Quay vềE-magazineTheo dõi Báo Lào Cai trênGoogle News
Cả “núi” vướng mắc cần giải quyết

Chương trình mục tiêu quốc gia 1719:

Cả “núi” vướng mắc cần giải quyết

Chương trình MTQG phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi giai đoạn 2021 - 2030 theo Quyết định 1719 ngày 14/10/2021 (Chương trình MTQG 1719) được kỳ vọng sẽ làm thay đổi đời sống vật chất, tinh thần cho Nhân dân; tạo nền tảng cho xây dựng nông thôn mới, làm thay đổi cuộc sống người dân vùng dân tộc thiểu số và miền núi. Mặc dù việc triển khai chương trình trên địa bàn đã đạt nhiều kết quả, tuy nhiên còn rất nhiều khó khăn, vướng mắc cần giải quyết.

Trong số 10 dự án của Chương trình mục tiêu quốc gia 1719 triển khai tại Lào Cai thì duy nhất Dự án 6 “Bảo tồn, phát huy giá trị văn hóa truyền thống tốt đẹp của các dân tộc thiểu số gắn với phát triển du lịch” là không có vướng mắc, 9 dự án còn lại đều vướng mắc với mức độ khác nhau.

7ce383b06c47c11998562.jpg

Đơn cử như Dự án 1 “Giải quyết tình trạng thiếu đất ở, nhà ở, đất sản xuất, nước sinh hoạt”, hầu hết các địa phương triển khai rất chậm hoặc chưa triển khai các nội dung hỗ trợ, do rất khó tìm được đối tượng có đủ điều kiện hỗ trợ. Nguyên nhân xuất phát từ việc các hộ thuộc đối tượng hỗ trợ chưa có giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, đang làm nhà trên đất nông nghiệp, vị trí dự kiến xây dựng nhà ở chưa phù hợp với quy hoạch, chưa có kế hoạch sử dụng đất.

Liên quan đến Dự án 2 “Quy hoạch, sắp xếp, bố trí, ổn định dân cư”, đối với nội dung sắp xếp dân cư tập trung: Do khu vực thực hiện dự án có điều kiện địa hình đồi núi chia cắt phức tạp nên khối lượng san gạt mặt bằng lớn; hệ thống hạ tầng kỹ thuật không đồng bộ, hệ thống giao thông kết nối phải đi qua cầu treo (đường nhỏ hẹp), thiếu điện lưới (phải kéo đường dây dài và lắp trạm biến áp đảm bảo đủ tải). Trong khi đó, theo Hướng dẫn số 02 ngày 12/7/2023 của Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn thì chi phí đầu tư xác định theo các mức hỗ trợ của Nghị quyết 05 của HĐND tỉnh theo suất đầu tư chưa phù hợp với thực tế.

a51a9168c09d6dc3348c.jpg

Đối với nội dung hỗ trợ sắp xếp dân cư xen ghép, thực tế quỹ đất ở phục vụ nhu cầu sắp xếp dân cư không sẵn có, mà phải rà soát quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất; điều chỉnh quy hoạch các điểm dân cư; thu hồi đất, đền bù đất của các hộ khác, chuyển đổi mục đích sử dụng để tạo quỹ đất dân cư. Do việc này phải thực hiện nhiều khâu, nhiều thủ tục; việc triển khai các thủ tục của cấp huyện, cấp xã còn lúng túng và chưa quyết liệt. Vì vậy, năm 2023, ngoài thành phố Lào Cai thì các huyện, thị xã chưa thực hiện để giải ngân nội dung sắp xếp dân cư xen ghép.

Trong số các dự án thì Dự án 3 “Phát triển sản xuất nông, lâm nghiệp bền vững, phát huy tiềm năng, thế mạnh của các vùng miền để sản xuất hàng hóa theo chuỗi giá trị” có nhiều vướng mắc hơn cả. Cụ thể, đối với Tiểu dự án 1 “Phát triển kinh tế nông, lâm nghiệp bền vững gắn với bảo vệ rừng và nâng cao thu nhập cho người dân”, diện tích nghiệm thu lớn, nhân lực của xã mỏng, nhiều hộ được cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất nhưng bị mất, thậm chí có giấy chứng nhận quyền sử dụng đất nhưng không xác định được vị trí rừng của gia đình, một số diện tích rừng chuyển trạng thái, do vậy khó khăn cho việc rà soát, nghiệm thu cũng như giải ngân. Thực tế, hầu hết các địa phương giải ngân nguồn vốn này chậm, do những vướng mắc nói trên. Ngoài ra, quy định đối tượng hỗ trợ của dự án chỉ trong phạm vi các xã khu vực II, khu vực III, không hỗ trợ đối với các thôn đặc biệt khó khăn thuộc xã khu vực I nên cũng hạn chế đối tượng được hỗ trợ.

