Các địa phương tập trung ứng phó nguy cơ mưa lũ, sạt lở đất, lũ ống, lũ quét

Chủ tịch UBND tỉnh vừa phát đi Công điện 08/CĐ-UBND về việc tập trung ứng phó nguy cơ mưa lũ, sạt lở đất, lũ ống, lũ quét trên địa bàn tỉnh.

z5701797521794_864bcf233a0db0c1e5a49e9a19a6fe5c.jpg
Trong những ngày tới, nguy cơ xảy ra lũ ống, lũ quét và sạt lở đất rất cao.

Công điện nêu rõ, theo dự báo của Trung tâm Dự báo khí tượng - thủy văn quốc gia, từ đêm ngày 11 đến ngày 15/8, tại Bắc Bộ có khả năng xuất hiện đợt mưa lớn với tổng lượng mưa phổ biến 100 - 250 mm, có nơi trên 400 mm. Do vừa qua liên tục có mưa lớn kéo dài, đất đã bão hòa nước, nước trên các sông, suối đang ở mức cao nên khả năng cao sẽ xuất hiện lũ, đặc biệt nguy cơ rất cao xảy ra lũ ống, lũ quét, sạt lở đất tại khu vực miền núi, trung du và các vùng sườn dốc, ngập lụt sâu tại các khu vực thấp, trũng, đô thị.

Để chủ động ứng phó với đợt mưa lũ lớn, sạt lở đất, đá, lũ ống, lũ quét có thể xảy ra trên địa bàn tỉnh Lào Cai, Chủ tịch UBND tỉnh yêu cầu:

Các sở, ban, ngành của tỉnh; thành viên Ban Chỉ huy chống thiên tai và tìm kiếm cứu nạn tỉnh; Chủ tịch UBND các huyện, thị xã, thành phố không được lơ là, chủ quan, đồng thời quán triệt, thực hiện nghiêm chỉ đạo của Chủ tịch UBND tỉnh tại các văn bản, kế hoạch, phương án đã ban hành từ đầu năm đến nay... với tinh thần khẩn trương nhất, quyết liệt, kịp thời, hiệu quả, không để bị động, bất ngờ trong ứng phó với thiên tai, đặc biệt là nguy cơ mưa lũ, sạt lở đất, đá, lũ quét, lũ ống nhằm bảo đảm an toàn tuyệt đối tính mạng, hạn chế thiệt hại về tài sản của Nhân dân và Nhà nước.

Chủ tịch UBND các huyện, thị xã, thành phố có trách nhiệm: Theo dõi chặt chẽ bản tin dự báo thời tiết, diễn biến thiên tai, mưa lũ trên địa bàn; chỉ đạo, triển khai công tác ứng phó kịp thời, hiệu quả theo phương châm “bốn tại chỗ”, trong đó đặc biệt lưu ý công tác truyền thông, tăng thời lượng trên các phương tiện thông tin đại chúng bảo đảm mọi người dân (nhất là người dân ở vùng sâu, vùng xa, đồng bào dân tộc thiểu số) nắm được thông tin về nguy cơ mưa lũ, sạt lở đất, lũ quét.

Rà soát, bổ sung lực lượng canh gác, kiểm soát, hướng dẫn, hỗ trợ bảo đảm an toàn giao thông qua các ngầm tràn, khu vực bị sạt lở hoặc có nguy cơ sạt lở, khu vực bị ngập sâu, nước chảy xiết, kiên quyết không cho người và phương tiện qua lại nếu không bảo đảm an toàn.

Tổ chức rà soát kỹ các khu dân cư, kịp thời phát hiện các khu vực có nguy cơ mất an toàn, nhất là các khu có nguy cơ xảy ra sạt lở đất, lũ quét, lũ ống, ngập sâu; chủ động bố trí lực lượng, phương tiện kiên quyết di dời dân ra khỏi khu vực nguy hiểm, có nguy cơ xảy ra sạt lở, lũ ống, lũ quét nhằm bảo đảm an toàn tính mạng, tài sản cho người dân.

