Quay vềE-magazineTheo dõi Báo Lào Cai trênGoogle News
Hương trời, vị đất Thẳm Dương

Hương trời, vị đất Thẳm Dương

Thổ nhưỡng, khí hậu cùng tập quán canh tác lâu đời của người Tày, người Thái đã làm nên thứ nếp Khẩu Tan Đón dẻo thơm được công nhận là sản phẩm OCOP 4 sao của vùng đất Thẳm Dương, huyện Văn Bàn.

Khẩu Tan Đón là cái tên mà người Tày, người Thái ở xã Thẳm Dương đặt cho giống lúa nếp trắng, hạt tròn, dẻo thơm gắn liền với câu chuyện nguồn gốc nhuốm màu huyền bí. Cộng đồng dân cư nơi đây vẫn truyền tai nhau câu chuyện bà tiên vì thương dân mà ban cho giống lúa quý. Sau đó, người dân đã mất nhiều công sức tìm vùng đất phù hợp, cuối cùng thành công gieo hạt lúa quý trên cánh đồng ven dòng suối Nậm Con có nguồn nước trong mát. Sau mỗi vụ thu hoạch, người dân lại làm cốm, đồ xôi để tỏ lòng biết ơn bậc tiền nhân đã có công phát hiện ra giống nếp dẻo thơm. Với cộng đồng dân cư nơi đây, nếp Khẩu Tan Đón không chỉ là gạo nếp mà còn là niềm tự hào, là báu vật mà họ luôn gìn giữ.

Giữa tháng 10, khi đất trời đón những cơn gió lạnh đầu mùa là lúc nếp Khẩu Tan Đón vào thời kỳ chắc xanh, hạt thóc vẫn còn ngậm một chút sữa trắng, đúng độ để người Tày, người Thái ở các thôn Bản Ngoang, Bản Thẳm, Bản Bô… của xã Thẳm Dương cắt về làm cốm.

2.jpg

Trong các sản phẩm chế biến từ nếp Khẩu Tan Đón, cốm là món ăn được nhiều người ưa thích. Nhờ bàn tay khéo léo của phụ nữ Tày, Thái, những bông lúa “móc câu” còn ngậm sữa trở thành hạt cốm xanh mỏng, dẻo dai, thơm nhẹ. Mỗi hạt cốm là một “hạt ngọc” được kết tinh từ “hương trời, vị đất” đem đến cho thực khách cảm giác dễ chịu khi thưởng thức trong tiết trời se lạnh.

Chị La Thị Nơi ở thôn Bản Bô chia sẻ: Lúa làm cốm phải đúng độ chắc xanh, ngậm chút sữa mới cho ra được những mẻ cốm dẻo thơm, màu sắc bắt mắt. Nếu lúa non khi giã cốm sẽ bị nát, còn nếu lúa quá già, cốm sẽ cứng, ăn không ngon. Quá trình rang cốm phải canh lửa vừa đủ để hạt cốm chín tới, giữ được màu sắc tự nhiên và độ dẻo…

Không ai biết nếp Khẩu Tan Đón được người Tày, người Thái trồng ở Thẳm Dương từ bao giờ, nhưng ai cũng biết cứ đến mùa này, nhà nào cũng phải làm cốm để mời tổ tiên về chứng kiến và làm quà mời bà con, xóm làng. Ngày nay, cốm được làm từ nếp Khẩu Tan Đón trở thành đặc sản được nhiều người săn lùng, nhiều hộ trong thôn đã làm cốm bán ra thị trường với giá trung bình 100 nghìn đồng/kg.

Nep (1).jpg

Ngoài sử dụng cốm để “ăn chơi” như một món quà vặt, cốm Khẩu Tan Đón còn được những phụ nữ Tày, Thái ở Thẳm Dương chế biến thành những món ăn khác như xôi cốm, chả cốm, bánh cốm nhân thịt lợn bản hấp… Mỗi món ăn có hương vị riêng nhưng dư vị đọng lại với thực khách vẫn là độ dẻo, vị ngọt, mùi thơm đặc trưng của nếp Khẩu Tan Đón.

