Trong số 52 tỉnh, thành dự kiến sáp nhập có 18 tỉnh, thành thuộc miền Bắc; 15 tỉnh, thành miền Trung và 19 tỉnh, thành miền Nam với những khác biệt về diện tích tự nhiên, quy mô dân số, lịch sử văn hóa...
Theo dự thảo Nghị quyết của Ủy ban Thường vụ Quốc hội về sắp xếp đơn vị hành chính, dựa trên các tiêu chí về diện tích tự nhiên, quy mô dân số, lịch sử văn hóa…, dự kiến cả nước có 11 đơn vị hành chính (ĐVHC) cấp tỉnh giữ nguyên gồm: Hà Nội, Huế, Lai Châu, Điện Biên, Sơn La, Cao Bằng, Lạng Sơn, Quảng Ninh, Thanh Hóa, Nghệ An, Hà Tĩnh.
Còn lại, 52 ĐVHC cấp tỉnh thuộc diện sắp xếp, gồm 4 thành phố (Hải Phòng, TPHCM, Đà Nẵng, Cần Thơ) và 48 tỉnh là: Hà Nam, Hưng Yên, Vĩnh Phúc, Bắc Ninh, Thái Bình, Hải Dương, Nam Định, Ninh Bình, Bắc Kạn, Thái Nguyên, Phú Thọ, Bắc Giang, Hoà Bình, Tuyên Quang, Lào Cai, Yên Bái, Hà Giang, Ninh Thuận, Quảng Trị, Phú Yên, Quảng Bình, Quảng Ngãi, Khánh Hoà, Đắk Nông, Tây Ninh, Bình Dương, Bình Thuận, Bình Phước, Bà Rịa - Vũng Tàu, Bến Tre, Bạc Liêu, Vĩnh Long, Hậu Giang, Trà Vinh, Tiền Giang, Sóc Trăng, Đồng Tháp, An Giang, Long An, Cà Mau, Quảng Nam, Bình Định, Đắk Lắk, Đồng Nai, Gia Lai, Kon Tum, Lâm Đồng, Kiên Giang.
Trong số 52 tỉnh, thành dự kiến sáp nhập có 18 tỉnh, thành thuộc miền Bắc; 15 tỉnh, thành miền Trung và 19 tỉnh, thành miền Nam.
Các tỉnh, thành ven biển gồm có: 5/18 tỉnh, thành miền Bắc; 14/15 tỉnh, thành miền Trung và 9/19 tỉnh, thành miền Nam.
Các thành phố trực thuộc trung ương trong diện sáp nhập gồm có: TPHCM, Hải Phòng, Đà Nẵng, Cần Thơ.
Miền Bắc
Riêng 18 tỉnh miền Bắc có 3 tỉnh ở khu vực Tây Bắc Bộ, 6 tỉnh khu vực Đông Bắc Bộ và 9 tỉnh, thành ở đồng bằng sông Hồng.
Khu vực Tây Bắc Bộ
Một góc thành phố Yên Bái
Tây Bắc Bộ bao gồm các tỉnh Hòa Bình, Sơn La, Điện Biên, Lai Châu, Yên Bái và Lào Cai, trong đó có 3 tỉnh thuộc diện sáp nhập, gồm: Lào Cai, Yên Bái và Hòa Bình.
Đặc điểm địa lý của Tây Bắc Bộ chủ yếu là đồi núi, với nhiều dãy núi cao như Hoàng Liên Sơn. Giữa các dãy núi là các thung lũng và địa máng sông Đà, tạo nên cảnh quan thiên nhiên hùng vĩ.
Kinh tế của khu vực này chủ yếu dựa vào nông nghiệp, với các cây trồng như lúa, ngô, sắn. Ngoài ra, Tây Bắc Bộ còn có tiềm năng về thủy điện nhờ hệ thống sông Đà và các sông lớn khác. Du lịch sinh thái và văn hóa cũng đang được chú trọng phát triển, nhờ vào cảnh quan thiên nhiên và sự đa dạng văn hóa của các dân tộc thiểu số.
