THU NGÂN SÁCH NHÀ NƯỚC TRÊN ĐỊA BÀN:

Cần nỗ lực lớn

Tính đến hết ngày 30/9/2024, thu ngân sách nhà nước trên địa bàn đạt 7.339 tỷ đồng, bằng 80% dự toán Trung ương giao, bằng 57,3% dự toán UBND tỉnh giao tại Quyết định số 3399/QĐ-UBND ngày 12/12/2023, bằng 143,6% so với cùng kỳ năm trước.

Trong đó, thu nội địa đạt 6.120 tỷ đồng, bằng 79% dự toán Trung ương giao, bằng 61,1% dự toán tỉnh giao, bằng 144,7% so với cùng kỳ năm trước; thu từ hoạt động xuất - nhập khẩu đạt 919 tỷ đồng, bằng 87,5% dự toán Trung ương giao, bằng 39,9% dự toán tỉnh giao, bằng 136,4% so với cùng kỳ năm trước.

Mặc dù số thu ngân sách nhà nước trên địa bàn từ đầu năm đến nay tăng so với cùng kỳ năm 2023, tuy nhiên nhiều yếu tố khó khăn, thậm chí là thách thức để hoàn thành chỉ tiêu đề ra. Trước hết, tiến độ triển khai các dự án công nghiệp chậm, đặc biệt là các dự án khai khoáng và thủy điện do vướng mắc về công tác đền bù giải phóng mặt bằng, thủ tục pháp lý về đất đai. Hoạt động xuất - nhập khẩu chưa tạo nhiều đột phá, còn manh mún, nhỏ lẻ, chưa kết nối doanh nghiệp và các ngành hàng tốt, chi phí logistics còn cao, cửa khẩu số mới ở bước đầu, chưa liên thông toàn diện.

z5946260928320-39f9c0bec24311b0f0c5ffbdfd73864c-582-5260.jpg

Doanh nghiệp hoạt động trên địa bàn tỉnh chủ yếu là doanh nghiệp có quy mô vừa và nhỏ nên khó khăn về vốn, thị trường, sức cạnh tranh thấp; một số doanh nghiệp mặc dù có dự án đầu tư trên địa bàn tỉnh nhưng chưa trực tiếp khai thuế trên địa bàn tỉnh Lào Cai (mà kê khai trên địa bàn có trụ sở chính), hoặc doanh nghiệp xuất - nhập khẩu có sản phẩm xuất khẩu đang thực hiện khai báo thủ tục hải quan ngoài địa bàn tỉnh dẫn đến phân tán nguồn thu của tỉnh.

Các chính sách, văn bản chỉ đạo của Bộ Tài chính, Tổng cục Thuế, Tỉnh ủy, HĐND tỉnh, UBND tỉnh về ưu đãi, miễn giảm, gia hạn nộp thuế kéo dài sang năm 2024 làm giảm thu ngân sách nhà nước trên địa bàn. Tiến độ đấu giá đất còn chậm và chịu ảnh hưởng chung bởi thị trường bất động sản cả nước. Một số dự án, quỹ đất thuộc khu vực dự trữ khoáng sản quốc gia; một số dự án, quỹ đất phải rà soát, thực hiện điều chỉnh quy hoạch (chủ yếu thuộc thẩm quyền cấp huyện); công tác bồi thường, giải phóng mặt bằng còn nhiều vướng mắc. Nhu cầu bố trí vốn cho các dự án trọng điểm, đặc biệt là vốn giải phóng mặt bằng, tái định cư rất lớn trong khi nguồn lực của địa phương còn gặp rất nhiều khó khăn.

