nội dung theo thẩm quyền gồm Nghị quyết của Ủy ban Thường vụ Quốc hội về vị trí việc làm các cơ quan thuộc thẩm quyền quản lý của Ủy ban Thường vụ Quốc hội; và phương án sử dụng nguồn tăng thu, tiết kiệm chi thường xuyên của ngân sách trung ương năm 2023.

Một số dự án, dự thảo Luật, Nghị quyết khác sẽ được Ủy ban Thường vụ Quốc hội xem xét, cho ý kiến bằng văn bản.

Phát huy tinh thần, trách nhiệm cao, hiệu quả thực tế từ công tác chỉ đạo, điều hành đến công tác tham mưu, phục vụ của đợt 1 Kỳ họp vừa qua, Chủ tịch Quốc hội đề nghị các Ủy ban của Quốc hội chủ trì nội dung tiếp tục phối hợp chặt chẽ với các cơ quan của Chính phủ, báo cáo ngắn gọn, đi thẳng vào vấn đề cần xin ý kiến Ủy ban Thường vụ Quốc hội. Nêu rõ quan điểm, đề xuất cụ thể phương án và nội dung chỉnh sửa, làm cơ sở cho các cơ quan tiếp thu, chỉnh lý nghiêm túc, đầy đủ, thấu đáo, để tổng hợp báo cáo, xin ý kiến đại biểu Quốc hội.

Một số nội dung các cơ quan của Quốc hội đang nghiên cứu, thẩm tra, nếu đủ điều kiện, bảo đảm chất lượng sẽ xem xét, xin ý kiến Quốc hội, bổ sung vào chương trình của Kỳ họp.

Theo Báo điện tử Đảng Cộng sản Việt Nam

Có thể bạn quan tâm

Tin cùng chuyên mục

Đánh giá kết quả vận động, quản lý và sử dụng Quỹ Đền ơn đáp nghĩa tỉnh Lào Cai

Đánh giá kết quả vận động, quản lý và sử dụng Quỹ Đền ơn đáp nghĩa tỉnh Lào Cai

Chiều 27/9, đồng chí Giàng Thị Dung, Phó Chủ tịch UBND tỉnh, Trưởng Ban Quản lý Quỹ Đền ơn đáp nghĩa tỉnh chủ trì hội nghị đánh giá kết quả vận động, quản lý, sử dụng Quỹ Đền ơn đáp nghĩa tỉnh Lào Cai giai đoạn 2020 - 2024; triển khai phương hướng, nhiệm vụ trong thời gian tới.

Quyết tâm xây dựng Văn Bàn trở thành huyện phát triển khá của tỉnh

Kỷ niệm 77 năm thành lập Đảng bộ huyện Văn Bàn (27/9/1947 - 27/9/2024): Quyết tâm xây dựng Văn Bàn trở thành huyện phát triển khá của tỉnh

Nghị quyết Đại hội Đảng bộ huyện Văn Bàn lần thứ XXI, nhiệm kỳ 2020 - 2025 đã xác định mục tiêu phấn đấu đưa Văn Bàn đến năm 2030 trở thành huyện phát triển khá của tỉnh. Vận dụng thực hiện sáng tạo, đảm bảo cơ chế vận hành “Đảng lãnh đạo, Nhà nước quản lý, Nhân dân làm chủ, đoàn thể tập hợp lực lượng”.

Ban Tổ chức Trung ương thông báo nhanh kết quả Hội nghị Trung ương 10 khóa XIII

Ban Tổ chức Trung ương thông báo nhanh kết quả Hội nghị Trung ương 10 khóa XIII

Sáng 26/9, tại Hà Nội, Ban Tổ chức Trung ương tổ chức hội nghị thông báo nhanh kết quả Hội nghị lần thứ 10 Ban Chấp hành Trung ương Đảng khóa XIII. Đồng chí Hoàng Đăng Quang, Ủy viên Trung ương Đảng, Phó Trưởng ban Thường trực Ban Tổ chức Trung ương dự và thông tin những nội dung căn bản.

