Đại đoàn kết dân tộc là động lực để phát triển đất nước

Phát huy sức mạnh đại đoàn kết dân tộc vì dân giàu, nước mạnh, xã hội công bằng, dân chủ, văn minh là một trong những động lực quan trọng để phát triển đất nước, là nhân tố quyết định bảo đảm thắng lợi bền vững của sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc. Đây là nhiệm vụ của toàn Đảng, toàn quân và toàn dân ta. Sức mạnh khối đại đoàn kết dân tộc mạnh mẽ bao nhiêu sẽ làm cho nền tảng tư tưởng của Đảng được bảo vệ vững chắc bấy nhiêu.

Thầy và trò Trường phổ thông Vùng cao Việt Bắc (tỉnh Thái Nguyên) trong tiết học thực tế về phát huy sức mạnh đại đoàn kết toàn dân tộc. (Ảnh THẾ ĐẠI)

Thầy và trò Trường phổ thông Vùng cao Việt Bắc (tỉnh Thái Nguyên) trong tiết học thực tế về phát huy sức mạnh đại đoàn kết toàn dân tộc. (Ảnh THẾ ĐẠI)

Đại đoàn kết dân tộc là sự tập hợp, gắn bó mọi giai cấp, dân tộc, tôn giáo, mọi thành phần xã hội nói chung, dù là người Việt Nam ở trong nước hay đang làm ăn, sinh sống ở nước ngoài kết thành một khối thống nhất về tư tưởng, ý chí và hành động.

Đại đoàn kết dân tộc trên cơ sở liên minh giữa giai cấp công nhân với nông dân và trí thức là tư tưởng lớn mang tầm chiến lược, là nguồn sức mạnh làm nên mọi thắng lợi của cách mạng Việt Nam, được Chủ tịch Hồ Chí Minh kính yêu dày công vun đắp, được Đảng chăm lo xây dựng, bảo vệ. Đây chính là vũ khí thần kỳ, được hun đúc và duy trì qua hàng ngàn năm lịch sử tạo nên sức mạnh của đất nước ta, dân tộc Việt Nam ta.

Cũng chính bởi vậy, trong suốt quá trình lịch sử của dân tộc cũng như cách mạng Việt Nam từ khi có Đảng, các thế lực thù địch luôn tìm mọi âm mưu, thủ đoạn thâm độc, quyết liệt chống phá hòng chia rẽ khối đại đoàn kết dân tộc; xuyên tạc nhằm phủ nhận vai trò lãnh đạo của Đảng Cộng sản Việt Nam, hòng xóa bỏ mọi thành quả cách mạng và con đường đi lên chủ nghĩa xã hội của nhân dân ta.

Trải qua gần 40 năm đổi mới đất nước, kế thừa và phát huy sức mạnh tư tưởng đại đoàn kết dân tộc của Chủ tịch Hồ Chí Minh, dưới sự lãnh đạo của Đảng, ngày càng cho thấy "Đoàn kết của ta không những rộng rãi mà còn đoàn kết lâu dài. Đoàn kết là một chính sách dân tộc, không phải là một thủ đoạn chính trị".

Đại đoàn kết dân tộc là tư tưởng chính trị nhất quán và phương pháp cách mạng hoàn toàn đúng đắn. Nhờ đó Đảng đã: "vận động tất cả lực lượng của mỗi một người dân không để sót một người dân nào, góp thành lực lượng toàn dân".

Thực tiễn gần 40 năm đổi mới đất nước cho thấy, đại đoàn kết dân tộc luôn là nhân tố có ý nghĩa quyết định bảo đảm thắng lợi của công cuộc đổi mới xây dựng và bảo vệ Tổ quốc. Đây không chỉ thể hiện việc phát huy có hiệu quả truyền thống đoàn kết, yêu nước của dân tộc Việt Nam ta mà còn chứng tỏ sự nhanh nhạy trong đổi mới tư duy lý luận của Đảng về vấn đề đại đoàn kết dân tộc, bắt đầu từ quan điểm "lấy dân làm gốc", thể hiện bằng việc đổi mới công tác quần chúng của Đảng, mở rộng dân chủ xã hội chủ nghĩa, phát huy quyền làm chủ của nhân dân, tăng cường gắn bó máu thịt giữa Đảng, Nhà nước với nhân dân, tất cả vì sự ấm no, hạnh phúc của nhân dân.

Những năm qua, các thế lực thù địch không ngừng ra sức tuyên truyền chống phá Đảng, Nhà nước, chia rẽ khối đại đoàn kết dân tộc. Bằng rất nhiều thủ đoạn, chúng tìm cách rêu rao chủ nghĩa Mác-Lênin đã lỗi thời, phủ nhận bản chất cách mạng và khoa học của chủ nghĩa Mác-Lênin, từ đó phủ nhận tư tưởng Hồ Chí Minh; các quan điểm, đường lối của Đảng ta, đặc biệt tư tưởng về đại đoàn kết dân tộc.