z5946260928318-114fb63b394a63a3f52529a6565ccc0c-5947-8998.jpg

Đầu năm 2024 do ảnh hưởng hạn hán, lượng mưa thấp tiếp tục ảnh hưởng đến sản lượng sản xuất thủy điện. Vì vậy, số thu ngân sách nhà nước từ các doanh nghiệp thủy điện giảm mạnh so với cùng kỳ năm 2023. Đặc biệt, tác động hoàn lưu bão số 3 (Yagi) gây thiệt hại nặng nề đến đời sống và sản xuất, dự kiến giảm thu ngân sách nhà nước lên tới 180 tỷ đồng. Trong đó, giảm thu ngân sách nhà nước đối với các thủy điện khoảng 50 tỷ đồng; giảm 60 tỷ đồng đối với khai thác, sản xuất quặng đồng; lượng khách du lịch giảm 40% dẫn đến giảm thu ngân sách nhà nước khoảng 10 tỷ đồng. Các đơn vị khác (du lịch, dịch vụ ăn uống, lưu trú, xây dựng...) bị thiệt hại nặng nề về cơ sở vật chất, nhiều khách du lịch hủy đặt tour; nhiều cơ sở du lịch phải đóng cửa để khắc phục hậu quả không đón được khách; các công trình xây dựng chậm tiến độ thi công theo kế hoạch khiến giảm thu ngân sách nhà nước khoảng 30 tỷ đồng.

Bên cạnh đó, các chi phí tổn thất do thiên tai, bão lũ, chi hỗ trợ thiên tai nếu đáp ứng về các khoản chi được trừ theo quy định của Luật Thuế thu nhập doanh nghiệp thì đơn vị được trừ khi xác định thuế thu nhập doanh nghiệp phải nộp sẽ làm giảm thu thuế thu nhập doanh nghiệp khoảng 30 tỷ đồng. Mặt khác, ngân sách địa phương phải ưu tiên để khắc phục hậu quả do thiên tai sẽ làm giảm nguồn lực đầu tư phát triển kinh tế - xã hội trên địa bàn, qua đó ảnh hưởng đến nguồn thu của tỉnh.

Do vậy, để hoàn thành dự toán thu ngân sách nhà nước năm 2024, theo ông Ngô Đức Ảnh, Giám đốc Sở Tài chính, cần phải nỗ lực lớn, quyết tâm cao. Theo đó, Sở Tài chính đẩy mạnh việc thực hiện đấu giá thu tiền sử dụng đất, tiền thuê đất theo kế hoạch đã được UBND tỉnh phê duyệt. Rà soát các quỹ đất, trụ sở cũ của các cơ quan, trình UBND tỉnh bổ sung quỹ đất vào kế hoạch khai thác năm 2024. Thực hiện tiết kiệm chi ngân sách nhà nước, cắt giảm thêm 5% dự toán chi thường xuyên so với dự toán được giao để đầu tư cho hạ tầng chiến lược, y tế, giáo dục, biến đổi khí hậu và an sinh xã hội.

z5953620383071-62b7f70f595cb077405d3c8de4f7741d-512-9579.jpg

Cơ quan thuế tăng cường, rà soát chống thất thu ngân sách nhà nước trên một số lĩnh vực; đồng thời rà soát việc lập bộ sổ thuế đối với hộ kinh doanh tại từng địa bàn, đảm bảo 100% người nộp thuế có hoạt động sản xuất, kinh doanh được đưa vào quản lý… phấn đấu đạt và vượt dự toán tỉnh giao 7.200 tỷ đồng.

Các huyện, thị xã, thành phố tăng cường quản lý công tác thu đảm bảo theo dự toán tỉnh đã giao. Trong đó, tăng tỷ trọng thu nội địa trong tổng thu ngân sách nhà nước trên địa bàn; tăng tỷ trọng thu từ thuế phí và thu khác trong tổng thu nội địa. Nuôi dưỡng, phát triển nguồn thu, đặc biệt là các nguồn thu ổn định, có tính bền vững. Tiếp tục khai thác có hiệu quả nguồn thu tiền sử dụng đất, coi đây là nguồn lực quan trọng để đẩy nhanh tiến độ thực hiện các dự án trọng điểm trong kế hoạch đầu tư công trung hạn. Tăng cường kỷ cương, kỷ luật ngân sách; ưu tiên nguồn lực thực hiện các nhiệm vụ trọng tâm và chính sách an sinh, xã hội.

Có thể bạn quan tâm

Tin cùng chuyên mục

Giải ngân vốn đầu tư công chuyển biến rõ rệt nhờ loạt giải pháp quyết liệt

Giải ngân vốn đầu tư công chuyển biến rõ rệt nhờ loạt giải pháp quyết liệt

Bộ Tài chính cho biết, công tác phân bổ và giải ngân kế hoạch đầu tư vốn ngân sách nhà nước năm 2025 đang được triển khai tích cực, bám sát mục tiêu, định hướng đề ra; trong đó, tiến độ giải ngân vốn đầu tư công đã có chuyển biến rõ rệt nhờ hàng loạt giải pháp tháo gỡ khó khăn và sự chỉ đạo quyết liệt của Chính phủ.

