Quay về E-magazine Theo dõi Báo Lào Cai trên Google News
Đẩy mạnh ứng dụng và phát triển công nghệ số, đổi mới sáng tạo

Đẩy mạnh ứng dụng và phát triển công nghệ số, đổi mới sáng tạo

Chiều 21/2, Ban Chỉ đạo phát triển khoa học, công nghệ, đổi mới sáng tạo và chuyển đổi số tỉnh Lào Cai tổ chức phiên họp lần thứ nhất. Đồng chí Trịnh Xuân Trường, Bí thư Tỉnh ủy, Chủ tịch UBND tỉnh, Trưởng Ban Chỉ đạo chủ trì phiên họp.

baolaocai-br_img-9465.jpg
Các đồng chí Thường trực Tỉnh ủy dự phiên họp.

Tham dự phiên họp có các đồng chí: Vũ Xuân Cường, Phó Bí thư Thường trực Tỉnh ủy, Chủ tịch HĐND tỉnh; Hoàng Giang, Phó Bí thư Tỉnh ủy; các đồng chí Ủy viên Ban Thường vụ Tỉnh ủy, lãnh đạo các sở, ban, ngành thành viên Ban Chỉ đạo, lãnh đạo các huyện, thị xã thành phố.

Theo Kế hoạch Phát triển khoa học, công nghệ, đổi mới sáng tạo và chuyển đổi số tỉnh Lào Cai giai đoạn 2025 - 2030, định hướng đến 2045, Lào Cai phấn đấu thành địa phương tiên phong trong ứng dụng và phát triển công nghệ số, đổi mới sáng tạo, tạo nền tảng vững chắc cho sự phát triển bền vững và hội nhập quốc tế.

baolaocai-br_img-9537.jpg
Quang cảnh phiên họp.

Đến năm 2030, kinh tế số đóng góp tối thiểu 20% GRDP của tỉnh; 100% doanh nghiệp đang hoạt động ứng dụng khoa học, công nghệ, công nghệ số trong sản xuất, kinh doanh và quản trị; 80% giao dịch không dùng tiền mặt trong các hoạt động kinh tế - xã hội.

Phủ sóng mạng 5G tiến tới 6G tại các trung tâm kinh tế, hành chính và khu công nghiệp; xây dựng và vận hành trung tâm dữ liệu cấp tỉnh đạt chuẩn quốc gia, tích hợp công nghệ điện toán đám mây và dữ liệu lớn; triển khai các đô thị thông minh, sử dụng công nghệ IoT và AI để cải thiện quản lý đô thị và cung cấp dịch vụ công.

Tỷ lệ doanh nghiệp có hoạt động đổi mới sáng tạo đạt 30%; phát triển hệ sinh thái khởi nghiệp sáng tạo với ít nhất 20 doanh nghiệp khởi nghiệp đạt thành tựu nổi bật vào năm 2030; thu hút ít nhất 3 tổ chức, doanh nghiệp công nghệ đầu tư nghiên cứu, sản xuất tại Lào Cai.

100% người dân có khả năng tiếp cận và sử dụng dịch vụ công trực tuyến toàn trình; tỷ lệ sử dụng dịch vụ công trực tuyến của người dân và doanh nghiệp đạt trên 80%; tăng cường các nền tảng số trong y tế, giáo dục, văn hóa và các lĩnh vực thiết yếu, nâng cao chất lượng cuộc sống.

Phát triển trung tâm giám sát an ninh mạng của tỉnh, đảm bảo an toàn dữ liệu cá nhân và tổ chức; đào tạo đội ngũ chuyên gia an ninh mạng đủ năng lực bảo vệ hạ tầng số của tỉnh.

Đến năm 2045, kinh tế số chiếm trên 40% GRDP của tỉnh, với hạ tầng số đồng bộ, hiện đại, đáp ứng yêu cầu của một xã hội số hóa toàn diện. Tỉnh Lào Cai trở thành trung tâm phát triển khoa học, công nghệ, đổi mới sáng tạo và chuyển đổi số hàng đầu khu vực miền núi phía Bắc; đạt mức hiện đại hóa cao trong quản lý công, sử dụng các công nghệ tiên tiến như AI, Big Data và blockchain để đưa ra các quyết định chính xác, kịp thời.

baolaocai-br_img-9472.jpg
Đại biểu thảo luận tại phiên họp.