Ai đã từng một lần thử cốm, xôi và những sản phẩm chế biến từ nếp Khẩu Tan Đón sẽ không bao giờ quên hương vị đặc biệt của nó. Có lẽ do thời gian sinh trưởng kéo dài (hơn các giống lúa khác 2 tháng), lại không được sử dụng nhiều phân bón vì cây lúa cao dễ đổ, gãy, cùng khí hậu thổ nhưỡng riêng của vùng đất này đã giúp nếp Khẩu Tan Đón giữ được “tinh hoa” của đất trời trong từng “hạt ngọc”.

Chị Nguyễn Thị Sen, thôn Bản Bô.

Cốm là thức quà được người Tày, người Thái chế biến để “ăn chơi”, còn gạo nếp Khẩu Tan Đón lại được người tiêu dùng trong và ngoài xã “săn lùng”, tìm mua bởi mùi thơm đặc trưng, khi đồ xôi, làm bánh rất dẻo, có vị ngọt đặc trưng mà không giống nếp nào có được.

Anh Hoa Văn Ngân, Phó Giám đốc Hợp tác xã Thống Nhất, xã Thẳm Dương cho biết: Do chỉ trồng 1 vụ nên sản phẩm lúa, gạo nếp, cốm Khẩu Tan Đón thường xuyên “cháy hàng”. Từ khi được công nhận đạt sản phẩm OCOP 4 sao (năm 2021), nếp Khẩu Tan Đón được người tiêu dùng biết đến nhiều hơn. Mỗi năm, hợp tác xã thu mua hàng chục tấn lúa nếp của người dân để cung ứng ra thị trường với giá trung bình khoảng 45 nghìn đồng/kg gạo. Ngoài sản phẩm chính là gạo nếp Khẩu Tan Đón, hợp tác xã đang nghiên cứu để tung ra thị trường các sản phẩm mới như xôi nếp, bánh chưng, cốm, rượu ngâm đòng lúa… làm đa dạng thêm các sản phẩm từ đặc sản nếp Khẩu Tan Đón.

Nep (2).jpg

Với việc được công nhận là sản phẩm OCOP 4 sao, giá trị thương hiệu của nếp Khẩu Tan Đón ngày càng được nâng lên. Diện tích trồng nếp Khẩu Tan Đón xã Thẳm Dương đến nay đã đạt hơn 80 ha, sản lượng thóc đạt hơn 400 tấn. Nếp Khẩu Tan Đón trở thành cây trồng có giá trị cao, mở ra cơ hội thoát nghèo cho người dân Thẳm Dương. Ước tính mỗi năm nếp Khẩu Tan Đón mang lại nguồn thu khoảng 8 tỷ đồng cho người dân trên địa bàn xã.

Để duy trì và phát triển thương hiệu nếp Khẩu Tan Đón đặc sản, chính quyền và người dân xã Thẳm Dương đã thực hiện nhiều giải pháp để mở rộng diện tích, nâng cao năng suất, chất lượng và làm đa đạng sản phẩm chế biến từ giống nếp quý này.

Chúng tôi kỳ vọng những sản phẩm từ nếp Khẩu Tan Đón sẽ ngày càng “bay xa”, được người tiêu dùng trong và ngoài huyện yêu thích, qua đó thúc đẩy kinh tế địa phương phát triển.

Ông Đỗ Quốc Khánh, Chủ tịch UBND xã Thẳm Dương

Có thể bạn quan tâm

Tin cùng chuyên mục

"Quả ngọt" đơm hoa trên núi đá

"Quả ngọt" đơm hoa trên núi đá

Hơn 10 năm trước, anh Chấu Seo Câu ở thôn Sả Séng là người đầu tiên của xã Tả Ngài Chồ (huyện Mường Khương) chuyển đổi một số diện tích trồng ngô sang trồng quýt sen. Tới nay, gia đình anh Câu có hơn 4 ha quýt, với giá bán trung bình 15.000 đồng/kg, giá trị thu hoạch mỗi vụ đạt khoảng 200 triệu đồng. Hiện, gia đình anh Câu đã thoát nghèo, có cuộc sống ngày càng khấm khá khiến nhiều người dân vùng cao ngưỡng mộ.

Chủ tịch UBND tỉnh Trịnh Xuân Trường làm việc tại xã La Pan Tẩn và xã Tả Thàng (Mường Khương)

Chủ tịch UBND tỉnh Trịnh Xuân Trường làm việc tại xã La Pan Tẩn và xã Tả Thàng (Mường Khương)

Sáng 17/11, đồng chí Trịnh Xuân Trường, Phó Bí thư Tỉnh ủy, Chủ tịch UBND tỉnh cùng đoàn công tác của tỉnh đã đến thăm, làm việc với Đảng ủy, UBND xã La Pan Tẩn và xã Tả Thàng (Mường Khương). Tham gia đoàn công tác có lãnh đạo một số sở, ngành của tỉnh.