Chi nhánh Ngân hàng Chính sách xã hội tỉnh ký kết ủy thác cho vay hộ nghèo và các đối tượng chính sách

Chi nhánh Ngân hàng Chính sách xã hội tỉnh ký kết ủy thác cho vay hộ nghèo và các đối tượng chính sách

Ngày 9/7, Chi nhánh Ngân hàng Chính sách xã hội tỉnh Lào Cai tổ chức Hội nghị triển khai văn bản thỏa thuận và ký kết văn bản liên tịch về việc thực hiện ủy thác cho vay hộ nghèo và các đối tượng chính sách và triển khai nhiệm vụ những tháng còn lại của năm 2025.

Vì sao lãi suất ngân hàng giảm liên tiếp?

Vì sao lãi suất ngân hàng giảm liên tiếp?

Theo Ngân hàng Nhà nước, lãi suất là yếu tố quan trọng trong việc duy trì sức mạnh của một đồng tiền. Thời gian qua, thực hiện chỉ đạo của Chính phủ về việc giảm lãi suất cho vay để đảm bảo tăng trưởng kinh tế, Ngân hàng Nhà nước chỉ đạo các tổ chức tín dụng tiết giảm chi phí, giảm lãi suất cho vay .

Thu ngân sách nhà nước đạt 67,7% dự toán

Thu ngân sách nhà nước đạt 67,7% dự toán

Tổng thu ngân sách nhà nước tháng 6-2025 ước đạt 176,6 nghìn tỷ đồng, lũy kế tổng thu ngân sách nhà nước 6 tháng đầu năm 2025 đạt 1.332,3 nghìn tỷ đồng, bằng 67,7% dự toán năm và tăng 28,3% so với cùng kỳ năm trước.

Khi các thị trường đầu tư chính đều có dấu hiệu thiếu ổn định, người dân có tâm lý ưu tiên an toàn vốn hơn lợi nhuận kỳ vọng.

Tiền gửi dân cư tăng phản ánh niềm tin của người dân đối với hệ thống ngân hàng

Theo số liệu mới nhất Ngân hàng Nhà nước khu vực IV - Chi nhánh Lào Cai, tiền gửi của dân cư tại các tổ chức tín dụng trên địa bàn Lào Cai đến hết tháng 6/2025 đạt hơn 42.200 tỷ đồng, tăng hơn 2.000 tỷ đồng (tương đương tăng 5,22%) so với cuối năm 2024. Số liệu trên cho thấy người dân vẫn đặt niềm tin và kỳ vọng với hình thức gửi tiết kiệm vào hệ thống ngân hàng.

Đường hoa nông thôn mới ở xã Yên Phú, huyện Văn Yên.

80 năm thành lập Đảng bộ tỉnh Yên Bái (30/6/1945 - 30/6/2025) Chỉ số hạnh phúc – đặc sắc Yên Bái

Đại hội Đảng bộ tỉnh Yên Bái lần thứ XIX, nhiệm kỳ 2020 - 2025 đề ra mục tiêu phát triển nhanh, bền vững theo hướng “Xanh, hài hòa, bản sắc, hạnh phúc”, trong đó đưa chỉ số hạnh phúc vào Nghị quyết Đại hội. Yên Bái cũng là tỉnh đầu tiên trong cả nước đưa chỉ số hạnh phúc vào Nghị quyết Đại hội Đảng.
Ngập lụt trên địa bàn huyện Văn Yên trong cơn bão số 3 (YAGI) năm 2024.

Văn Yên chủ động ứng phó với thiên tai

Trước sự biến đổi ngày càng cực đoan của thời tiết và khí hậu, đặc biệt là mưa lũ, huyện Văn Yên đã triển khai nhiều giải pháp thiết thực, đồng bộ, phát huy phương châm “4 tại chỗ”, từng bước nâng cao năng lực ứng phó và giảm nhẹ rủi ro thiên tai.
fb yt zl tw