Tại phiên họp, các đại biểu, thành viên ban chỉ đạo đã thảo luận vào Quy chế hoạt động, phân công nhiệm vụ của Ban Chỉ đạo và triển khai một số nhiệm vụ trong thời gian tới; Khung hướng dẫn triển khai Nghị quyết số 57-NQ/TW ngày 22/12/2024 về đột phá phát triển khoa học, công nghệ, đổi mới sáng tạo và chuyển đổi số quốc gia; kế hoạch của UBND tỉnh về phát triển khoa học, công nghệ, đổi mới sáng tạo và chuyển đổi số tỉnh Lào Cai giai đoạn 2025 - 2030, định hướng đến 2045.

Kết luận phiên họp, đồng chí Trịnh Xuân Trường, Bí thư Tỉnh ủy, Chủ tịch UBND tỉnh nhấn mạnh: Nghị quyết số 57-NQ/TW là cơ hội lớn để tỉnh Lào Cai đón đầu xu thế, phát huy tiềm năng, thế mạnh, huy động nguồn lực, đẩy mạnh tăng trưởng, thu hẹp khoảng cách với các tỉnh, thành phát triển của cả nước.

Bí thư Tỉnh ủy, Chủ tịch UBND tỉnh cho rằng, chủ trương của Trung ương đã rõ, chính sách, cơ chế tháo gỡ khó khăn của Quốc hội, Chính phủ đã cụ thể, vấn đề còn lại là chúng ta tổ chức thực hiện ra sao. Vì vậy, trước hết phải có chương trình hành động, phân công nhiệm vụ cụ thể, kế hoạch của từng cơ quan, đơn vị.

baolaocai-br_img-9546.jpg
Bí thư Tỉnh ủy, Chủ tịch UBND tỉnh đề nghị người đứng đầu cấp ủy phải gương mẫu đi đầu trong thực hiện Nghị quyết số 57-NQ/TW, coi đây là nhiệm vụ trọng tâm.

Bí thư Tỉnh ủy, Chủ tịch UBND tỉnh đề nghị người đứng đầu cấp ủy phải trực tiếp chỉ đạo thực hiện Nghị quyết số 57-NQ/TW, coi đây là nhiệm vụ trọng tâm, làm từ trên xuống dưới. Các thành viên Ban Chỉ đạo tỉnh, Bí thư cấp ủy phải là người gương mẫu đi đầu.

Mục tiêu thực hiện Nghị quyết 57 trên địa bàn tỉnh phải gắn với mục tiêu tăng trưởng, đảm bảo an sinh xã hội, giảm nghèo bền vững, nâng cao chỉ số phát triển con người.

Quá trình thực hiện phải đảm bảo sự đồng bộ, đó là: đồng bộ giữa các cơ quan đảng, MTTQ và các đoàn thể, chính quyền; đồng bộ từ tỉnh, huyện đến cơ sở; đồng bộ từ chính quyền số, kinh tế số đến xã hội số; đồng bộ giữa ban hành và thực thi chính sách.

Bí thư Tỉnh ủy, Chủ tịch UBND tỉnh đề nghị các cấp, ngành, địa phương tập trung vào 3 nhiệm vụ chính là: Con người, hạ tầng và cơ chế chính sách. Trong đó, huy động sự vào cuộc của người dân, doanh nghiệp, cán bộ, công chức. Tập trung đầu tư hạ tầng viễn thông, hệ thống đường truyền; cơ chế, chính sách phải có trọng tâm trọng điểm; khuyến khích đổi mới sáng tạo, cơ chế, chính sách phải làm sao hấp thụ được nguồn lực.

Cùng với đó, đẩy mạnh công tác tuyên truyền, tạo đồng thuận trong các tầng lớp Nhân dân.