Văn hóa Tây Bắc rất phong phú, với sự sinh sống của nhiều dân tộc như Kinh, Thái, H'Mông, Tày, Nùng, Mường, Khơ Mú… Mỗi dân tộc đều có nét văn hóa riêng, thể hiện qua trang phục, phong tục, tập quán, đặc biệt là các lễ hội truyền thống như lễ hội hoa ban, lễ hội đua thuyền, lễ hội mừng cơm mới…
Tỉnh Yên Bái
Yên Bái nằm ở vùng Tây Bắc của Tổ quốc, tiếp giáp với Đông Bắc. Phía Đông Bắc giáp hai tỉnh Tuyên Quang và Hà Giang, phía Đông Nam giáp tỉnh Phú Thọ, phía Tây Nam giáp tỉnh Sơn La, phía Tây Bắc giáp hai tỉnh Lai Châu và Lào Cai.
Tổng diện tích đất tự nhiên toàn tỉnh là 6.892,67km2, xếp thứ 5 so với 12 tỉnh thuộc vùng núi và trung du phía Bắc về quy mô đất đai. Theo Niên giám thống kê năm 2023, tổng dân số toàn tỉnh Yên Bái là 855.529 người, mật độ dân số bình là 124 người/km2.
Tổng diện tích tự nhiên của tỉnh là 6.892,67km2, xếp thứ 5 so với 12 tỉnh thuộc vùng núi và trung du phía Bắc về quy mô đất đai.
Toàn tỉnh Yên Bái có 9 đơn vị hành chính cấp huyện, gồm thành phố Yên Bái (thành phố Tỉnh lỵ); thị xã Nghĩa Lộ; 7 huyện (Trạm Tấu; Mù Cang Chải; Văn Chấn; Văn Yên; Lục Yên; Trấn Yên; Yên Bình) với 168 đơn vị hành chính cấp xã (gồm 146 xã, 12 phường, 10 thị trấn), trong đó có 70 xã vùng cao và 62 xã đặc biệt khó khăn được đầu tư theo các chương trình phát triển kinh tế-xã hội của Nhà nước. Có 2 huyện vùng cao Trạm Tấu, Mù Cang Chải (đồng bào Mông chiếm trên 80%) nằm trong 61 huyện nghèo, đặc biệt khó khăn của cả nước…
Với vị trí địa lý là cửa ngõ miền Tây Bắc, nằm trên trung điểm của một trong những tuyến hành lang kinh tế chủ lực Côn Minh-Lào Cai-Hà Nội-Hải Phòng, có hệ thống giao thông tương đối đa dạng, Yên Bái có điều kiện và cơ hội thuận lợi để Yên Bái tăng cường hội nhập và giao lưu kinh tế thương mại, phát triển văn hóa xã hội… không chỉ với các tỉnh trong vùng, các trung tâm kinh tế lớn trong cả nước mà còn cả trong giao lưu kinh tế quốc tế, đặc biệt là với các tỉnh phía Tây Nam của Trung Quốc và các nước trong khối ASEAN.
Trong số 6 tỉnh Tây Bắc Bộ, Lào Cai có biên giới giáp tỉnh Vân Nam (Trung Quốc), với đường biên giới dài khoảng 182km.
Tính đến tháng 4/2019, Lào Cai có 7 tôn giáo, nhiều nhất là đạo Tin Lành, tiếp theo là Công giáo và Phật giáo. Tỉnh này cũng có hơn 20 dân tộc cùng chung sống.
Về kinh tế - xã hội, Lào Cai là một trong những tỉnh liên tục đứng ở vị trí tốp đầu về chỉ số năng lực cạnh tranh cấp tỉnh trong bảng xếp hạng những năm gần đây. Trong bảng xếp hạng về Chỉ số năng lực cạnh tranh cấp tỉnh của Việt Nam năm 2011, tỉnh Lào Cai xếp ở vị trí thứ 1/63 tỉnh thành.
Hiện nay, Lào Cai đang rất phát triển du lịch, với nhiều điểm đến được du khách trong và ngoài nước yêu thích.
Hòa Bình là một tỉnh miền núi có dân cư phần lớn là người Mường. Trung tâm hành chính của tỉnh là TP Hòa Bình, nằm cách trung tâm thủ đô Hà Nội khoảng 73km.