Tăng cường kiểm tra, đôn đốc các chủ đầu tư, đơn vị thi công trên địa bàn thực hiện nghiêm túc các biện pháp phòng, chống thiên tai tại công trường. Phối hợp với các Sở Công Thương, Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn chỉ đạo các chủ đập, hồ chứa thuỷ điện, thuỷ lợi thực hiện kiểm tra hồ đập, xử lý các khu vực trọng điểm xung yếu về hồ đập, vận hành hồ chứa, xả lũ đúng quy trình; thông tin kịp thời cho chính quyền địa phương và người dân trước khi xả lũ để đảm bảo an toàn cho các công trình, khu dân cư vùng hạ du; chuẩn bị các phương án ứng phó phù hợp, kịp thời.

Bố trí lực lượng, phương tiện, lương thực, nhu yếu phẩm tại các khu vực xung yếu có nguy cơ xảy ra chia cắt khi mưa lũ lớn, sạt lở đất, ngập lụt để kịp thời thực hiện công tác cứu nạn, cứu hộ, hỗ trợ người dân khi có tình huống.

Chủ động huy động phương tiện, lực lượng, ngân sách và các nguồn lực của địa phương để triển khai ngay công tác khắc phục hậu quả thiên tai.

Tổ chức trực ban nghiêm túc 24/24h; thực hiện đúng chế độ báo cáo về diễn biến thiên tai và tình hình thiệt hại (trước 7 giờ và 14 giờ hằng ngày), đồng thời báo cáo nhanh bằng điện thoại về Văn phòng Thường trực Ban Chỉ huy phòng chống thiên tai và tìm kiếm cứu nạn tỉnh để tổng hợp, báo cáo đề xuất UBND tỉnh kịp thời chỉ đạo.

Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn (cơ quan thường trực công tác phòng, chống thiên tai) chỉ đạo các cơ quan trực thuộc phối hợp với các cơ quan đơn vị liên quan, UBND cấp huyện rà soát phương án đảm bảo an toàn hồ đập, phương án phòng tránh lũ quét, sạt lở đất... để sẵn sàng ứng phó với mọi tình huống mưa, lũ; bảo vệ sản xuất nông nghiệp. Đôn đốc cấp huyện sẵn sàng tổ chức sơ tán, di chuyển người dân đang sinh sống tại các khu vực nguy hiểm, khu vực có nguy cơ trượt, sạt lở đất, lũ ống, lũ quét đến nơi an toàn.

Đài Khí tượng - Thủy văn tỉnh theo dõi chặt chẽ tình hình thời tiết, kịp thời phát tin dự báo, cảnh báo cung cấp thông tin cho Sở Thông tin - Truyền thông, Báo Lào Cai, Đài Phát thanh - Truyền hình tỉnh, Văn phòng Thường trực Ban Chỉ huy phòng chống thiên tai và tìm kiếm cứu nạn tỉnh để thông tin kịp thời phục vụ công tác tham mưu, chỉ đạo.

Đề nghị Ủy ban Mặt trận Tổ quốc Việt Nam và các tổ chức chính trị - xã hội tỉnh chỉ đạo các tổ chức thành viên tích cực, chủ động phối hợp với các đơn vị liên quan và chính quyền các cấp thực hiện tuyên truyền, vận động nâng cao nhận thức, trách nhiệm của toàn xã hội đối với công tác phòng, chống thiên tai và tìm kiếm cứu nạn.

z5725366853226_e46b33d50c263f2ead0603326a1ba39c.jpg
Người dân cần đề phòng tình trạng sạt lở trên các tuyến quốc lộ, tỉnh lộ gây mất an toàn giao thông.

Ngành giao thông vận tải tập trung cao độ để chỉ đạo, thực hiện đồng bộ các biện pháp ứng phó với mưa lớn

Để chủ động triển khai công tác ứng phó, khắc phục hậu quả do thiên tai gây ra đối với hệ thống hạ tầng giao thông nhằm đảm bảo giao thông thông suốt và an toàn cho người dân tham gia giao thông, ngành giao thông vận tải đã có Văn bản 2077/SGTVT-KCHT ngày 12/8/2024 gửi UBND các huyện, thị xã, thành phố; Ban Quản lý bảo trì đường bộ Lào Cai; các phòng, ban, đơn vị thuộc sở… về việc tập trung cao độ chỉ đạo, thực hiện đồng bộ các biện pháp ứng phó với mưa lớn.

