Doanh nghiệp nước ngoài tin tưởng vào môi trường kinh doanh của Việt Nam

Vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài thực hiện tại Việt Nam 2 tháng đầu năm 2024 ước đạt 2,8 tỷ USD, tăng 9,8% so với cùng kỳ năm trước. Đây là số vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài thực hiện cao nhất của 2 tháng trong 5 năm qua.

Trong số 30 quốc gia và vùng lãnh thổ có dự án đầu tư được cấp phép mới tại Việt Nam trong 2 tháng đầu năm 2024, Singapore là nhà đầu tư lớn nhất với 1,94 tỷ USD, chiếm 53,8% tổng vốn đăng ký cấp mới; tiếp đến là Đặc khu hành chính Hong Kong (Trung Quốc) 460,7 triệu USD, chiếm 12,8%; Nhật Bản 408,4 triệu USD, chiếm 11,4%; Trung Quốc 381,6 triệu USD, chiếm 10,6%; Hàn Quốc 137,9 triệu USD, chiếm 3,8%; Đài Loan 67 triệu USD, chiếm 1,9%.

Theo báo cáo của Tổng cục Thống kê, vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài thực hiện tại Việt Nam trong 2 tháng đầu năm 2024 ước đạt 2,8 tỷ USD, tăng 9,8% so với cùng kỳ năm trước. Đây là số vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI) thực hiện cao nhất của 2 tháng trong 5 năm qua.

Trong đó, Công nghiệp chế biến, chế tạo đạt 2,17 tỷ USD, chiếm 77,5% tổng vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài thực hiện; Hoạt động kinh doanh bất động sản đạt 279,3 triệu USD, chiếm 10%; Sản xuất, phân phối điện, khí đốt, nước nóng, hơi nước và điều hòa không khí đạt 128,4 triệu USD, chiếm 4,6%.

Về việc thu hút đầu tư nước ngoài, Bộ trưởng Bộ Kế hoạch và Đầu tư Nguyễn Chí Dũng nhấn mạnh các đại diện xúc tiến đầu tư cần có cách tiếp cận, phương pháp mới để nâng cao công tác xúc tiến đầu tư; tập trung vào các nhà đầu tư chiến lược, quỹ đầu tư tiềm năng để giới thiệu về tình hình kinh tế - xã hội, tầm vóc, uy tín và thế mạnh về nguồn lực dồi dào của Việt Nam.

Việt Nam tiếp tục là điểm đến hấp dẫn của dòng vốn FDI trong năm 2024.

Tại buổi làm việc giữa Bộ Kế hoạch và Đầu tư và Tổ chức Xúc tiến thương mại Nhật Bản (JETRO) diễn ra vào cuối tháng 2/2024, ông Nakajima Takeo, Trưởng đại diện JETRO tại Hà Nội cho biết, Việt Nam tiếp tục là điểm đến đầu tư triển vọng của các doanh nghiệp Nhật Bản. Về triển vọng lợi nhuận kinh doanh năm 2024, các doanh nghiệp dự báo “cải thiện” đạt 50,4%, dự báo “đi ngang” đạt 41,3% và 8,3% doanh nghiệp cho rằng sẽ “xấu đi”.

Trưởng đại diện JETRO tại Hà Nội cho biết, Việt Nam được nhiều doanh nghiệp Nhật Bản đánh giá là có tình hình chính trị xã hội ổn định, quy mô thị trường, chi phí nhân công rẻ, dễ tuyển dụng nhân lực và chất lượng nhân viên cao.

Đáng chú ý hơn cả, về xu hướng thu mua tại chỗ trong 1-2 năm tới, tỷ lệ doanh nghiệp phản hồi sẽ “mở rộng” tại Việt Nam là 43.2%, cao hơn nhiều so với mức trung bình 28.8% của ASEAN. Xét theo quốc gia và khu vực, tỷ lệ này chỉ sau Ấn Độ và Pakistan, đứng đầu trong khu vực ASEAN.