704f5c0bb3fc1ea247ed4.jpg

Đối với Tiểu dự án 2 “Hỗ trợ phát triển sản xuất theo chuỗi giá trị, vùng trồng dược liệu quý, thúc đẩy khởi sự kinh doanh, khởi nghiệp và thu hút đầu tư vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi”, liên quan đến nội dung hỗ trợ phát triển sản xuất theo chuỗi giá trị, các địa phương gặp khó khăn, vướng mắc trong việc triển khai xây dựng dự án, kế hoạch liên kết, tìm chủ trì liên kết, bởi tại điểm b, Khoản 3, Mục III, Quyết định 1719 quy định: “Các doanh nghiệp (sản xuất, chế biến, kinh doanh), hợp tác xã tham gia chuỗi giá trị có từ 70% tổng số lao động trở lên là người dân tộc thiểu số”. Quy định này rất khó thực hiện, do thực tế hầu như không có doanh nghiệp, hợp tác xã đáp ứng được điều kiện này vì đã có quy định tỷ lệ đối tượng được hỗ trợ theo điểm a, khoản này. Nếu tiếp tục quy định tỷ lệ lao động dân tộc thiểu số của doanh nghiệp, hợp tác xã được tham gia chuỗi giá trị thì địa phương rất khó để có đơn vị đủ điều kiện đăng ký chủ liên kết hoặc đăng ký thành viên tham gia liên kết, trong khi họ có đủ năng lực, kinh nghiệm, tài chính, nhân lực, thị trường đầu ra cho sản phẩm…

23a4ade14216ef48b6075.jpg

Dẫn chứng 3/9 dự án còn nhiều khó khăn, vướng mắc để thấy việc triển khai Chương trình mục tiêu quốc gia 1719 vào thực tế còn cả “núi” công việc phải giải quyết.

Những khó khăn, vướng mắc rất nhiều, đòi hỏi cả hệ thống chính trị từ tỉnh đến xã phải vào cuộc với quyết tâm cao nhất thì mới giải quyết được.

Ông Nông Đức Ngọc, Trưởng Ban Dân tộc tỉnh

Theo đó, đối với Dự án 1 và Dự án 2, UBND tỉnh tiếp tục chỉ đạo các địa phương rà soát, điều chỉnh quy hoạch sử dụng đất, kế hoạch sử dụng đất, quy hoạch bố trí dân cư để giải bài toán quỹ đất bố trí cho dân cư. UBND tỉnh chỉ đạo các ngành đẩy nhanh tiến độ, kịp thời xây dựng hoàn chỉnh các cơ chế, chính sách thực hiện đảm bảo đồng bộ, phù hợp với các văn bản hướng dẫn của trung ương và điều kiện thực tế ở địa phương. Đặc biệt, nghiên cứu triển khai cơ chế thí điểm phân cấp cho cấp huyện trong quản lý, tổ chức thực hiện chương trình giai đoạn 2024 - 2025 theo nghị quyết về một số cơ chế, chính sách đặc thù thực hiện các chương trình mục tiêu quốc gia của Quốc hội đảm bảo phù hợp với thực tế tại tỉnh.

Có thể bạn quan tâm

Tin cùng chuyên mục

Nỗ lực nâng cao đời sống người dân

Nỗ lực nâng cao đời sống người dân

Quan tâm triển khai công tác đầu tư, xây dựng, hoàn thiện cơ sở hạ tầng; tích cực phát triển kinh tế - xã hội, đặc biệt là chuyển đổi tư duy sản xuất nông nghiệp đã góp phần nâng cao chất lượng cuộc sống cho đồng bào các dân tộc vùng cao Si Ma Cai.

Điều chỉnh Chương trình mục tiêu quốc gia phát triển KT-XH vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi

Điều chỉnh Chương trình mục tiêu quốc gia phát triển KT-XH vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi

Nhằm hoàn thiện Báo cáo nghiên cứu khả thi, Thứ trưởng Bộ Kế hoạch và Đầu tư Trần Quốc Phương vừa tiến hành Phiên họp Hội đồng thẩm định nhà nước thẩm định báo cáo nghiên cứu khả thi điều chỉnh Chương trình mục tiêu quốc gia phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi giai đoạn 2021-2030, giai đoạn I: 2021-2025.