Nguy hiểm hơn, những tổ chức, đối tượng này thường xuyên lớn tiếng xuyên tạc, vu khống, đẩy mạnh chống phá về mặt tư tưởng, ráo riết thực hiện các thủ đoạn trong chiến lược "diễn biến hòa bình" như cho rằng: Đảng Cộng sản Việt Nam là độc đoán, chuyên quyền, đã lỗi thời không còn đủ sức lãnh đạo cách mạng, lãnh đạo quần chúng nhân dân; phủ nhận vai trò của quần chúng nhân dân; phủ nhận vai trò của Mặt trận Tổ quốc Việt Nam; chia rẽ Đảng với quần chúng nhân dân; kích động các vấn đề dân tộc, tôn giáo...

Trong thời đại công nghiệp 4.0, các thế lực thù địch đã triệt để lợi dụng các mạng xã hội để đăng tải nhiều tin, ảnh, bài viết hoặc dưới dạng tọa đàm, hội thảo, thư ngỏ, phỏng vấn... từ đó đưa các thông tin mập mờ, không chính xác nhằm bôi đen thành tựu, thổi phồng những hạn chế, thiếu sót trong công tác lãnh đạo, quản lý của Đảng, Nhà nước.

Chúng xuyên tạc đường lối, chính sách, pháp luật của Đảng, Nhà nước; kích động, chia rẽ giữa các dân tộc, tôn giáo, gây hoài nghi, phân tâm nhằm tách rời nhân dân khỏi Đảng, mưu đồ làm suy yếu dần, dẫn đến làm tan rã khối đại đoàn kết dân tộc. Hay lợi dụng tình trạng một số địa phương chưa làm tốt, vẫn còn nhiều vướng mắc về vấn đề đất đai, đền bù chưa thỏa đáng, xuất hiện khiếu kiện tập thể đông người như một số tỉnh ở Tây Nguyên, Tây Nam Bộ... các đối tượng chống phá lập tức xuyên tạc rằng, nguyên nhân là do "Đảng độc tài" lãnh đạo; chính sách, pháp luật của Nhà nước là áp đặt, duy ý chí.

Thâm độc hơn, một số thế lực thù địch còn kích động, tìm mọi cách chia rẽ cán bộ với nhân dân; dùng chiêu bài phân hóa dân tộc, gây mâu thuẫn giữa người Kinh với đồng bào dân tộc thiểu số, xuyên tạc Việt Nam không có tự do tín ngưỡng, tôn giáo... Từ đó, bằng nhiều thủ đoạn mưu đồ khoét sâu vào thù hận, xuyên tạc chính sách hòa giải, hòa hợp dân tộc, làm suy giảm lòng tin của quần chúng nhân dân đối với sự lãnh đạo của Đảng, âm mưu phá vỡ khối đại đoàn kết dân tộc.

Qua gần 40 năm đổi mới đất nước, một trong những thành tựu to lớn không thể phủ nhận là dân chủ xã hội chủ nghĩa trên mọi lĩnh vực đời sống xã hội của người dân Việt Nam ngày càng được mở rộng, phát triển. Nhiều chính sách, pháp luật, cơ chế của Đảng, Nhà nước đã giúp mở rộng quyền tự chủ, phát huy tiềm năng các thành phần kinh tế, tạo điều kiện cho các tầng lớp nhân dân được tự do làm ăn, sinh sống theo pháp luật.

Bên cạnh dân chủ về kinh tế, dân chủ về chính trị đã tạo mọi điều kiện cho người dân thực hiện quyền làm chủ của mình thông qua hai phương thức dân chủ trực tiếp và dân chủ gián tiếp (dân chủ qua đại diện) như quyền dân chủ trong ứng cử, bầu cử, trong trao đổi, thảo luận tham gia đóng góp ý kiến với Đảng, Nhà nước...

Song các thế lực thù địch cố tình phủ nhận điều đó. Các đối tượng bám vào việc một số nơi, trong một số lĩnh vực, các hình thức dân chủ trực tiếp và dân chủ qua đại diện hiệu quả chưa cao, còn mang nặng tính hình thức để từ đó thổi phồng, bôi nhọ chế độ, phủ nhận cả nền dân chủ xã hội chủ nghĩa.

Nguy hiểm hơn, chúng lợi dụng chính ngay dân chủ để kích động, gây rối, cố tình đối lập, tách rời dân chủ với kỷ cương, dân chủ với pháp luật, dân chủ với đoàn kết, trong khi ra sức cổ súy cho dân chủ tư sản, các hình thức dân chủ quá trớn, dân chủ cực đoan, gây tâm lý, nhận thức mơ hồ xuyên tạc về một nền dân chủ xã hội chủ nghĩa chân chính ở nước ta.

