Quay về E-magazine Theo dõi Báo Lào Cai trên Google News
Hoa sen ngát hương trên ruộng lúa

Hoa sen ngát hương trên ruộng lúa

Với quyết tâm phát triển kinh tế, gia đình anh Lùng Đức Hiểu (thôn Nấm Oọc, xã Nấm Lư, huyện Mường Khương) đã chuyển đổi diện tích cấy lúa kém hiệu quả sang trồng sen, đem lại hiệu quả cao.

0:00 / 0:00
0:00
  • Nam miền Bắc
  • Nữ miền Bắc
  • Nữ miền Nam
  • Nam miền Nam

Vào ngày hè nắng gắt cuối tháng 5, chúng tôi có dịp về thăm hồ sen rộng hơn 1 ha ở thôn Nấm Oọc, xã Nấm Lư của gia đình anh Lùng Đức Hiểu. Dẫn chúng tôi thăm hồ sen, anh Hiểu bảo: Quyết định bỏ ruộng lúa sang trồng sen đã thay đổi cuộc sống gia đình tôi. Ở đây bà con đều trồng lúa, vì vậy khi tôi đem sen về trồng, nhiều người lo ngại về mức độ thành công. Khi sen bén rễ, hoa bung nở thơm ngát và cho thu nhập cao thì ai cũng mừng.

11.jpg

Theo anh Hiểu, khu ruộng của gia đình trước đây cấy lúa nhưng vì ruộng trũng nên năng suất không cao, có vụ mất trắng. Đầu năm 2022, sau khi bàn với vợ, anh quyết định đầu tư hơn 100 triệu đồng chuyển đổi từ cấy lúa sang trồng sen. Sau khi tìm hiểu, nhận thấy sen Quan Âm là loại sen có bông to, đẹp, nhiều cánh, hương thơm quyến rũ và lâu tàn, còn sen Juwaba có màu hồng cánh kép, cánh hoa xòe rộng xếp thành từng lớp bao bọc nhụy vàng tạo nên vẻ đẹp thanh thoát, nhẹ nhàng. Đặc biệt, cả 2 giống sen đều dễ trồng, lại có giá trị kinh tế cao nên gia đình anh quyết định đầu tư trồng 2 giống sen này.

Sau tết Nguyên đán, vợ chồng anh Hiểu bắt tay vào việc cải tạo đất, mua giống và vật liệu cần thiết để trồng sen. Tuy nhiên, việc chuyển đổi không theo như mong muốn của vợ chồng anh. Thời gian đầu, mặc dù dày công chăm sóc nhưng cây chậm sinh trưởng, tỷ lệ chết hơn 60%. Không nản, anh tự tìm tòi, học hỏi cách chăm sóc, phòng, trừ sâu bệnh cho cây sen. Sau khi hiểu rõ đặc tính và biết chăm sóc đúng cách, sen bắt đầu cho bông.

0.jpg

Hoa sen Quan Âm và sen Jubawa cho thu hoạch từ tháng 3 đến tháng 10 âm lịch. Điểm hay và nổi bật của việc trồng những loại sen này là thu hoạch hoa hằng ngày. Để cây phát triển tốt, ra nhiều hoa, anh Hiểu thường bổ sung phân bón hữu cơ cho cây 1 lần/tháng. Vào mùa thu hoạch, bất kể mưa hay nắng, cứ sáng sớm là vợ chồng anh lại có mặt ngoài hồ để thu hái bông. Theo anh Hiểu, trồng sen lấy bông cho thu hoạch mỗi ngày. Thêm nữa, trồng sen mất chi phí đầu tư cho lần đầu xuống giống, sau đó chỉ cần chăm sóc và thu hoạch.

15.jpg

Tuy nhiên, vào thời điểm mới trồng hoa, tại địa phương chưa có nhiều người biết đến nên chủ yếu vợ chồng anh Hiểu mang ra chợ tiêu thụ. Thấy khách ít, anh tìm hướng tiêu thụ mới. Với sự am hiểu về mạng xã hội, anh nhận thấy đây là nơi dễ quảng bá sản phẩm đến nhiều người nên cùng vợ chụp ảnh và quay video đăng tải lên Facebook và TikTok. Hiệu quả đã đến ngay sau đó. Từ các tài khoản trên mạng xã hội, khách hàng liên hệ đặt mua hoa nhiều, thậm chí có thời điểm lượng hoa không đủ cung ứng theo nhu cầu khách mua.

12.jpg

Ban đầu, tôi chỉ bán được khoảng 60 - 70 bông mỗi ngày, ngày nhiều nhất cũng chỉ 100 bông. Sau khi đăng lên mạng xã hội, số lượng khách liên hệ đặt mua hoa sen tăng đáng kể, trung bình mỗi ngày tôi bán được 200 bông. Vào những dịp lễ, ngày rằm, mùng 1, gia đình tôi bán khoảng 500 bông mỗi ngày, với giá bán dao động 5.000 - 5.500 đồng/bông.

Anh Lùng Đức Hiểu, thôn Nấm Oọc, xã Nấm Lư, huyện Mường Khương

Nhờ truyền thông tốt trên mạng xã hội, đến nay, anh Hiểu đã có được thị trường tiêu thụ khá rộng. Cũng nhờ mạng xã hội, nhiều người đã biết và tìm đến hồ sen của gia đình anh Hiểu. Không chỉ trồng sen lấy bông, anh Hiểu còn đầu tư tạo cảnh quan phục vụ du khách đến check-in tại hồ sen.