Tỉnh này có địa hình núi trung bình, chia cắt phức tạp, độ dốc lớn. Hệ thống sông ngòi trên địa bàn tỉnh phân bố tương đối đồng đều với các sông lớn như sông Đà, sông Mã, sông Bưởi, sông Lạng, sông Bùi...
Khu vực Đông Bắc Bộ
Trong số 9 tỉnh Đông Bắc Bộ có 6 tỉnh thuộc diện sáp nhập, gồm: Hà Giang, Bắc Kạn, Tuyên Quang, Thái Nguyên, Phú Thọ, Bắc Giang.
Thành phố Tuyên Quang.
Tổng diện tích khu vực Đông Bắc Bộ khoảng 56.610km², chiếm 8,9% diện tích cả nước. Dân số khu vực là hơn 9,5 triệu người, chiếm 9,46% dân số cả nước.
Khu vực Đông Bắc Bộ có đặc điểm địa lý gồm nhiều dãy núi cao như Hoàng Liên Sơn, cánh cung Bắc Sơn, cánh cung Đông Triều... Giữa các dãy núi là các thung lũng và đồng bằng nhỏ, tạo nên địa hình đa dạng. Khu vực này cũng có nhiều sông lớn như sông Hồng, sông Lô, sông Cầu, sông Thái Bình…
Kinh tế của Đông Bắc Bộ chủ yếu dựa vào nông nghiệp, với các cây trồng chính như lúa, ngô, sắn, ngoài ra có các cây chè, cây ăn quả, rau củ.... Chăn nuôi gia súc, gia cầm cũng phát triển ở Đông Bắc Bộ. Công nghiệp khai thác khoáng sản như than đá, sắt, đồng, kẽm cũng đóng góp vào kinh tế địa phương. Du lịch sinh thái và văn hóa phát triển nhờ vào cảnh quan thiên nhiên và các di tích lịch sử, văn hóa.
Văn hóa Đông Bắc Bộ rất đa dạng, với sự sinh sống của nhiều dân tộc như Kinh, Tày, Nùng, H'Mông, Dao, Mường… Mỗi dân tộc đều có nét văn hóa riêng, thể hiện qua trang phục, phong tục, tập quán, đặc biệt là các lễ hội truyền thống như lễ hội chọi trâu, lễ hội Lồng tồng, lễ hội đền Hùng…
Thành phố Phổ Yên, tỉnh Thái Nguyên.
Trong số 6 tỉnh sáp nhập thuộc khu vực Đông Bắc Bộ, Thái Nguyên hiện là một trong số các tỉnh, thành phố tự cân đối thu chi ngân sách và cũng là tỉnh thu ngân sách đứng đầu vùng. Thái Nguyên cũng là địa phương duy nhất của khu vực trung du miền núi phía Bắc nằm trong top 10 tỉnh, thành phố có mức thu nhập bình quân đầu người GNI cao nhất cả nước năm 2020 (với 12.960 USD).
Thái Nguyên cùng với Bình Dương, Bắc Ninh, Đồng Nai và Bắc Giang nằm trong nhóm 5 tỉnh, thành được các doanh nghiệp đánh giá có cơ sở hạ tầng tốt nhất năm 2019, cũng là những trung tâm công nghiệp lớn của cả nước.
Đồng bằng sông Hồng
Đồng bằng sông Hồng là khu vực châu thổ sông Hồng, bao gồm 12 tỉnh, thành phố, trong đó dự kiến sáp nhập gồm có: Hải Phòng, Hải Dương, Hưng Yên, Thái Bình, Nam Định, Ninh Bình, Hà Nam, Vĩnh Phúc, Bắc Ninh.
Thành phố Bắc Ninh.
Tổng diện tích khu vực đồng bằng sông Hồng khoảng 15.000km², dân số 21,85 triệu người (năm 2021), chiếm 22,3% dân số và với mật độ cao nhất cả nước.