Theo đó, yêu cầu các đơn vị, địa phương tập trung cao độ rà soát và thực hiện các giải pháp khắc phục các điểm gây cản trở thoát lũ, ngập lụt các khu dân cư, làm ách tắc giao thông trên quốc lộ, đường tỉnh; rà soát vật tư, thiết bị, nguồn lực dự phòng; rà soát lại các phương án đảm bảo giao thông trên các quốc lộ, đường tỉnh; xây dựng phương án đảm bảo giao thông trong các tình huống đường ngập do lũ lụt, sạt lở làm gián đoạn giao thông; trong đó có các giải pháp khi cần có thể phân luồng cho các phương tiện đi sang quốc lộ, đường tỉnh khi xảy ra sạt lở, giao thông không an toàn; thực hiện cắm biển báo hiệu đường bộ, biển cấm tạm thời tại các vị trí ngầm tràn và các đoạn đường bị ngập do lũ lụt, các vị trí sạt lở đất đá, sạt, trượt, đứt nền và các vị trí khác không bảo đảm an toàn giao thông…

Có thể bạn quan tâm

Tin cùng chuyên mục

Đã khắc phục được điểm sạt lở tại Tả Gia Khâu, thông tuyến đường Mường Khương sang huyện Si Ma Cai

Đã khắc phục được điểm sạt lở tại Tả Gia Khâu, thông tuyến đường Mường Khương sang huyện Si Ma Cai

Chiều 11/9, thực hiện chỉ đạo của đồng chí Phó Bí thư Tỉnh ủy Hoàng Giang, các lực lượng đã nỗ lực sử dụng phương tiện để khắc phục điểm sạt lở tại địa bàn xã Tả Gia Khâu, huyện Mường Khương trên tuyến đường Quốc lộ 4 từ huyện Mường Khương sang huyện Si Ma Cai.

"Tự hào là người lính Cụ Hồ"

"Tự hào là người lính Cụ Hồ"

“Tuấn ơi cố lên”, “Tuấn ơi bám chặt dây vào”, “Đừng bỏ cuộc Tuấn ơi”, “Cố lên chú bộ đội ơi, sắp được rồi”… Hàng trăm câu nói động viên của người dân, đồng đội vẫn in hằn trong tâm trí người quân nhân trẻ tuổi, là “liều thuốc” tinh thần to lớn để Thiếu úy Đỗ Lâm Tuấn, sinh năm 1994, Ban Chỉ huy quân sự thành phố Lào Cai vượt qua lằn ranh sinh tử, bình an trở về trong vòng tay yêu thương, niềm vui của đồng đội, gia đình và người dân địa phương.

[Ảnh] Vượt rừng đưa nhu yếu phẩm hỗ trợ nhân dân vùng lũ Si Ma Cai

[Ảnh] Vượt rừng đưa nhu yếu phẩm hỗ trợ nhân dân vùng lũ Si Ma Cai

Ngày 11/9, huyện Si Ma Cai bị cô lập bởi tuyến đường từ huyện Bắc Hà lên và từ Mường Khương sang đều có nhiều điểm bị sạt lở, các phương tiện không thể lưu thông. Trong buổi chiều cùng ngày, hàng chục người gồm bộ đội, công an, thanh niên, cán bộ huyện Si Ma Cai và Mường Khương đã vượt đường rừng vận chuyển nhu yếu phẩm hỗ trợ đồng bào Si Ma Cai.

