Quay về E-magazine Theo dõi Báo Lào Cai trên Google News
Giáo dục giới tính cho học sinh

Giáo dục giới tính cho học sinh

Những năm gần đây, giáo dục giới tính cho học sinh tại các trường phổ thông được các nhà trường quan tâm, triển khai thông qua chương trình học chính khóa và các buổi ngoại khóa. Qua đó nâng cao kiến thức chăm sóc sức khỏe sinh sản cho học sinh, giúp các em tích lũy kiến thức, kỹ năng cần thiết để bảo vệ bản thân.

Nhằm nâng cao và cung cấp kiến thức cho học sinh nữ về sức khỏe sinh sản vị thành niên, năm học 2022 - 2023, Trường Tiểu học Bắc Lệnh (thành phố Lào Cai) đã thành lập Câu lạc bộ Bạn gái. Thành viên câu lạc bộ là nữ học sinh khối lớp 4, lớp 5, còn giáo viên nữ của trường đóng vai trò là tư vấn viên.

64a15949-453d-49d4-8ac3-9397a196b3a8.jpg

Tham gia câu lạc bộ, học sinh nữ có môi trường sinh hoạt an toàn, lành mạnh để tự tin tương tác, chia sẻ và được giải đáp những băn khoăn “rất con gái”; hiểu, trân trọng bản thân, biết “yêu” và chăm sóc bản thân đúng cách, ứng xử phù hợp trong các mối quan hệ, biết giữ khoảng cách và tôn trọng bạn cùng giới, khác giới.

Câu lạc bộ còn phối hợp với Khoa Sản, Bệnh viện Sản - Nhi tỉnh Lào Cai tổ chức các chương trình ngoại khóa với các nội dung phong phú như tìm hiểu sức khỏe sinh sản vị thành niên, phòng chống xâm hại tình dục, phòng chống buôn bán phụ nữ và trẻ em…

Học sinh ở lứa tuổi tiểu học còn khá rụt rè, ngại trao đổi với mọi người về sự phát triển giới tính. Thông qua câu lạc bộ, các em được tiếp cận các vấn đề giáo dục giới tính dễ dàng hơn. Qua đó góp phần nâng cao nhận thức, thay đổi hành vi về sức khỏe sinh sản, giúp các em có thái độ, hành vi ứng xử phù hợp, từ đó chăm sóc tốt sức khỏe bản thân.

Cô giáo Lê Thị Thu Hường, Chủ nhiệm câu lạc bộ Bạn gái, Trường Tiểu học Bắc Lệnh, thành phố Lào Cai

Buổi chào cờ đầu tuần vừa qua, học sinh Trường THPT số 1 thành phố Lào Cai tham gia chương trình ngoại khóa về giáo dục giới tính và sức khỏe sinh sản vị thành niên với chủ đề “Hiểu biết để trưởng thành”. Đây là chương trình do trường phối hợp với Bệnh viện Sản - Nhi tỉnh Lào Cai tổ chức.

Với cách dẫn dắt tự nhiên, tư vấn theo hình thức trắc nghiệm, đố vui, bác sĩ Trần Văn Tuyển, Phó Trưởng Khoa Phụ (Bệnh viện Sản - Nhi tỉnh) đã giúp học sinh nâng cao kiến thức về chăm sóc sức khỏe sinh sản vị thành niên và những yếu tố ảnh hưởng đến sức khỏe sinh sản như đặc điểm, dấu hiệu của tuổi dậy thì, sự phát triển tâm sinh lý tuổi vị thành niên, giới và giới tính, tình dục an toàn và lành mạnh, hậu quả phá thai ở tuổi vị thành niên, các bệnh lây truyền qua đường tình dục, đặc biệt là lây nhiễm HIV/AIDS… Học sinh đã mạnh dạn, chủ động chia sẻ, tâm sự với bạn bè về những điều thầm kín của tuổi dậy thì.

fd0ac0a1-86aa-4d8e-abf1-1823152ffd8f.jpg

Em rất ngại chia sẻ với bố mẹ về những vấn đề thầm kín. Khi thấy có những thay đổi trong cơ thể, em thường tự lên mạng internet tìm kiếm thông tin hoặc trao đổi với bạn bè cùng trang lứa. Với cách tuyên truyền như hôm nay, em thấy dễ hiểu hơn, dễ nhớ và tự tin chia sẻ những “chuyện khó nói”.

