Gặp mặt 100 đại biểu người có uy tín tiêu biểu dân tộc Mông của các huyện Bát Xát, Mường Khương

Ngày 27/9, Ban Dân vận Tỉnh ủy tổ chức Hội nghị gặp mặt, biểu dương đại biểu người có uy tín tiêu biểu dân tộc Mông huyện Bát Xát, Mường Khương.

0:00 / 0:00
0:00
  • Nam miền Bắc
  • Nữ miền Bắc
  • Nữ miền Nam
  • Nam miền Nam
dv1.JPG
Quang cảnh hội nghị.

Dự hội nghị có lãnh đạo một số ban, ngành, đơn vị của tỉnh, Ủy ban MTTQ Việt Nam tỉnh và các tổ chức đoàn thể chính trị - xã hội cùng 100 đại biểu là người có uy tín đại diện cho đồng bào Mông ở 2 huyện Bát Xát và Mường Khương.

dv2.JPG
Các đại biểu dự hội nghị.

Lào Cai là tỉnh miền núi, biên giới với 25 dân tộc anh em cùng chung sống. Đồng bào Mông trên địa bàn tỉnh có hơn 28.000 hộ với gần 155.000 nhân khẩu, chiếm 23,78% dân số toàn tỉnh, đứng thứ nhất về dân số trong các dân tộc thiểu số. Đồng bào Mông sinh sống ở 9 huyện/thị xã/thành phố, 114 xã/phường/thị trấn với 530 thôn, bản.

dv3.JPG
Lãnh đạo Ban Dân vận Tỉnh ủy phát biểu tại hội nghị.

Vào thời điểm tái lập tỉnh (năm 1991), đời sống đồng bào các dân tộc, trong đó có dân tộc Mông còn nhiều khó khăn, nhiều hộ đói nghèo, nhiều bà con không biết chữ, không nói được tiếng phổ thông… Cùng với sự quan tâm, đầu tư của Đảng và Nhà nước, sự cố gắng, nỗ lực của đồng bào, đến nay 100% đường ô tô đến trung tâm các xã đã được rải nhựa hoặc đổ bê tông; tỷ lệ hộ dân người dân tộc thiểu số, trong đó có đồng bào dân tộc Mông được sử dụng nước sinh hoạt vệ sinh đạt khoảng 96%; tỷ lệ hộ dân được sử dụng điện lưới quốc gia và nguồn điện phù hợp đạt hơn 97%; trẻ trong độ tuổi 4 - 5 tuổi đến trường đạt 99,2%; có hơn 90% người dân trong độ tuổi từ 15 đến 60 có thể đọc, viết tiếng phổ thông…

dv4.JPG
Đại diện Công an tỉnh thông tin một số nội dung tại hội nghị.

Trong công cuộc xây dựng và bảo vệ Tổ quốc, đồng bào Mông có nhiều tấm gương điển hình trong lao động, sản xuất, học tập, công tác, góp phần cùng cộng đồng dân tộc xây dựng Lào Cai ngày càng giàu, đẹp.

dv5.JPG
Lãnh đạo Ban Dân tộc tỉnh thông tin việc thực hiện các chính sách dân tộc trên địa bàn.

Tại hội nghị, các đại biểu được nghe báo cáo, thông tin đánh giá kết quả thực hiện chính sách dân tộc; phát huy vai trò người có uy tín trong việc vận động Nhân dân phát triển kinh tế - xã hội; cải tạo tập quán lạc hậu trong vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi; công tác giữ gìn an ninh trật tự, an toàn xã hội trong vùng đồng bào dân tộc thiểu số…

dv6.JPG
Lãnh đạo Ủy ban MTTQ Việt Nam tỉnh thông tin tại hội nghị.

Theo đánh giá, vùng đồng bào dân tộc Mông ở hai địa phương Bát Xát, Mường Khương dù đã có nhiều đổi thay, chuyển biến tích cực, song vẫn còn nhiều khó khăn, thách thức cần quan tâm giải quyết.