Trở thành nông dân Việt Nam xuất sắc từ nghề nuôi cá

Trở thành nông dân Việt Nam xuất sắc từ nghề nuôi cá

Gắn bó với nghề nuôi cá hơn 30 năm, trải qua bao thăng trầm nhưng với niềm đam mê, quyết tâm và sự sáng tạo, anh Nguyễn Văn Hợp, thôn Khởi Khe, thị trấn Nông trường Phong Hải, huyện Bảo Thắng đã trở thành một trong những nông dân Việt Nam xuất sắc năm 2024.

Bài 2: Phát huy tuyên vận trong xây dựng nông thôn mới

"Đất thép" Mường Khương tự tin bước vào thời kỳ mới Bài 2: Phát huy tuyên vận trong xây dựng nông thôn mới

Xác định tuyên vận là cách cụ thể hóa chủ trương, đường lối của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước vào cuộc sống, thời gian qua, huyện Mường Khương đã dành sự ưu tiên xứng đáng công tác tuyên vận đối với chương trình xây dựng nông thôn mới và đạt được hiệu quả rất tích cực.

Đồng bào dân tộc thiểu số ứng dụng khoa học công nghệ cho cây trồng

Đồng bào dân tộc thiểu số ứng dụng khoa học công nghệ cho cây trồng

Những năm qua, việc ứng dụng công nghệ khoa học trong sản xuất nông nghiệp trên địa bàn tỉnh Lào Cai đã có nhiều chuyển biến tích cực, góp phần giúp người nông dân gia tăng giá trị thu nhập trên cùng một diện tích canh tác, cung ứng ra thị trường những sản phẩm bảo đảm an toàn vệ sinh thực phẩm, tạo nên sự đổi thay tích cực từ phương thức canh tác truyền thống.

Tăng cường các biện pháp bảo vệ chim di cư

Tăng cường các biện pháp bảo vệ chim di cư

Từ tháng 9 năm trước đến khoảng tháng 4 năm sau là thời gian các loài chim hoang dã, di cư thường tìm về trú ngụ và kiếm ăn trên các cánh đồng ở một số huyện trên địa bàn tỉnh như Bát Xát, Bảo Thắng, Bảo Yên, thành phố Lào Cai… Đây cũng là thời gian thợ săn tăng cường săn bắt, đánh bẫy chim hoang dã, di cư.

Công tác giảm nghèo ở Bảo Thắng

Công tác giảm nghèo ở Bảo Thắng

Nhiều năm trước, gia đình bà Lương Thị Kim ở thôn Lạng, xã Thái Niên, huyện Bảo Thắng thuộc diện hộ nghèo khi cả 2 vợ chồng sức khỏe yếu, thiếu vốn sản xuất. Được sự động viên của cán bộ rồi thấy bà con trong thôn đều có thu nhập khá nhờ mạnh dạn đầu tư chăn nuôi, sản xuất, gia đình bà quyết tâm thoát nghèo.

Đồng vốn sinh lời từ mô hình kinh tế trang trại

Đồng vốn sinh lời từ mô hình kinh tế trang trại

Huyện Bảo Thắng hiện có 118 trang trại theo chuẩn tiêu chí của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, trong đó nhiều trang trại đạt hiệu quả kinh tế cao, lãi tiền tỷ mỗi năm. Theo chia sẻ của các chủ trang trại, hầu hết xuất phát điểm của họ đều vay vốn ngân hàng, trong quá trình phát triển, đồng vốn được sử dụng hiệu quả đã sinh lời, tạo giá trị lớn.

[Ảnh] Thăm gian trưng bày tại Hội nghị xúc tiến kết nối xuất - nhập khẩu nông - lâm - thủy sản

[Ảnh] Thăm gian trưng bày tại Hội nghị xúc tiến kết nối xuất - nhập khẩu nông - lâm - thủy sản

Hội nghị xúc tiến kết nối xuất - nhập khẩu nông - lâm - thủy sản năm 2024 được tổ chức tại Lào Cai có 29 gian hàng trưng bày, giới thiệu gần 100 sản phẩm nông sản đặc sản các tỉnh, thành phố: Lào Cai, Tuyên Quang, Yên Bái, Hải Phòng, Nam Định, Sơn La, Lâm Đồng, Hà Nội. Đây là những hàng hóa thế mạnh của Việt Nam được xuất khẩu sang thị trường Trung Quốc.

fbytzltw