Đồng bằng sông Hồng là vùng châu thổ màu mỡ, được bồi đắp phù sa bởi hệ thống sông Hồng và sông Thái Bình. Khu vực này có nhiều sông ngòi chằng chịt, tạo nên mạng lưới giao thông đường thủy thuận lợi. Ngoài ra, đồng bằng sông Hồng còn có bờ biển dài với nhiều cảng biển quan trọng như Hải Phòng, Cái Lân…
Kinh tế của đồng bằng sông Hồng rất phát triển, với nền nông nghiệp trù phú, đặc biệt là lúa nước. Công nghiệp chế biến, sản xuất hàng tiêu dùng, điện tử, cơ khí cũng phát triển mạnh. Hải Phòng là trung tâm cảng biển lớn, đóng góp vào xuất nhập khẩu quốc gia. Du lịch văn hóa, lịch sử và sinh thái cũng thu hút nhiều du khách.
Đồng bằng sông Hồng có nền văn hóa lâu đời, với nhiều di tích lịch sử, văn hóa như Phố Hiến, Cổ Loa…
Trong số các tỉnh thuộc khu vực đồng bằng sông Hồng, Hải Phòng là thành phố cảng lớn nhất miền Bắc, với diện tích khoảng 1.500km² và dân số hơn 2,1 triệu người. Đây là một trong những thành phố trực thuộc trung ương và có vai trò quan trọng trong nền kinh tế quốc gia. Hải Phòng nằm ở vị trí chiến lược, là cửa ngõ quan trọng thông qua cảng biển quốc tế.
Kinh tế Hải Phòng phát triển mạnh mẽ nhờ vào công nghiệp nặng (bao gồm đóng tàu, công nghiệp cơ khí), cảng biển, và du lịch. Cảng Hải Phòng là một trong những cảng lớn nhất và phát triển nhất Việt Nam.
Về văn hóa, Hải Phòng có sự pha trộn giữa văn hóa miền Bắc và ảnh hưởng của các phong tục biển đảo. Thành phố nổi tiếng với các di tích như đền Trạng Trình, Cát Bà, Đồ Sơn. Các bãi biển và khu du lịch nổi tiếng thu hút nhiều khách du lịch trong và ngoài nước.
Thành phố Hải Dương.
Cùng với Hải Phòng, Hưng Yên, Hải Dương cũng là các tỉnh có vị trí chiến lược, phát triển mạnh các ngành công nghiệp. Các khu công nghiệp tại Hưng Yên, Hải Dương phát triển mạnh mẽ trong những năm gần đây, thu hút nhiều nhà đầu tư.
Nam Định, Ninh Bình là những vùng đất có lịch sử lâu dài, với nhiều di tích lịch sử và văn hóa. Nhà thờ lớn Nam Định, khu di tích Phủ Dày, các lễ hội truyền thống, đặc biệt là lễ hội Chợ Viềng là những điểm du lịch văn hóa, tâm linh thu hút hàng nghìn du khách mỗi năm.
Ninh Bình nổi tiếng với phong cảnh thiên nhiên tuyệt đẹp, đặc biệt là khu du lịch Tràng An, Tam Cốc và các di tích lịch sử văn hóa như chùa Bái Đính. Địa phương này còn nổi tiếng với các di tích lịch sử như cố đô Hoa Lư, là nơi sinh sống và phát triển của các triều đại phong kiến Việt Nam.
Thái Bình lại là một tỉnh có nền nông nghiệp phát triển mạnh mẽ, đặc biệt là trồng lúa và nuôi thủy sản.
Kinh tế của tỉnh đang phát triển nhờ vào nông nghiệp, thủy sản, và các ngành công nghiệp chế biến thực phẩm.
Ngày 26/3 vừa qua, Thái Bình đã khởi công xây dựng khu công nghiệp VSIP với quy mô 333,4ha và tổng vốn đầu tư hơn 4.932 tỷ đồng (gần 212 triệu USD). Dự án này được kỳ vọng sẽ thu hút các nhà đầu tư trong và ngoài nước, góp phần quan trọng vào việc chuyển dịch cơ cấu kinh tế và thúc đẩy phát triển công nghiệp của tỉnh.