Do vậy, trong thời gian tới, các sở, ban, ngành, Ủy ban MTTQ và các đoàn thể chính trị - xã hội căn cứ chức năng, nhiệm vụ chủ động xây dựng chương trình, kế hoạch công tác tuyên truyền, vận động Nhân dân theo hướng đổi mới nội dung và phương thức. Thường trực các huyện ủy chủ động rà soát, chỉnh sửa, bổ sung kế hoạch tuyên truyền, vận động theo Đề án 17 của Tỉnh ủy về nâng cao hiệu quả công tác chính trị tư tưởng, tuyên truyền, vận động tỉnh Lào Cai giai đoạn 2020 - 2025.

dv7.JPG
Tặng quà người có uy tín tiêu biểu dân tộc Mông của các địa phương.

Đối với các đại biểu người có uy tín, cần tiếp tục gương mẫu đi đầu trong giáo dục con cháu, vận động gia đình, dòng họ và Nhân dân vươn lên trong lao động, sản xuất, giảm nghèo; đẩy lùi các tập quán lạc hậu; gìn giữ, bảo vệ an ninh chính trị, trật tự, an toàn xã hội trên địa bàn…

Tại hội nghị đã nghe nhiều tham luận của các đại biểu ở một số lĩnh vực. Dưới đây là một số tham luận nổi bật:

Từng bước đẩy lùi hủ tục

dv8.JPG
Ông Lý A Vàng
Xã Trung Lèng Hồ, huyện Bát Xát

Trung Lèng Hồ là xã vùng cao đặc biệt khó khăn của huyện Bát Xát với 99,5% là dân tộc Mông. Tổng số hộ nghèo năm 2023 là 293, chiếm 61,9% số hộ của xã, số hộ cận nghèo 94, chiếm 19,8%.

Những năm trước đây, một số hủ tục trong cộng đồng dân tộc Mông vẫn còn nặng nề như tảo hôn; ép cưới; thách cưới cao; trong việc tang, các gia đình có người chết vẫn còn để lâu ngày; đưa người chết đi phơi nắng; tổ chức ăn uống dài ngày...

Để đẩy lùi hủ tục, người có uy tín trong cộng đồng dân tộc Mông phối hợp với các tổ chức đoàn thể của thôn tập trung tuyên truyền, vận động bà con cải tạo các hủ tục với các nội dung ngắn gọn, dễ hiểu, dễ nhớ, dễ vận dụng; tổ chức ký cam kết tới 100% hộ dân về xóa bỏ các hủ tục trong việc cưới, việc tang và không tổ chức cưới tảo hôn cho con. Nhờ đó, nhận thức của bà con được nâng lên, các hủ tục đã từng bước bị xóa bỏ.

Phòng chống tảo hôn trong đồng bào Mông

dv9.JPG
Bà Phàng Thị Mẩy
Xã Cốc Mỳ, huyện Bát Xát.

Cốc Mỳ là xã biên giới còn nhiều khó khăn của huyện Bát Xát, xã gồm 3 dân tộc Kinh, Dao và Mông sinh sống. Trên địa bàn xã, tình trạng tảo hôn chủ yếu xảy ra ở các thôn đồng bào dân tộc Mông.

Trong những năm qua, dưới sự chỉ đạo của cấp ủy, chính quyền, MTTQ, các đoàn thể xã đã đẩy mạnh tuyên truyền các quy định của pháp luật như Luật Hôn nhân và Gia đình; các văn bản về phòng chống tảo hôn và hôn nhân cận huyết thống tới người dân.

Hằng năm, xã tổ chức các hội nghị tuyên truyền, tổ chức gặp mặt các thầy mo, thầy cúng, người có uy tín bàn giải pháp giảm thiểu tình trạng tảo hôn và hôn nhân cận huyết thống. Địa phương xây dựng các mô hình về phòng chống tảo hôn, tuyên truyền, vận động trẻ vị thành niên không sinh con dưới 18 tuổi. Đoàn thanh niên, chi hội phụ nữ thôn thường xuyên tổ chức tuyên truyền và nắm tình hình trong thôn để kịp thời báo cáo giải quyết. Nhờ đó, công tác ngăn chặn tảo hôn ngày càng hiệu quả, đến nay tình hình tảo hôn trên địa bàn xã đã giảm thiểu.

Giữ gìn an ninh trật tự, an toàn xã hội gắn với bảo vệ chủ quyền biên giới quốc gia

dv10.JPG
Ông Ma Seo Phừ 
Xã Nậm Chảy, huyện Mường Khương.

Nậm Chảy là xã vùng cao biên giới thuộc huyện Mường Khương, có đường biên giới tiếp giáp với Trung Quốc dài hơn 17 km, quản lý 19 cột mốc, với 5/11 thôn giáp biên giới.