Nguyễn Minh Châu, lớp 12D3, Trường THPT số 1 thành phố Lào Cai cho biết:

Cô giáo Phạm Thị Tuyết Thanh, Hiệu trưởng Trường THPT số 1 thành phố Lào Cai cho biết: Việc giáo dục giới tính và sức khỏe sinh sản vị thành niên được trường tổ chức hằng năm với sự tham gia của các chuyên gia y tế nhằm giúp học sinh tăng cường nhận thức về cơ thể và sức khỏe của bản thân; phòng tránh mang thai ngoài ý muốn và các bệnh lây nhiễm qua đường tình dục; khuyến khích mối quan hệ lành mạnh và tôn trọng lẫn nhau.

9281b1ff-80d4-4074-b981-1bc485ea17c7.jpg

Tại địa bàn vùng cao, tình trạng bạo lực gia đình, xâm hại trẻ em, tỷ lệ tảo hôn và hôn nhân cận huyết thống, sinh con trước 18 tuổi còn cao, vì vậy việc tăng cường kiến thức về giới tính và chăm sóc sức khỏe sinh sản cho học sinh là rất cần thiết.

Đơn cử như tại Trường Phổ thông Dân tộc bán trú THCS Tả Giàng Phình (thị xã Sa Pa) có gần 100% học sinh là người dân tộc thiểu số, chủ yếu là người Mông. Trong khi đó, đồng bào người Mông vẫn tồn tại một số tập tục lạc hậu như tảo hôn, hôn nhân cận huyết thống và việc cưới hỏi vẫn còn nặng nề. Chính vì vậy, công tác giáo dục, truyền thông về giới tính, sức khỏe sinh sản vị thành niên được trường đặc biệt coi trọng nhằm góp phần xây dựng môi trường học đường an toàn. Định kỳ mỗi tuần 1 lần vào buổi ra chơi giữa giờ, trường lại tổ chức chương trình phát thanh học đường cung cấp nhiều thông tin bổ ích, thiết thực cho học sinh. Nội dung chương trình theo từng chủ đề, trong đó có giáo dục kỹ năng sống, giáo dục giới tính, sức khỏe sinh sản vị thành niên.

Hằng tuần, các thành viên Câu lạc bộ Thủ lĩnh của sự thay đổi đều lên kịch bản, lựa chọn những nội dung phù hợp để chia sẻ với các bạn học sinh trong trường về nội dung liên quan đến giới tính, tuổi dậy thì, Luật Hôn nhân và Gia đình, đặc biệt là tảo hôn, kết hôn cận huyết thống.

Em Hạng Thị Tuyết Mây, lớp 9A1, Trường Phổ thông Dân tộc bán trú THCS Tả Giàng Phình (thị xã Sa Pa)

Hiện nay, nội dung giáo dục giới tính đã được nhiều trường học ở Lào Cai triển khai thường xuyên, bài bản. Ngoài lồng ghép trong nội dung các tiết học Sinh học và Khoa học, giáo dục giới tính còn được đưa vào tiết học ngoại khóa tại trường. Điều đặc biệt, nhiều trường học từ cấp mầm non đã bắt đầu giáo dục học sinh những kiến thức cơ bản ban đầu để nhận thức sự khác biệt về giới tính nam - nữ, vùng riêng tư, vùng nhạy cảm của bản thân và quy tắc “5 ngón tay” để bảo vệ bản thân khỏi nguy cơ xâm hại tình dục.