Trong cuối tháng 2/2024, lãnh đạo Bộ Kế hoạch và Đầu tư đã có buổi tiếp lãnh đạo cấp cao Tập đoàn LEGO. Tại buổi tiếp, Phó Chủ tịch Tập đoàn LEGO Preben Enef cảm ơn sự hỗ trợ, hợp tác của Bộ Kế hoạch và Đầu tư nói riêng và các cơ quan liên quan nói chung và cho biết, dự án của LEGO đang được triển khai theo đúng tiến độ đề ra và dự kiến sẽ hoàn thành giai đoạn quan trọng trong năm 2024.

Ông Preben Enef cho biết thêm, song song với hoạt động xây dựng, LEGO cũng bắt đầu chuẩn bị quá trình tuyển dụng lao động, nhân sự để vận hành nhà máy, góp phần tích cực tạo ra việc làm và nguồn thu đáng kể cho ngân sách. Đồng thời nhấn mạnh sự quan tâm của Tập đoàn trong việc hình thành mô hình nhà ở xã hội ở tỉnh Bình Dương để tạo điều kiện thuận lợi nhất cho quá trình phát triển bền vững tại nước sở tại, cũng như tìm kiếm nguồn nhiên vật liệu phù hợp tại Việt Nam.

Lãnh đạo Tập đoàn LEGO bày tỏ vinh dự và hân hạnh khi nhận được sự quan tâm, phối hợp chặt chẽ của các cơ quan, ban, ngành của Việt Nam; khẳng định Tập đoàn đang và sẽ tích cực quảng bá, chia sẻ tới các nhà đầu tư khác về những điều kiện kinh doanh thuận lợi tại Việt Nam.

Trong buổi làm việc với lãnh đạo Bộ Kế hoạch và Đầu tư hồi đầu năm 2024, ông Choi Joo Ho - Tổng Giám đốc Tổ hợp Samsung Việt Nam cho biết, Samsung vẫn liên tục mở rộng đầu tư tại Việt Nam và trong năm qua đã đầu tư thêm khoảng 1,2 tỷ USD. Samsung đã tập trung vào phát triển ngành công nghiệp hỗ trợ như hỗ trợ đào tạo tư vấn viên, các chuyên gia khuôn mẫu, hợp tác với NIC phát triển và xây dựng nhà máy thông minh.

Thông qua các chương trình hợp tác này, các doanh nghiệp Việt Nam cấp 1 và cấp 2 tham gia vào chuỗi cung ứng của Samsung đã tăng gấp 12 lần, từ 25 doanh nghiệp vào năm 2014 lên 306 doanh nghiệp trong năm 2023.

Ông Choi Joo Hoo chia sẻ, Samsung sẽ tăng cường hợp tác với NIC để vận hành phòng lab về đổi mới sáng tạo, công nghệ thông tin và đào tạo nhân tài công nghệ cũng như hỗ trợ các doanh nghiệp khởi nghiệp; đồng thời bày tỏ mong muốn Chính phủ Việt Nam sẽ tiếp tục cải thiện môi trường kinh doanh và có thêm các chính sách ưu đãi cho doanh nghiệp FDI trong bối cảnh mới.

TTXVN/Báo Tin tức

Có thể bạn quan tâm

Tin cùng chuyên mục

Thu ngân sách nhà nước đạt 67,7% dự toán

Thu ngân sách nhà nước đạt 67,7% dự toán

Tổng thu ngân sách nhà nước tháng 6-2025 ước đạt 176,6 nghìn tỷ đồng, lũy kế tổng thu ngân sách nhà nước 6 tháng đầu năm 2025 đạt 1.332,3 nghìn tỷ đồng, bằng 67,7% dự toán năm và tăng 28,3% so với cùng kỳ năm trước.

Khi các thị trường đầu tư chính đều có dấu hiệu thiếu ổn định, người dân có tâm lý ưu tiên an toàn vốn hơn lợi nhuận kỳ vọng.