Xác định rõ vị trí, vai trò của mình, những năm qua, người có uy tín trên địa bàn xã tích cực tuyên truyền, vận động dòng họ và Nhân dân, nhất là người dân ở khu vực biên giới chấp hành nghiêm chủ trương, đường lối của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước và quy định của địa phương; tham gia bảo vệ vững chắc chủ quyền lãnh thổ, an ninh biên giới quốc gia gắn với phát triển kinh tế - xã hội.

Người có uy tín luôn giữ gìn khối đại đoàn kết trong cộng đồng dân cư; chủ động tham gia giải quyết kịp thời những vướng mắc từ cơ sở, không để xảy ra điểm “nóng”; phối hợp với chính quyền trong công tác tuyên truyền, vận động Nhân dân đề cao cảnh giác, kiên quyết đấu tranh, không nghe theo những luận điệu xuyên tạc của thế lực thù địch; cùng với các lực lượng chức năng xây dựng thế trận lòng dân, thế trận an ninh nhân dân, giữ vững bình yên thôn, xóm.

Có thể bạn quan tâm

Tin cùng chuyên mục

Bài 3: Chuyện chưa kể trên đèo Khau Co

Từ Lào Cai đến hầm Đờ - cát Bài 3: Chuyện chưa kể trên đèo Khau Co

Trên hành trình đi theo “dấu chân” những đoàn dân công hỏa tuyến và chiến sĩ Điện Biên năm xưa, từ huyện Văn Bàn, chúng tôi theo Quốc lộ 279 để tới đỉnh đèo Khau Co, điểm di tích lịch sử với những chi tiết rất đỗi hào hùng. Thật xúc động khi được nghe câu chuyện về bước chân gánh gạo của những dân công hỏa tuyến, sự chiến đấu, hi sinh của các chiến sĩ đánh Pháp năm xưa cũng như chuyện giữ rừng, phát triển kinh tế của Nhân dân nơi “cửa gió” hôm nay.

Bài 2: "Giặc đến nhà đàn bà cũng đánh"

Từ Lào Cai đến hầm Đờ - Cát Bài 2: "Giặc đến nhà đàn bà cũng đánh"

Có một dân tộc mà khi Tổ quốc cần là phụ nữ “chân yếu tay mềm” cũng xung phong ra tiền tuyến, họ không trực tiếp chiến đấu thì cũng cố gắng trực tiếp phục vụ đánh giặc. Tỉnh Lào Cai có hàng nghìn người đã tình nguyện tham gia dân công hỏa tuyến, trong đó tỷ lệ phụ nữ rất đông, từng mở đường, làm cầu, phà, tháo ngòi nổ bom cháy chậm của địch, gánh quân lương, vận chuyển vũ khí phục vụ Chiến dịch Điện Biên Phủ.

Chính sách mới có hiệu lực từ tháng 5/2024

Chính sách mới có hiệu lực từ tháng 5/2024

Tiêu chuẩn chức danh công chức lãnh đạo, quản lý trong cơ quan hành chính nhà nước; quy định mới về xét tặng danh hiệu "Nhà giáo nhân dân", "Nhà giáo ưu tú"; cơ chế điều chỉnh mức giá bán lẻ điện bình quân từ 15/5... là những chính sách mới có hiệu lực từ tháng 5/2024.

Bài 1: Cả làng lên đường hỗ trợ đánh giặc

Từ Lào Cai đến hầm Đờ - cát: Bài 1: Cả làng lên đường hỗ trợ đánh giặc

Năm 2024, cả nước hướng về kỷ niệm 70 năm chiến thắng lịch sử Điện Biên Phủ “lừng lẫy năm châu, chấn động địa cầu” (7/5/1954 - 7/5/2024). Nhóm phóng viên Báo Lào Cai theo dấu chân những dân công hỏa tuyến, những chiến sĩ Điện Biên năm xưa trên hành trình từ tỉnh biên giới Lào Cai đến chiến trường Điện Biên Phủ để hiểu hơn một thời hoa lửa, vượt qua bao gian khó, hiểm nguy của các thế hệ cha anh lên đường đánh giặc, giải phóng dân tộc.

