Đoàn đại biểu tỉnh dâng hương tưởng niệm các anh hùng liệt sĩ

Nhân kỷ niệm 76 năm ngày Thương binh – Liệt sĩ (27/7/1947 – 27/7/2023), sáng 27/7, Đoàn đại biểu thay mặt Đảng bộ, chính quyền, lực lượng vũ trang và Nhân dân các dân tộc tỉnh Lào Cai do đồng chí Vũ Xuân Cường, Phó Bí thư Thường trực Tỉnh ủy, Chủ tịch HĐND tỉnh làm trưởng đoàn đã đến dâng hương tại Đài tưởng niệm các Anh hùng liệt sĩ tỉnh.

Cùng tham dự có các đồng chí: Hoàng Giang, Phó Bí thư Tỉnh ủy; các đồng chí Thường trực HĐND, UBND, Ủy ban Mặt trận Tổ quốc tỉnh; các đồng chí Ủy viên Ban Thường vụ Tỉnh ủy; Thường trực Đoàn Đại biểu Quốc hội tỉnh; lãnh đạo các sở, ban, ngành, đoàn thể, tổ chức chính trị - xã hội, lực lượng vũ trang tỉnh; lãnh đạo thành phố Lào Cai; Văn phòng Tỉnh ủy, Đoàn Đại biểu Quốc hội, HĐND và UBND tỉnh.

5074.jpg
Quang cảnh lễ dâng hương.
5066.jpg
Phó Bí thư Thường trực Tỉnh ủy Vũ Xuân Cường dâng hoa.

Tại Đài tưởng niệm, trước anh linh các anh hùng liệt sĩ, các đại biểu đã dành phút mặc niệm và thành kính dâng hương bày tỏ lòng tri ân sâu sắc với những đóng góp to lớn của các anh.

5127.jpg
5129.jpg
Các đại biểu dành phút mặc niệm.

Trong các cuộc kháng chiến trường kỳ giải phóng dân tộc, xây dựng và bảo vệ Tổ quốc, những người con ưu tú của tỉnh Lào Cai luôn phát huy truyền thống quê hương cách mạng, hăng hái lên đường ra trận. Các anh đã anh dũng chiến đấu với lời thề “Quyết tử cho Tổ quốc quyết sinh” để bảo vệ vững chắc độc lập, chủ quyền, thống nhất, toàn vẹn lãnh thổ của Tổ quốc. Gương dũng cảm hy sinh của các anh, sống mãi cùng non sông đất nước, sống mãi trong lòng Nhân dân các dân tộc Lào Cai.

5086.jpg
5093.jpg
5103.jpg
5106.jpg
5108.jpg
5111.jpg
Các đại biểu thắp hương bày tỏ lòng tri ân sâu sắc đối với các anh hùng liệt sĩ.

Đảng bộ, chính quyền, Nhân dân các dân tộc Lào Cai mãi mãi tự hào, đời đời ghi nhớ công ơn của các anh hùng liệt sĩ. Các đại biểu nguyện hứa tiếp tục đoàn kết một lòng, thực hiện thắng lợi các nhiệm vụ mà Đảng, Nhà nước và Nhân dân giao phó, xây dựng quê hương Lào Cai ngày càng phát triển giàu mạnh.

Có thể bạn quan tâm

Tin cùng chuyên mục

Cả hệ thống chính trị phải tập trung lãnh đạo, chỉ đạo, điều hành sát sao từng giờ, từng ngày, từng tuần

Cả hệ thống chính trị phải tập trung lãnh đạo, chỉ đạo, điều hành sát sao từng giờ, từng ngày, từng tuần

Đó là chỉ đạo của đồng chí Trịnh Xuân Trường, Bí thư Tỉnh ủy, Chủ tịch UBND tỉnh khi triển khai phương hướng, nhiệm vụ trong quý II và những tháng còn lại của năm 2025 tại Hội nghị lần thứ 21 của Ban Chấp hành Đảng bộ tỉnh khóa XVI, nhiệm kỳ 2020 - 2025.

Ngày 1/4/1975: Giải phóng Phú Yên, Bộ Chính trị chỉ thị "trận quyết chiến chiến lược cuối cùng đã bắt đầu"

ĐẠI THẮNG MÙA XUÂN NĂM 1975: Ngày 1/4/1975: Giải phóng Phú Yên, Bộ Chính trị chỉ thị "trận quyết chiến chiến lược cuối cùng đã bắt đầu"

Trưa ngày 1/4/1975, thị xã Tuy Hòa và toàn tỉnh Phú Yên đã được giải phóng. Bộ Chính trị chỉ thị: “Từ giờ phút này, trận quyết chiến chiến lược cuối cùng của quân và dân ta đã bắt đầu”. Quân đoàn 1 xuất phát hành quân thần tốc vào nam.

Sáp nhập xã, phường: Sự chủ động đi cùng nỗi niềm trăn trở

Sáp nhập xã, phường: Sự chủ động đi cùng nỗi niềm trăn trở

Thực hiện chủ trương sáp nhập, giảm số lượng xã, phường của Trung ương và sự chỉ đạo của tỉnh, thời gian qua các huyện, thị xã, thành phố trên địa bàn tỉnh đã chủ động rà soát, xây dựng các phương án sáp nhập phù hợp. Các phương án đều có sự tính toán về vị trí địa lý, phong tục văn hóa, điều kiện kinh tế - xã hội và những yếu tố đặc thù nhằm đảm bảo các xã, phường mới sau sáp nhập tiếp tục phát triển đồng đều và hài hòa với những định hướng, quy hoạch lớn của những năm trước.

Kỷ niệm 50 năm Ngày giải phóng tỉnh Bình Định

Kỷ niệm 50 năm Ngày giải phóng tỉnh Bình Định

Tối 30/3, tại Quảng trường Nguyễn Tất Thành (thành phố Quy Nhơn), Tỉnh ủy, Hội đồng nhân dân, Ủy ban nhân dân, Ủy ban Mặt trận Tổ quốc Việt Nam tỉnh Bình Định long trọng tổ chức Lễ kỷ niệm 50 năm Ngày giải phóng tỉnh Bình Định (31/3/1975-31/3/2025). Đây là sự kiện chính trị có ý nghĩa đặc biệt quan trọng của Đảng bộ, chính quyền, quân và dân tỉnh Bình Định.

Từ "con đường tơ lụa" trên sông Hồng đến trục động lực kinh tế "chung một dòng sông"

Từ "con đường tơ lụa" trên sông Hồng đến trục động lực kinh tế "chung một dòng sông"

Trong suốt chiều dài lịch sử nhân loại, có nhiều “con đường tơ lụa” được nhắc đến hiện nay, như tuyến đường thương mại Đông - Tây giữa Hy Lạp và Trung Quốc bắt đầu mở trong thế kỷ I và II TCN; hay “con đường tơ lụa” chính đi từ thủ đô của Trung Quốc qua Trung Á đến châu Âu... Và có một “con đường tơ lụa” nổi tiếng trên sông Hồng vẫn chảy suốt từ thời cổ đại đến hôm nay, đang trở thành “con đường tơ lụa” trong thời đại mới.

fb yt zl tw