Quay về E-magazine Theo dõi Báo Lào Cai trên Google News

Để trang phục dân tộc thành sản phẩm du lịch

de-trang-phuc-dan-toc-thanh-san-pham-du-lichzip-1-6491.jpeg

Trang phục các dân tộc thiểu số không chỉ phản ánh đặc trưng văn hóa tộc người mà còn là tài nguyên phát triển du lịch. Tỉnh Lào Cai có 25 dân tộc cùng sinh sống tạo nên sự đa dạng, phong phú trong sắc màu trang phục, trở thành nguồn tài nguyên đầy tiềm năng để khai thác phát triển du lịch.

de-trang-phuc-dan-toc-thanh-san-pham-du-lichzip-2-6900.jpeg

Trang phục là nguồn tài nguyên du lịch nhân văn (du lịch văn hóa), vì vậy cần nghiên cứu, bảo tồn, phát huy trang phục trở thành sản phẩm du lịch. Trang phục mang bản sắc văn hóa tộc người. Mỗi tộc người (mỗi ngành nhóm khác nhau) đều có những đặc điểm trang phục khác nhau. Tính đa dạng của trang phục cũng như tính thẩm mỹ đã tạo nên những vẻ đẹp riêng có. Đơn cử như trang phục dân tộc Mông sử dụng nhiều kỹ thuật tạo hình hoa văn nhất so với các dân tộc ở Việt Nam, đó là các kỹ thuật: Thêu, dệt, ghép vải, ghép kim loại, in sáp ong. Sự phong phú về kỹ thuật không chỉ phản ánh giá trị lịch sử của trang phục mà còn đề cao giá trị thẩm mỹ. Mỗi biểu tượng hoa văn đều phản ánh nét đặc sắc trong nghệ thuật thêu, dệt may, làm trang phục của các dân tộc. Các biểu tượng hoa văn cũng như những đặc trưng về kỹ thuật, màu sắc, hình dáng… đã tạo nét đặc thù trong trang phục. Chính nét đặc thù, tính đa dạng trên trang phục đã tạo sức hút đối với du khách.

de-trang-phuc-dan-toc-thanh-san-pham-du-lichzip-3-6464.jpeg

Khi du khách đến với chợ phiên vùng cao ở Sa Pa, Bắc Hà, Si Ma Cai, Mường Khương... đều bị lôi cuốn bởi vẻ đẹp của hoa văn, màu sắc rực rỡ trên trang phục của đồng bào các dân tộc thiểu số. Những bộ trang phục ấy tạo điểm nhấn, sức hút ở các điểm du lịch trên địa bàn tỉnh. Khi đi chợ phiên, chỉ nhìn vào các sắc màu trang phục, du khách có thể biết rõ huyện đó, vùng đó có bao nhiêu tộc người, bao nhiêu nhóm địa phương, dân tộc sinh sống. Đơn cử như du khách đến Sa Pa không chỉ tận hưởng khí hậu và cảnh quan của núi rừng mà còn chiêm ngưỡng vẻ đẹp độc đáo của các bộ trang phục của các dân tộc: Mông, Dao, Tày, Giáy, Xá Phó.

de-trang-phuc-dan-toc-thanh-san-pham-du-lichzip-5-4008.jpeg

Vì vậy, cần nghiên cứu, xây dựng văn hóa trang phục trở thành sản phẩm đặc thù cho du lịch, trong đó phải tìm hiểu và nghiên cứu đặc điểm của trang phục, nét riêng của trang phục. Người thiết kế sản phẩm, thuyết minh quảng bá sản phẩm cần nắm vững đặc điểm, nguồn gốc, đặc trưng của họa tiết hoa văn, từ đó thiết kế các sản phẩm mang tính độc đáo. Người sản xuất sản phẩm cần giải mã được các biểu tượng nổi bật trong trang phục các dân tộc. Ví dụ như hiểu về truyền thuyết Bàn vương của người Dao đỏ để giải thích họa tiết hoa văn “ấn Bàn vương” phía sau lưng áo nam giới...