Vẹn nguyên ký ức

Vẹn nguyên ký ức


Đã gần 50 năm trôi qua, mặc dù tuổi cao và không còn minh mẫn nhưng ký ức về cuộc chiến đấu giải phóng miền Nam, thống nhất hai miền đất nước, ký ức ngày độc lập vẫn hằn sâu trong tâm trí của các cựu chiến binh khi được sống trong thời khắc lịch sử.

Lào Cai trong Đại thắng mùa Xuân 1975

Lào Cai trong Đại thắng mùa Xuân 1975

Chiến dịch Hồ Chí Minh với đỉnh cao là chiến thắng ngày 30/4 giải phóng hoàn toàn miền Nam có phần đóng góp đáng kể của quân và Nhân dân các dân tộc tỉnh Lào Cai. Đó là đóng góp to lớn về sức người, sức của với tinh thần "tất cả cho tiền tuyến, tất cả cho chiến thắng" để cùng dân tộc làm nên những trang sử mang tầm thời đại.

Thủ tướng kiểm tra hiện trường, đốc thúc nhiều dự án cao tốc trọng điểm

Thủ tướng kiểm tra hiện trường, đốc thúc nhiều dự án cao tốc trọng điểm

Ngày 29/4, Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính và đoàn công tác đi kiểm tra hiện trường, động viên cán bộ, công nhân đang làm việc trên công trường, đốc thúc một số dự án thành phần thuộc tuyến cao tốc Bắc - Nam phía đông giai đoạn 2021-2025, đi qua địa bàn các tỉnh Khánh Hòa, Bình Định, Phú Yên và cao tốc Khánh Hòa - Buôn Ma Thuột.

Hướng về Điện Biên bằng tình yêu thương

Hướng về Điện Biên bằng tình yêu thương

Những ngày này, hơn 5.000 hộ nghèo trên địa bàn tỉnh Điện Biên không chỉ được sống trong những ngày của vinh quang chiến thắng mà còn vui mừng khi được dọn về ở trong những căn nhà mới, những mái ấm đoàn kết từ tình cảm của Nhân dân trên khắp mọi miền Tổ quốc. Chung tay cùng cả nước hướng về Điện Biên, đồng bào các dân tộc Lào Cai đã đóng góp hơn 600 triệu đồng giúp đỡ hộ nghèo xây dựng những căn nhà ấm áp nghĩa tình.

Tổng Bí thư Trần Phú và những chỉ dẫn về xây dựng, chỉnh đốn Đảng

Nhân kỷ niệm 120 năm Ngày sinh Tổng Bí thư Trần Phú: Tổng Bí thư Trần Phú và những chỉ dẫn về xây dựng, chỉnh đốn Đảng

Trọn cuộc đời hoạt động cách mạng sôi nổi và chói sáng, đồng chí Trần Phú - Tổng Bí thư đầu tiên của Đảng đã có vai trò quan trọng trong lãnh đạo cách mạng Việt Nam, đặc biệt trong công tác xây dựng Đảng. Những tư tưởng xuất sắc về xây dựng Đảng về tư tưởng, lý luận, về tổ chức mà Đồng chí đề xuất và lãnh đạo thực hiện vào những năm 30 của thế kỷ XX, vẫn giữ nguyên tính thời sự và cách mạng.

Thủ tướng Phạm Minh Chính dự khánh thành và thông xe đưa vào khai thác 2 đoạn tuyến cao tốc Cam Lâm-Vĩnh Hảo và Diễn Châu-Bãi Vọt

Thủ tướng Phạm Minh Chính dự khánh thành và thông xe đưa vào khai thác 2 đoạn tuyến cao tốc Cam Lâm-Vĩnh Hảo và Diễn Châu-Bãi Vọt

Chiều 28/4, chào mừng kỷ niệm 49 năm Ngày Giải phóng miền nam, thống nhất đất nước (30/4/1975 – 30/4/2024) và 70 năm Chiến thắng lịch sử Điện Biên Phủ (7/5/2024 – 7/5/2024), tại xã Phước Hà, huyện Thuận Nam, tỉnh Ninh Thuận, Thủ tướng Phạm Minh Chính dự lễ khánh thành Dự án đường bộ cao tốc Cam Lâm-Vĩnh Hảo và thông xe đưa vào khai thác Dự án đường bộ cao tốc Diễn Châu-Bãi Vọt.

fb yt zl tw