Tiền gửi dân cư tăng phản ánh niềm tin của người dân đối với hệ thống ngân hàng

Theo số liệu mới nhất Ngân hàng Nhà nước khu vực IV - Chi nhánh Lào Cai, tiền gửi của dân cư tại các tổ chức tín dụng trên địa bàn Lào Cai đến hết tháng 6/2025 đạt hơn 42.200 tỷ đồng, tăng hơn 2.000 tỷ đồng (tương đương tăng 5,22%) so với cuối năm 2024. Số liệu trên cho thấy người dân vẫn đặt niềm tin và kỳ vọng với hình thức gửi tiết kiệm vào hệ thống ngân hàng.

Đường hoa nông thôn mới ở xã Yên Phú, huyện Văn Yên.

80 năm thành lập Đảng bộ tỉnh Yên Bái (30/6/1945 - 30/6/2025) Chỉ số hạnh phúc – đặc sắc Yên Bái

Đại hội Đảng bộ tỉnh Yên Bái lần thứ XIX, nhiệm kỳ 2020 - 2025 đề ra mục tiêu phát triển nhanh, bền vững theo hướng “Xanh, hài hòa, bản sắc, hạnh phúc”, trong đó đưa chỉ số hạnh phúc vào Nghị quyết Đại hội. Yên Bái cũng là tỉnh đầu tiên trong cả nước đưa chỉ số hạnh phúc vào Nghị quyết Đại hội Đảng.
Ngập lụt trên địa bàn huyện Văn Yên trong cơn bão số 3 (YAGI) năm 2024.

Văn Yên chủ động ứng phó với thiên tai

Trước sự biến đổi ngày càng cực đoan của thời tiết và khí hậu, đặc biệt là mưa lũ, huyện Văn Yên đã triển khai nhiều giải pháp thiết thực, đồng bộ, phát huy phương châm “4 tại chỗ”, từng bước nâng cao năng lực ứng phó và giảm nhẹ rủi ro thiên tai.
Một tuyến đường nông thôn xanh - sạch - đẹp ở xã Mai Sơn.

Lục Yên sáng, đẹp đường điện, đường hoa

Ở huyện Lục Yên, những con đường hoa rực rỡ sắc màu, những tuyến đường điện chiếu sáng thâu đêm không chỉ làm bừng sáng làng quê mà còn thắp lên niềm tin, sự đồng thuận, thể hiện rõ vai trò trung tâm của người dân trong xây dựng nông thôn mới kiểu mẫu.
Nhân dân xã Thành Thịnh (Trấn Yên) thu hoạch lúa xuân.

Thành Thịnh chủ động phòng ngập lũ

Trước mùa mưa bão đang diễn biến phức tạp, với sự chủ động tuyên truyền, vận động, cụ thể, thiết thực theo phương châm “xanh nhà hơn già đồng”, tính đến trung tuần tháng 5, nhân dân xã Thành Thịnh đã gặt xong diện tích lúa xuân.
Nhiều hộ dân ở xã Báo Đáp có nguồn thu ổn định nhờ trồng dâu nuôi tằm.

Quyện hòa ý Đảng - lòng dân

Xác định xây dựng nông thôn mới (NTM) là quá trình lâu dài, có điểm khởi đầu nhưng không có điểm kết thúc, Đảng bộ và nhân dân xã Báo Đáp, huyện Trấn Yên đã kiên trì triển khai nhiều giải pháp sáng tạo, hiệu quả. Với tinh thần chủ động, quyết liệt, Báo Đáp được công nhận là xã NTM tiêu biểu về chuyển đổi số (CĐS) năm 2023 và đạt đô thị loại V vào tháng 8/2024. Những bước tiến này thể hiện rõ sự đổi thay trong tư duy và hành động không chỉ dừng lại ở đầu tư hạ tầng mà còn chuyển mình toàn diện trong sản xuất, đời sống và văn hóa, hướng đến mục tiêu trở thành “miền quê đáng sống”.
fb yt zl tw