de-trang-phuc-dan-toc-thanh-san-pham-du-lichzip-4-9922.jpeg

Ở một số điểm du lịch tại Lào Cai như Cát Cát, Tả Phìn, Nậm Sài (thị xã Sa Pa), Bản Phố (Bắc Hà), Y Tý (Bát Xát)… có đặc điểm chung là khai thác di sản văn hóa của các tộc người, kết hợp với cảnh quan môi trường, xây dựng thành điểm du lịch cộng đồng. Do đó, khi đến các bản vùng cao, du khách sẽ được trải nghiệm các công đoạn làm ra trang phục của dân tộc sinh sống tại bản đó. Ví dụ như đến bản Cát Cát, du khách sẽ được trải nghiệm dệt vải lanh, thêu thổ cẩm, in sáp ong, nhuộm chàm; tự tay thiết kế túi đựng điện thoại, vỏ gối, ba lô… Mỗi người cũng có thể mua cho mình bộ trang phục truyền thống của người Mông Cát Cát.

de-trang-phuc-dan-toc-thanh-san-pham-du-lichzip-6-5936.jpeg

Ở mỗi điểm du lịch, xây dựng các bảo tàng quy mô thích hợp để sưu tầm và trưng bày các nguyên liệu, công cụ sản xuất trang phục cũng như trưng bày các trang phục truyền thống đến các bộ trang phục đương đại. Trong đó, trưng bày các bộ trang phục truyền thống của phụ nữ, nam giới; trang phục của thầy cúng; trang phục trong lễ cưới; trang phục của trẻ em… Bảo tàng trưng bày trang phục có thể là bảo tàng chuyên đề nhưng cũng có khi chỉ làm một phần trong nhà bảo tàng trưng bày văn hóa các dân tộc, thậm chí chỉ là một góc trưng bày gắn với khu trải nghiệm sản xuất trang phục hoặc các quầy bán trang phục. Ngoài ra, cũng cần nghiên cứu, đưa chương trình thi trang phục, liên hoan trang phục truyền thống các dân tộc, festival trang phục truyền thống và đương đại thành các sự kiện mang tính thường xuyên, đáp ứng nhu cầu du khách.

Mỗi điểm du lịch ở Lào Cai cũng nên thiết kế các quầy bán trang phục, cửa hàng bán trang phục dân tộc thiểu số, trong đó cần có tính sáng tạo từ hình thức bán hàng đến thuyết minh, giới thiệu sản phẩm. Người bán hàng cần mặc trang phục truyền thống hoặc trang phục đã cách tân phù hợp với nhu cầu của du khách. Bài thuyết minh phải phân tích được vẻ đẹp cũng như giá trị thẩm mĩ, giá trị lịch sử ẩn tàng trong trang phục. Người bán trang phục vừa bán hàng, vừa là hướng dẫn viên du lịch, vừa là nghệ nhân. Xây dựng kịch bản cho thuê trang phục truyền thống với các chương trình “em là cô dâu người Dao đỏ”, “thiếu nữ Tày cầm đàn trên đỉnh núi”, “cô gái Mông bên khung dệt”… đáp ứng nhu cầu chụp ảnh của du khách.

Để bảo tồn, phát huy, xây dựng trang phục thành các sản phẩm du lịch, đòi hỏi sản phẩm phải chứa đựng được hồn của văn hóa tộc người. Cần điều tra nhu cầu của du khách, định hướng du khách sử dụng các sản phẩm trang phục truyền thống (được thêu dệt, cắt may thủ công). Từ đó, đề cao giá trị truyền thống, thổi hồn dân tộc vào mỗi sản phẩm, tránh tình trạng làm hàng nhái, bán các mặt hàng kém chất lượng, phá vỡ tính nguyên gốc của trang phục truyền thống. Không bán các sản phẩm làm giả truyền thống với sản phẩm trang phục truyền thống.

de-trang-phuc-dan-toc-thanh-san-pham-du-lichzip-7-1447.jpeg

Tài nguyên du lịch về trang phục khó có thể xây dựng độc lập thành các sản phẩm du lịch hấp dẫn, thành những dịch vụ quan trọng như văn hóa ẩm thực, dịch vụ đi lại, dịch vụ lưu trú… Do đó, cần nghiên cứu, xây dựng tài nguyên trang phục các dân tộc kết hợp với các nguồn tài nguyên khác (lễ hội, sinh hoạt văn hóa) tạo thành hệ thống cảnh quan độc lập. Trong đó, cần chú ý đến tính hệ thống và chuỗi sản phẩm, hạn chế việc bán hàng đơn lẻ, không gắn với cảnh quan môi trường và sinh hoạt văn hóa của tộc người.