Phó Bí thư Thường trực Tỉnh ủy Vũ Xuân Cường đến vùng bị cô lập Nậm Tông chỉ đạo tìm kiếm cứu nạn

Phó Bí thư Thường trực Tỉnh ủy Vũ Xuân Cường đến vùng bị cô lập Nậm Tông chỉ đạo tìm kiếm cứu nạn

Sáng 11/9, đồng chí Vũ Xuân Cường, Phó Bí thư Thường trực Tỉnh ủy, Chủ tịch HĐND tỉnh đã dùng ca nô để qua sông Chảy, sau đó đi bộ gần 4 giờ đường rừng để tiếp cận thôn Nậm Tông, xã Nậm Lúc (Bắc Hà) - nơi xảy ra sạt lở đất làm 18 người chết và mất tích.

Bí thư Tỉnh ủy Đặng Xuân Phong chỉ đạo khắc phục hậu quả sạt lở đất tại Làng Nủ

Bí thư Tỉnh ủy Đặng Xuân Phong chỉ đạo khắc phục hậu quả sạt lở đất tại Làng Nủ

Sáng 11/9, các đồng chí: Đặng Xuân Phong, Ủy viên Ban Chấp hành Trung ương Đảng, Bí thư Tỉnh ủy, Trưởng đoàn đại biểu Quốc hội tỉnh; Trịnh Xuân Trường, Phó Bí thư Tỉnh ủy, Chủ tịch UBND tỉnh và các đồng chí lãnh đạo UBND tỉnh, lãnh đạo một số sở, ngành, lãnh đạo huyện Bảo Yên đã có mặt tại thôn Làng Nủ, xã Phúc Khánh, huyện Bảo Yên để chỉ đạo công tác khắc phục hậu quả sạt lở đất, tìm kiếm các nạn nhân bị vùi lấp.

Công tác cứu hộ, cứu nạn tại thôn Làng Nủ, xã Phúc Khánh, huyện Bảo Yên (Lào Cai)

Công tác cứu hộ, cứu nạn tại thôn Làng Nủ, xã Phúc Khánh, huyện Bảo Yên (Lào Cai)

Thôn Làng Nủ, xã Phúc Khánh, huyện Bảo Yên đã gánh chịu hậu quả nặng nề do mưa lũ, sạt lở (ảnh hưởng của hoàn lưu cơn bão số 3). Con số thiệt hại và thương vong ngày càng lớn. Phóng viên Báo Lào Cai đã tiếp cận hiện trường vụ sạt lở và cập nhật thông tin tới quý vị và các bạn!

Cập nhật tình hình giao thông trên địa bàn tỉnh Lào Cai

Cập nhật tình hình giao thông trên địa bàn tỉnh Lào Cai

Tính đến sáng 12/9, trên địa bàn tỉnh đã thông tuyến được Quốc lộ 70, Quốc lộ 4D, Quốc lộ 4 (đoạn từ Mường Khương đi Si Ma Cai), Quốc lộ 4E (Bắc Hà đi Bảo Nhai). Tuy nhiên, vẫn còn đoạn Quốc lộ 279 (Bảo Hà – Phố Ràng), đoạn Quốc lộ 4E (Bát Xát đi A Mú Sung), đoạn Quốc lộ 279 (Văn Bàn – Minh Lương) chưa thông tuyến. Cùng với đó, trên các tuyến Tỉnh lộ 151, 152, 153, 154, 155, 156, 156B, 160, 162 có nhiều vị trí bị sạt lở, ngập nước, gây ách tắc giao thông.

Triển khai các biện pháp khẩn cấp bảo đảm an toàn, vận hành đập thủy điện trên địa bàn tỉnh

Triển khai các biện pháp khẩn cấp bảo đảm an toàn, vận hành đập thủy điện trên địa bàn tỉnh

Triển khai ngay các biện pháp để ngăn chặn, giảm thiểu dòng chảy về thủy điện Thác Bà; thực hiện nghiêm túc, chặt chẽ công tác vận hành, quản lý, xả lũ của các nhà máy thủy điện… là những nội dung chỉ đạo trong Công điện số 13 ngày 10/9/2024 của Chủ tịch UBND tỉnh về việc triển khai các biện pháp khẩn cấp bảo đảm an toàn, vận hành đập thủy điện trên địa bàn tỉnh Lào Cai.

fbytzltw