Nỗ lực nâng cao đời sống người dân

Nỗ lực nâng cao đời sống người dân

Quan tâm triển khai công tác đầu tư, xây dựng, hoàn thiện cơ sở hạ tầng; tích cực phát triển kinh tế - xã hội, đặc biệt là chuyển đổi tư duy sản xuất nông nghiệp đã góp phần nâng cao chất lượng cuộc sống cho đồng bào các dân tộc vùng cao Si Ma Cai.

Điều chỉnh Chương trình mục tiêu quốc gia phát triển KT-XH vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi

Điều chỉnh Chương trình mục tiêu quốc gia phát triển KT-XH vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi

Nhằm hoàn thiện Báo cáo nghiên cứu khả thi, Thứ trưởng Bộ Kế hoạch và Đầu tư Trần Quốc Phương vừa tiến hành Phiên họp Hội đồng thẩm định nhà nước thẩm định báo cáo nghiên cứu khả thi điều chỉnh Chương trình mục tiêu quốc gia phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi giai đoạn 2021-2030, giai đoạn I: 2021-2025.

Trở thành nông dân Việt Nam xuất sắc từ nghề nuôi cá

Trở thành nông dân Việt Nam xuất sắc từ nghề nuôi cá

Gắn bó với nghề nuôi cá hơn 30 năm, trải qua bao thăng trầm nhưng với niềm đam mê, quyết tâm và sự sáng tạo, anh Nguyễn Văn Hợp, thôn Khởi Khe, thị trấn Nông trường Phong Hải, huyện Bảo Thắng đã trở thành một trong những nông dân Việt Nam xuất sắc năm 2024.

Bài 2: Phát huy tuyên vận trong xây dựng nông thôn mới

"Đất thép" Mường Khương tự tin bước vào thời kỳ mới Bài 2: Phát huy tuyên vận trong xây dựng nông thôn mới

Xác định tuyên vận là cách cụ thể hóa chủ trương, đường lối của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước vào cuộc sống, thời gian qua, huyện Mường Khương đã dành sự ưu tiên xứng đáng công tác tuyên vận đối với chương trình xây dựng nông thôn mới và đạt được hiệu quả rất tích cực.

Đồng bào dân tộc thiểu số ứng dụng khoa học công nghệ cho cây trồng

Đồng bào dân tộc thiểu số ứng dụng khoa học công nghệ cho cây trồng

Những năm qua, việc ứng dụng công nghệ khoa học trong sản xuất nông nghiệp trên địa bàn tỉnh Lào Cai đã có nhiều chuyển biến tích cực, góp phần giúp người nông dân gia tăng giá trị thu nhập trên cùng một diện tích canh tác, cung ứng ra thị trường những sản phẩm bảo đảm an toàn vệ sinh thực phẩm, tạo nên sự đổi thay tích cực từ phương thức canh tác truyền thống.

Tăng cường các biện pháp bảo vệ chim di cư

Tăng cường các biện pháp bảo vệ chim di cư

Từ tháng 9 năm trước đến khoảng tháng 4 năm sau là thời gian các loài chim hoang dã, di cư thường tìm về trú ngụ và kiếm ăn trên các cánh đồng ở một số huyện trên địa bàn tỉnh như Bát Xát, Bảo Thắng, Bảo Yên, thành phố Lào Cai… Đây cũng là thời gian thợ săn tăng cường săn bắt, đánh bẫy chim hoang dã, di cư.

Công tác giảm nghèo ở Bảo Thắng

Công tác giảm nghèo ở Bảo Thắng

Nhiều năm trước, gia đình bà Lương Thị Kim ở thôn Lạng, xã Thái Niên, huyện Bảo Thắng thuộc diện hộ nghèo khi cả 2 vợ chồng sức khỏe yếu, thiếu vốn sản xuất. Được sự động viên của cán bộ rồi thấy bà con trong thôn đều có thu nhập khá nhờ mạnh dạn đầu tư chăn nuôi, sản xuất, gia đình bà quyết tâm thoát nghèo.

fbytzltw