Tài nguyên trang phục của các dân tộc thiểu số đa dạng, phong phú, giàu giá trị thẩm mỹ, giá trị lịch sử, giá trị sử dụng. Nhưng muốn trở thành sản phẩm du lịch, đòi hỏi phải nắm vững đặc điểm của tài nguyên cũng như hồn văn hóa dân tộc, tính hệ thống của tài nguyên. Đặc biệt, cần chú ý kết hợp giữa nguyên lý bảo tồn, phát huy bản sắc văn hóa dân tộc với sự sáng tạo của lớp trẻ đương đại...

Có thể bạn quan tâm

Tin cùng chuyên mục

“Đi cùng Mây” - đi cùng yêu thương

“Đi cùng Mây” - đi cùng yêu thương

Không bắt đầu bằng hành trình check-in hay cà phê sáng sang chảnh, chuyến đi của nhóm bạn trẻ “đi cùng Mây” khởi đầu bằng… một nồi phở nghi ngút khói giữa vùng cao Bắc Hà. Trong căn bếp mộc mạc ở thôn Pả Chư Tỷ, xã Lùng Phình, những bạn trẻ tự tay nấu từng bát phở nóng để trao tặng các em nhỏ - những đứa trẻ chưa quen với mùi vị của một bữa sáng đủ đầy.

Sống chậm giữa phố biển

Sống chậm giữa phố biển

Đến Nha Trang (Khánh Hòa), đừng chỉ lướt trên bề mặt phố biển, choáng ngợp trước ánh đèn rực rỡ của khách sạn cao tầng dọc đường Trần Phú, Phạm Văn Đồng. Sau những giờ đắm mình trong biển xanh, thỏa sức vui chơi ở VinWonders, bay bổng cùng dù lượn, hãy dành thời gian len lỏi những con phố, hay đến với những vùng quê ở ngoại thành Nha Trang để cảm nhận nhịp sống nhẹ nhàng của phố biển. Vẫn còn có một Nha Trang rất khác, chờ đợi bạn khám phá.

Tài nguyên văn hóa thúc đẩy du lịch phát triển bền vững trong kỷ nguyên mới

Tài nguyên văn hóa thúc đẩy du lịch phát triển bền vững trong kỷ nguyên mới

Tỉnh Yên Bái xác định "du lịch văn hóa" là sản phẩm đặc trưng, phát triển theo hướng lấy bản sắc văn hóa làm cảm xúc chủ đạo, nhân dân làm chủ thể, trải nghiệm du khách làm trung tâm. Do đó, thời gian qua, các cấp chính quyền đã đẩy mạnh tuyên truyền, huy động sự tham gia của cả hệ thống chính trị và người dân trong phát triển sản phẩm du lịch gắn với bảo tồn di sản, hướng tới “biến di sản thành tài sản”, “biến tài nguyên văn hóa, thiên nhiên thành tài nguyên du lịch”.

Sa Pa - "Thụy Sĩ của Việt Nam" gây sốt với du khách Hàn Quốc

Sa Pa - "Thụy Sĩ của Việt Nam" gây sốt với du khách Hàn Quốc

Theo thông tin từ Công ty lữ hành Hana Tour – hãng du lịch lớn nhất Hàn Quốc – lượng đặt tour trọn gói đến Sa Pa (Lào Cai) trong nửa đầu năm 2025 đã tăng tới 333% so với cùng kỳ năm 2024. Đặc biệt, trong tháng 1/2025, lượng khách Hàn đặt tour đến điểm đến vùng cao này tăng vọt 1.138%, đánh dấu mức tăng trưởng kỷ lục. 

Về Thái Nguyên thăm trường dạy làm báo đầu tiên

Về Thái Nguyên thăm trường dạy làm báo đầu tiên

Là căn cứ địa cách mạng, Thái Nguyên có nhiều “địa chỉ đỏ” lưu giữ những giá trị lịch sử, văn hóa của dân tộc. Trong đó, Trường dạy làm báo Huỳnh Thúc Kháng là cơ sở đào tạo báo chí đầu tiên và duy nhất của Việt Nam trong thời kỳ kháng chiến.

Ba lô, máy ảnh và hành trình xuôi ngược sông Hồng

Ba lô, máy ảnh và hành trình xuôi ngược sông Hồng

“Không phải lúc nào người ta cũng có cơ hội để xuôi ngược theo một dòng sông. Nhưng nếu được, hãy đi một lần. Vì đó không chỉ là hành trình về địa lý, với nhà báo đây còn là cơ hội để mình được dấn thân và thể hiện đam mê với nghề” - đó là những dòng tôi viết trong cuốn sổ nhỏ mang theo khi bắt đầu hành trình ngược xuôi theo dòng sông Mẹ.

fb yt zl tw