31b451ca-8c31-4efb-949a-9286cb230f18.jpg

Tuy nhiên, để giáo dục giới tính thực sự đạt hiệu quả, bên cạnh trách nhiệm của nhà trường, các bậc phụ huynh cần cởi mở và quan tâm theo dõi sự phát triển, sinh trưởng của con em mình, áp dụng các kiến thức cơ bản để giáo dục giới tính sớm từ những năm học mầm non, tiểu học… giúp trẻ phát triển tốt về thể trạng, tâm sinh lý, chủ động bảo vệ chính bản thân trước những mối nguy hại xung quanh.

Có thể bạn quan tâm

Tin cùng chuyên mục

Áp lực học tập: 'Sát thủ vô hình' của sức khỏe tinh thần học sinh

Áp lực học tập: 'Sát thủ vô hình' của sức khỏe tinh thần học sinh

Kỳ vọng từ gia đình và nhà trường ngày một lớn, nhiều học sinh đã và đang rơi vào trạng thái căng thẳng kéo dài, mất động lực học tập, thậm chí có dấu hiệu trầm cảm, rối loạn lo âu. Các chuyên gia cảnh báo, nếu không có sự thay đổi từ gia đình và nhà trường, hệ lụy tâm lý ở học sinh sẽ ngày càng nghiêm trọng.

Người thầy tận tụy, mẫu mực

Người thầy tận tụy, mẫu mực

Trong 10 năm thực hiện Chỉ thị số 05-CT/TW của Bộ Chính trị về “Đẩy mạnh học tập và làm theo tư tưởng, đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh” toàn tỉnh xuất hiện nhiều tấm gương tiêu biểu trong mọi lĩnh vực của đời sống xã hội.

Điều chỉnh nội dung, hình thức đánh giá cấp quốc gia kết quả học tập của học sinh phổ thông

Điều chỉnh nội dung, hình thức đánh giá cấp quốc gia kết quả học tập của học sinh phổ thông

Bộ Giáo dục và Đào tạo vừa công bố dự thảo Thông tư quy định về đánh giá diện rộng cấp quốc gia chất lượng giáo dục phổ thông, để lấy ý kiến góp ý rộng rãi. Thông tư này được ban hành sẽ thay thế Thông tư 51/2011/TT-BGDĐT ngày 3/11/2011 quy định về đánh giá định kỳ quốc gia kết quả học tập của học sinh trong các cơ sở giáo dục phổ thông.

Tỏa sáng trí tuệ

Tỏa sáng trí tuệ

Trong kỳ thi tuyển sinh vào lớp 10 Trường THPT Chuyên Lào Cai năm học 2025 - 2026, có 10 thủ khoa tiêu biểu ở các môn chuyên. Đây là kết quả của tinh thần học tập nghiêm túc, những ngày tháng miệt mài ôn luyện và sự kiên trì theo đuổi tri thức. Thành tích ấy không chỉ xứng đáng được ghi nhận, mà còn trở thành nguồn cảm hứng cho những thế hệ học sinh tiếp theo - những người đang bắt đầu viết giấc mơ của riêng mình.

Mùa hè ý nghĩa của trẻ em vùng cao

Mùa hè ý nghĩa của trẻ em vùng cao

Mùa hè của trẻ em thành phố là những chuyến du lịch cùng gia đình, về quê nội, ngoại hay khám phá các khu vui chơi cùng bố mẹ. Nhưng với trẻ em vùng cao, mùa hè là khoảng thời gian để giúp đỡ gia đình. Mùa hè với mỗi đứa trẻ đều có ý nghĩa khác nhau, dù đủ đầy hay vất vả, đều là những kỷ niệm đáng nhớ, đem lại nhiều bài học trong cuộc sống sau này.

Miễn, hỗ trợ học phí cho trẻ mầm non, học sinh

Miễn, hỗ trợ học phí cho trẻ mầm non, học sinh

Chủ tịch Quốc hội Trần Thanh Mẫn đã ký chứng thực Nghị quyết số 217/2025/QH15 về miễn, hỗ trợ học phí đối với trẻ em mầm non, học sinh phổ thông, người học chương trình giáo dục phổ thông trong cơ sở giáo dục thuộc hệ thống giáo dục quốc dân.

fb yt zl tw