Mục tiêu cuối cùng của chúng không ngoài mục đích chia rẽ, phá hoại khối đại đoàn kết toàn dân tộc, tách rời mối quan hệ giữa dân chủ với đoàn kết, mưu đồ làm suy yếu và sụp đổ cả chế độ chính trị và nền dân chủ xã hội chủ nghĩa mà chúng ta đã dày công xây dựng.

Để đại đoàn kết dân tộc ở nước ta thật sự là động lực chủ yếu, là vấn đề chiến lược cơ bản, lâu dài, công cuộc phát triển đất nước phải đi đôi với kiên quyết đấu tranh chống lại mọi âm mưu, thủ đoạn thâm độc phá hoại khối đại đoàn kết dân tộc.

Trước tình hình quốc tế và đất nước hiện nay, cần tiếp tục đẩy mạnh công tác tuyên truyền, vận động trong toàn Đảng, toàn quân và toàn dân tiếp tục phát huy truyền thống yêu nước, lòng tự hào dân tộc; ý chí tự lực, tự cường, phát huy sức mạnh đại đoàn kết toàn dân tộc; nâng cao ý thức đại đoàn kết toàn dân tộc là sự nghiệp của toàn dân, sự nghiệp của cả hệ thống chính trị và là công việc, trách nhiệm của mỗi một người dân. Đây chính là cách tốt nhất, có hiệu quả nhất ngăn chặn và đấu tranh chống lại mọi âm mưu của các thế lực thù địch.

Bên cạnh đó, tiếp tục hoàn thiện chính sách, pháp luật và tăng cường công tác quản lý đối với các trang mạng xã hội để một mặt phát huy cao nhất sức mạnh tuyên truyền nhanh, rộng, hiệu quả đường lối của Đảng; chính sách, pháp luật của Nhà nước, những tư tưởng tích cực, giúp lan tỏa cái mới, cái tiến bộ, cái hay, cái đúng; mặt khác kịp thời ngăn chặn, đẩy lùi từ sớm, từ xa các nội dung xấu độc.

Hoàn thiện và nâng cao chất lượng việc xây dựng chính phủ điện tử, chính phủ số và nền kinh tế số, từng bước thực hiện xã hội hóa việc ứng dụng công nghệ thông tin góp phần thúc đẩy phát triển đất nước, đồng thời để đông đảo quần chúng nhân dân biết ứng xử đúng đắn đấu tranh ngăn chặn tin giả, tin xấu độc của các thế lực thù địch. Không ngừng củng cố đại đoàn kết dân tộc gắn với đoàn kết quốc tế, tranh thủ sự ủng hộ của các nước trên thế giới, kết hợp và phát huy sức mạnh dân tộc với sức mạnh thời đại, chủ nghĩa yêu nước với chủ nghĩa quốc tế, độc lập dân tộc gắn liền với chủ nghĩa xã hội.

Theo nhandan.vn

Có thể bạn quan tâm

Tin cùng chuyên mục

[Ảnh] Cây bàng vuông - biểu tượng bất khuất của Trường Sa

[Ảnh] Cây bàng vuông - biểu tượng bất khuất của Trường Sa

Không biết bàng vuông được trồng trên các đảo thuộc Quần đảo Trường Sa từ khi nào nhưng loài cây này đã bén rễ cắm sâu vào đá san hô, hiên ngang vượt qua mọi bão tố, phong ba và đơm hoa kết trái. Sự phát triển mạnh mẽ ấy khiến cây bàng vuông được nhắc đến như biểu tượng cho sức sống mãnh liệt của những người lính hải quân Trường Sa.

Làm sâu sắc quan hệ Đối tác chiến lược toàn diện Việt Nam - Liên bang Nga

Làm sâu sắc quan hệ Đối tác chiến lược toàn diện Việt Nam - Liên bang Nga

Kế thừa truyền thống quan hệ tốt đẹp được nhiều thế hệ lãnh đạo và nhân dân hai nước vun đắp trong 75 năm qua, quan hệ hữu nghị truyền thống và Đối tác chiến lược toàn diện Việt Nam - Liên bang Nga đang tiếp tục đạt được nhiều kết quả rất tích cực, xứng đáng với lịch sử quan hệ giữa hai nước.

Thắm thêm tình hữu nghị

Thắm thêm tình hữu nghị

Dẫu không cùng chung biên giới nhưng 53 năm thiết lập quan hệ ngoại giao giữa Việt Nam và Ấn Độ (1972 - 2025) là sự gắn bó, hợp tác, hữu nghị truyền thống, được các thế hệ lãnh đạo hai nước gìn giữ, vun đắp và liên tục phát triển. Trên cơ sở phát huy những thành tựu đã có, quan hệ Việt Nam - Ấn Độ hướng tới hợp tác sâu rộng hơn nữa trong tương lai.