Những đảng viên, người có uy tín ở vùng cao Mường Khương ‘‘nói đi đôi với làm’’

Những đảng viên, người có uy tín ở vùng cao Mường Khương ‘‘nói đi đôi với làm’’

Gần gũi, mộc mạc, giản dị như ‘‘cây măng’’ vươn mình lên bầu trời, như ‘‘con suối’’ ngày đêm cung cấp nguồn nước tưới cho đồng ruộng tốt tươi, bằng những việc làm, hành động, họ không quản nắng mưa mang lại cuộc sống tốt đẹp hơn cho đồng bào các dân tộc ở vùng cao Mường Khương. Đó là những bí thư chi bộ, người có uy tín ở khu dân cư, đảng viên trẻ... chiếm trọn tình cảm, sự quý trọng của người dân, đúng như tên gọi­­ bà con gọi: "Cán bộ của... chúng tôi’’.

Lào Cai tổ chức Chương trình truyền hình trực tiếp “Lời tri ân” vào ngày 28/9

Lào Cai tổ chức Chương trình truyền hình trực tiếp “Lời tri ân” vào ngày 28/9

Để cảm ơn tình cảm đặc biệt của lãnh đạo Đảng, Nhà nước, Quốc hội, Chính phủ; các ban, bộ, ngành Trung ương, các địa phương, lực lượng vũ trang và người dân cả nước dành cho tỉnh Lào Cai trong công tác tìm kiếm, cứu nạn, khắc phục hậu quả hoàn lưu bão số 3, Thường trực Tỉnh ủy đã đồng ý chủ trương tổ chức Chương trình truyền hình trực tiếp “Lời tri ân” vào ngày 28/9.

Sự phản động, thù địch của một nhóm người có ảnh hưởng trên không gian mạng

Sự phản động, thù địch của một nhóm người có ảnh hưởng trên không gian mạng

Sự bùng nổ của mạng xã hội (MXH) với khả năng tùy biến, cá nhân hóa và tốc độ truyền tin ngày càng cao mang lại những lợi ích không thể phủ nhận cho cộng đồng. Tuy vậy, với mục đích và ý đồ xấu, một số tổ chức, cá nhân thiếu thiện chí với Việt Nam đang lợi dụng điều này để xây dựng một thế lực ảo-KOLs thù địch, phản động trên không gian mạng.

Lời cảm ơn của Bí thư Tỉnh ủy Lào Cai

Lời cảm ơn của Bí thư Tỉnh ủy Lào Cai

Sáng 24/9, thay mặt Tỉnh ủy - HĐND - UBND - Ủy ban MTTQ - Đoàn đại biểu Quốc hội tỉnh Lào Cai, đồng chí Đặng Xuân Phong, Ủy viên Ban Chấp hành Trung ương Đảng, Bí thư Tỉnh ủy Lào Cai gửi lời cảm ơn về tình cảm đặc biệt của Đảng, Nhà nước, Quốc hội, Chính phủ; lực lượng vũ trang; các địa phương, tập đoàn, doanh nghiệp, các tổ chức, cá nhân hảo tâm trong và ngoài nước dành cho Nhân dân các dân tộc tỉnh Lào Cai trong việc khắc phục hậu quả do hoàn lưu cơn bão số 3 (Yagi) gây ra.

Người “thủ lĩnh” quyết đoán

Người “thủ lĩnh” quyết đoán

Với kinh nghiệm, kiến thức bản địa quý báu trong ứng phó với thảm họa lũ quét, sạt lở đất ở vùng cao, anh Ma A Chính, Bí thư Chi bộ thôn Cô Tông Bản Vàng, xã Bản Cái, huyện Bắc Hà đã quyết đoán đưa toàn bộ 54 hộ dân trong thôn ra đến khu vực an toàn, dựng lán tránh trú.

Mỗi quốc gia đều đóng vai trò quan trọng trong bản giao hưởng lớn của thời đại

Mỗi quốc gia đều đóng vai trò quan trọng trong bản giao hưởng lớn của thời đại

Theo đặc phái viên TTXVN, ngày 24/9 theo giờ địa phương, tại Trụ sở Liên hợp quốc ở New York, Hoa Kỳ, đã diễn ra lễ khai mạc phiên Thảo luận chung cấp cao Đại hội đồng Liên hợp quốc Khóa 79 với chủ đề  "Không để ai bị bỏ lại phía sau: Hành động đoàn kết để thúc đẩy hoà bình, phát triển bền vững, phẩm giá con người vì các thế hệ hôm nay và tương lai".

fbytzltw