14.jpg

Với sự cần cù và kiên trì, vợ chồng anh Lùng Đức Hiểu đã đưa cây sen bén duyên trên mảnh đất xã Nấm Lư, mang lại hiệu quả kinh tế cao, làm đẹp cảnh quan môi trường, góp phần vào sự phát triển kinh tế - xã hội ở địa phương.

Có thể bạn quan tâm

Tin cùng chuyên mục

Nâng cao đời sống cho đồng bào dân tộc từ phát triển kinh tế rừng

Nâng cao đời sống cho đồng bào dân tộc từ phát triển kinh tế rừng

Bảo Thắng là huyện miền núi biên giới của tỉnh Lào Cai có 20 dân tộc cùng sinh sống. Nhờ sự hỗ trợ từ các chương trình của Chính phủ và chủ trương trồng những cây có giá trị kinh tế cao, vận dụng linh hoạt chính sách giao đất, giao rừng đã tạo động lực phát triển kinh tế - xã hội. Nhờ vậy, từ một huyện khó khăn, đời sống của đồng bào dân tộc thiểu số trên địa bàn huyện Bảo Thắng đã được cải thiện về kinh tế, góp phần bảo vệ môi trường.

Tín dụng chính sách xã hội góp phần tích cực giảm nghèo

Tín dụng chính sách xã hội góp phần tích cực giảm nghèo

Sau 10 năm thực hiện Chỉ thị số 40-CT/TW của Ban Bí thư Trung ương Đảng về tăng cường sự lãnh đạo của Đảng đối với tín dụng chính sách xã hội, nhận thức của cấp ủy, chính quyền, đoàn thể từ cơ sở và người dân được thụ hưởng chính sách vay vốn ưu đãi ở Lào Cai đã có sự chuyển biến rõ rệt, góp phần quan trọng vào công tác giảm nghèo tại địa phương.

Bảo Thắng nâng cao giá trị sản xuất nông nghiệp

Bảo Thắng nâng cao giá trị sản xuất nông nghiệp

Giá trị sản phẩm trên 1 ha đất nông nghiệp của huyện Bảo Thắng 5 tháng đầu năm 2024 đạt 57,6 triệu đồng, tăng 4,6 triệu đồng so với cùng kỳ. Để đạt được kết quả này, địa phương đã triển khai nhiều giải pháp nhằm nâng cao giá trị sản xuất nông nghiệp.

Bản Hồ nỗ lực xây dựng nông thôn mới

Bản Hồ nỗ lực xây dựng nông thôn mới

Bản Hồ là xã vùng 3 của thị xã Sa Pa, có 7 thôn với 611 hộ, chủ yếu là dân tộc Dao (chiếm 42,5%) và dân tộc Tày (chiếm 35%). Thời gian qua, triển khai Chương trình mục tiêu quốc gia xây dựng nông thôn mới, Ban Chỉ đạo xã Bản Hồ đã tích cực tuyên truyền, vận động người dân và huy động sự vào cuộc của cả hệ thống chính trị. Trong năm 2023, xã đạt thêm 3 tiêu chí là quy hoạch, giao thông và y tế.

Giảm phát thải trong canh tác nông nghiệp, thước đo giá trị nông sản

Giảm phát thải trong canh tác nông nghiệp, thước đo giá trị nông sản

Việt Nam đang đối mặt với việc thu hẹp sản xuất liên quan đến chất lượng đất đang bị suy thoái nghiêm trọng. Đây là ý kiến đưa ra tại hội thảo Hiện trạng và định hướng quản lý sức khỏe đất hướng tới sản xuất trồng trọt bền vững do Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn tổ chức mới đây tại TP.HCM.

9X khởi nghiệp từ mô hình nuôi ốc nhồi

9X khởi nghiệp từ mô hình nuôi ốc nhồi

Tự tìm tòi học hỏi, anh Trần Tuấn Anh ở xã Cam Đường (thành phố Lào Cai) đã xây dựng thành công mô hình nuôi ốc nhồi, cung ứng sản phẩm cho nhiều khách hàng trong và ngoài tỉnh, thu về hàng trăm triệu đồng mỗi năm.

Đồng hành với nông dân phát triển sản xuất

Đồng hành với nông dân phát triển sản xuất

Trung tâm Dịch vụ nông nghiệp huyện Bát Xát đã tích cực hỗ trợ, hướng dẫn người dân ứng dụng khoa học - kỹ thuật vào sản xuất, nâng cao chất lượng sản phẩm, tham gia chuỗi giá trị, mở rộng thị trường tiêu thụ nông sản.

Phát triển nuôi cá “nhà giàu” ở Phúc Khánh

Phát triển nuôi cá “nhà giàu” ở Phúc Khánh

Tận dụng tiềm năng, lợi thế tại địa phương, một số hộ dân xã Phúc Khánh (Bảo Yên) đã phát triển nuôi cá tầm bước đầu mang lại hiệu quả, góp phần nâng cao thu nhập và mở ra hướng đi mới cho phát triển kinh tế tại địa phương.

fb yt zl tw