Thủ tướng đặt 3 câu hỏi tại cuộc đối thoại với 300 thanh niên tiêu biểu

Thủ tướng đặt 3 câu hỏi tại cuộc đối thoại với 300 thanh niên tiêu biểu

Kỷ niệm 94 năm Ngày thành lập Đoàn Thanh niên Cộng sản Hồ Chí Minh (26/3/1931 - 26/3/2025), chiều 24/3, tại Trụ sở Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính chủ trì Hội nghị gặp mặt và đối thoại với thanh niên. Cuộc đối thoại với chủ đề "Thanh niên Việt Nam tiên phong trong phát triển khoa học công nghệ, đổi mới sáng tạo và chuyển đổi số quốc gia".

Thị trấn Bát Xát tổ chức huấn luyện điểm dân quân tự vệ năm 2025

Thị trấn Bát Xát tổ chức huấn luyện điểm dân quân tự vệ năm 2025

Sáng 24/3, UBND xã thị trấn Bát Xát (huyện Bát Xát) tổ chức huấn luyện dân quân tự vệ (DQTV) năm 2025. Đây là xã được Ban Chỉ huy Quân sự huyện Bát Xát chọn tổ chức huấn luyện điểm để các xã, thị trấn, các cơ quan, đơn vị trên địa bàn huyện tham quan, học tập, rút kinh nghiệm trong công tác huấn luyện DQTV năm 2025.

Điểm tựa nơi biên cương

Đoàn Kinh tế - Quốc phòng 345: Điểm tựa nơi biên cương

Được thành lập ngày 11/3/2005, Đoàn Kinh tế - Quốc phòng (KT - QP) 345 trực tiếp quản lý và tổ chức thực hiện dự án xây dựng khu kinh tế - quốc phòng khu vực huyện biên giới Bát Xát; đến năm 2022, đơn vị tiếp tục được giao nhiệm vụ thực hiện mở rộng sang 5 xã biên giới vùng đặc biệt khó khăn của huyện Mường Khương.

Thủ tướng Phạm Minh Chính trao Giải thưởng Gương mặt trẻ Việt Nam tiêu biểu năm 2024

Thủ tướng Phạm Minh Chính trao Giải thưởng Gương mặt trẻ Việt Nam tiêu biểu năm 2024

Tối 23/3, tại Trường quay S14, Đài Truyền hình Việt Nam, Trung ương Đoàn TNCS Hồ Chí Minh, Quỹ Hỗ trợ Tài năng trẻ Việt Nam phối hợp tổ chức Lễ trao Giải thưởng Gương mặt trẻ Việt Nam tiêu biểu năm 2024 với chủ đề “Sứ mệnh vinh quang”. Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính dự, trao giải cho các Gương mặt trẻ tiêu biểu và phát biểu tại buổi lễ.

Thường trực Tỉnh ủy làm việc với Ban Thường vụ Thị ủy Sa Pa

Thường trực Tỉnh ủy làm việc với Ban Thường vụ Thị ủy Sa Pa

Chiều 23/3, tại Tỉnh ủy, Thường trực Tỉnh ủy đã có buổi làm việc với Ban Thường vụ Thị ủy Sa Pa về kết quả thực hiện nhiệm vụ chính trị của thị xã từ đầu nhiệm kỳ đến nay; kết quả thực hiện các kết luận, chỉ đạo của Thường trực, Ban Thường vụ Tỉnh ủy từ đầu nhiệm kỳ 2020 - 2025 đến nay.

Bác Hồ trong trái tim quân dân Trường Sa

Bác Hồ trong trái tim quân dân Trường Sa

Giữa trùng khơi sóng vỗ, nơi tiền tiêu của Tổ quốc, hình ảnh Bác Hồ kính yêu hiện hữu rất gần gũi và ấm áp trong cuộc sống quân dân Trường Sa. Bác như một người thân, luôn bên cạnh, tiếp thêm sức mạnh, niềm tin để những người con đất Việt vững vàng nơi đầu sóng ngọn gió.

“Ngọc càng mài càng sáng”

“Ngọc càng mài càng sáng”

Sinh thời, Chủ tịch Hồ Chí Minh từng khẳng định: “Đạo đức cách mạng không phải trên trời sa xuống. Nó do đấu tranh rèn luyện bền bỉ hàng ngày mà phát triển, củng cố. Cũng như ngọc càng mài càng sáng, vàng càng luyện càng trong”. Lời dạy đó là kim chỉ nam để mỗi đảng viên tự soi, tự sửa, thường xuyên tu dưỡng, rèn luyện đạo đức để xứng đáng với lời tuyên thệ dưới cờ Đảng, xứng đáng với niềm tin Nhân dân.

fb yt zl tw