Có thể bạn quan tâm

Tin cùng chuyên mục

Áp dụng số hóa: Cẩn trọng để giữ tính nguyên bản của lễ hội

Áp dụng số hóa: Cẩn trọng để giữ tính nguyên bản của lễ hội

Mùa lễ hội năm 2025 đã đánh dấu sự chuyển mình mạnh mẽ khi công nghệ số được áp dụng rộng rãi vào các hoạt động tổ chức và quản lý. Không chỉ giúp nâng cao trải nghiệm của du khách, những ứng dụng công nghệ như vé điện tử, thanh toán không tiền mặt, thực tế ảo đã góp phần tạo nên một mùa lễ hội minh bạch, an toàn và hiện đại hơn.

Xung kích trong phong trào “Bình dân học vụ số”

Xung kích trong phong trào “Bình dân học vụ số”

Triển khai phong trào “Bình dân học vụ số”, Hội Liên hiệp Thanh niên Việt Nam các cấp tổ chức nhiều đội hình thanh niên tình nguyện, mở các lớp học, tuyên truyền nâng cao nhận thức, kỹ năng số thiết yếu cho người dân, nhất là người cao tuổi, người ở vùng nông thôn, vùng sâu, vùng xa, người ít tiếp xúc với công nghệ.

AI - Động lực mới để Việt Nam thúc đẩy tăng trưởng kinh tế

AI - Động lực mới để Việt Nam thúc đẩy tăng trưởng kinh tế

Theo Google, trí tuệ nhân tạo (AI) đang trở thành "người hùng" mới của kinh tế Việt Nam khi có tiềm năng đóng góp 79,3 tỷ USD vào năm 2030, tương đương gần 12% GDP. Từ chiến lược quốc gia đến những bước đi của doanh nghiệp công nghệ, Việt Nam không chỉ mơ ước mà đã hành động để biến AI thành động lực tăng trưởng.

Sức trẻ trong phong trào 'Bình dân học vụ số'

Sức trẻ trong phong trào 'Bình dân học vụ số'

Từ những bài học kinh nghiệm của phong trào “Bình dân học vụ”, phát huy truyền thống hiếu học của dân tộc, Hội Liên hiệp Thanh niên Việt Nam các cấp trên cả nước đang sôi nổi triển khai nhiều đội hình thanh niên hỗ trợ, mở các lớp học nâng cao nhận thức, kỹ năng số thiết yếu cho người dân với trọng tâm là người cao tuổi, người dân vùng sâu, vùng xa, vùng nông thôn.

Nỗ lực hỗ trợ người dân tiếp cận dịch vụ công

Nỗ lực hỗ trợ người dân tiếp cận dịch vụ công

Trong bối cảnh chuyển đổi số mạnh mẽ hiện nay, các tổ công nghệ số cộng đồng đóng vai trò rất quan trọng trong hỗ trợ người dân tiếp cận các dịch vụ công trực tuyến, giúp tiết kiệm thời gian, chi phí và nâng cao hiệu quả giải quyết thủ tục hành chính tại các địa phương.

Hiếu PC hướng dẫn thanh thiếu nhi phòng, chống 'chiêu' lừa 'cuộc gọi trắng'

Hiếu PC hướng dẫn thanh thiếu nhi phòng, chống 'chiêu' lừa 'cuộc gọi trắng'

Trong khuôn khổ chương trình ký kết thỏa thuận hợp tác chiến lược "Chống lừa đảo và tăng cường an toàn không gian số" giữa Hội Thanh niên Khuyết tật Việt Nam, Công ty Cổ phần Tập đoàn giải trí Đại Dương (OEG), Doanh nghiệp xã hội Chống lừa đảo (chongluadao.vn) sáng 27/2 tại Hà Nội, chuyên gia Ngô Minh Hiếu (Hiếu PC) đã đưa ra nhiều cảnh báo, hướng dẫn để tránh hậu quả từ các cú click chuột tưởng chừng vô hại.

fb yt zl tw