Chiều 4/7, Thường trực Tỉnh ủy Lào Cai tổ chức Hội nghị xin ý kiến các đồng chí nguyên lãnh đạo tỉnh Yên Bái (cũ) qua các thời kỳ vào Dự thảo Báo cáo chính trị trình Đại hội Đảng bộ tỉnh nhiệm kỳ 2025 - 2030.
Tại phiên họp ngày 4/7, sau khi nghe báo cáo của Ban Tổ chức Trung ương về tình hình, tiến độ thực hiện các nghị quyết, kết luận của Trung ương, Bộ Chính trị về sắp xếp tổ chức bộ máy và đơn vị hành chính từ ngày 28/6 đến 3/7 (Báo cáo số 418-BC/BTCTW, ngày 2/7/2025), Bộ Chính trị, Ban Bí thư kết luận như sau:
Nhằm khẩn trương đi vào hoạt động ổn định, liên tục sau sáp nhập, UBND, Ủy ban MTTQ một số xã, phường trên địa bàn tỉnh đã tổ chức phiên họp lần thứ nhất triển khai các công việc liên quan.
Chiều 4/7, Thủ tướng Phạm Minh Chính và Phu nhân Lê Thị Bích Trân cùng đoàn đại biểu cấp cao Việt Nam rời Hà Nội, lên đường tham dự Hội nghị Thượng đỉnh BRICS mở rộng năm 2025.
Đây là sự kiện quan trọng, đánh dấu bước chuyển mình mạnh mẽ trong công tác quốc phòng, an ninh tại cơ sở, phù hợp với chủ trương tinh - gọn - mạnh của toàn hệ thống chính trị và quân đội.
Phó Chủ tịch nước Võ Thị Ánh Xuân nhấn mạnh Việt Nam cam kết chung tay cùng cộng đồng quốc tế vì một thế giới số bao trùm, nơi mọi phụ nữ và trẻ em gái được trao quyền để phát triển toàn diện.
Sáng 4/7, tại Trung tâm Chính trị - Hành chính tỉnh, Hội Cựu chiến binh tỉnh Lào Cai tổ chức Hội nghị công bố các quyết định thành lập Hội Cựu chiến binh tỉnh Lào Cai (mới).
Từ ngày 4-8/7, Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính và Phu nhân tham dự Hội nghị Thượng đỉnh Nhóm các nền kinh tế mới nổi (BRICS) mở rộng 2025 và tiến hành các hoạt động song phương tại Brazil.
Nhận lời mời của Tổng thống Cộng hòa Liên bang Brazil Lula da Silva, Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính và Phu nhân dẫn đầu Đoàn đại biểu cấp cao Việt Nam tham dự Hội nghị Thượng đỉnh Nhóm các nền kinh tế mới nổi hàng đầu thế giới (BRICS) mở rộng năm 2025 và hoạt động song phương tại Brazil.
Các Đại sứ, đại diện các cơ quan ngoại giao của Việt Nam tại nước ngoài bày tỏ sự đồng tình, phấn khởi, tự hào cũng như quyết tâm đồng hành cùng nhân dân cả nước hiện thực hóa “bước chuyển mình chiến lược”, đưa Việt Nam bước vào kỷ nguyên vươn mình, phát triển thịnh vượng.
Đảng ủy Quân sự tỉnh Lào Cai đã lãnh đạo, chỉ đạo làm tốt công tác chuẩn bị và tổ chức đại hội Đảng các cấp, tiến tới Đại hội đại biểu Đảng bộ Quân sự tỉnh, nhiệm kỳ 2025-2030.
Nghị quyết số 217/2025/QH15 nêu rõ miễn học phí đối với trẻ em mầm non, học sinh phổ thông, người học chương trình giáo dục phổ thông trong cơ sở giáo dục công lập.
Nhân dịp tổng kết 10 năm thực hiện Chỉ thị 05 của Bộ Chính trị khóa XII về đẩy mạnh học tập và làm theo tư tưởng, đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh trong Đảng bộ Quân đội và toàn quân, tối 3/7, tại Hà Nội, Quân ủy Trung ương, Bộ Quốc phòng tổ chức chương trình giao lưu nghệ thuật “Khắc ghi lời Bác - vang nhịp quân hành”. Tổng Bí thư Tô Lâm, Bí thư Quân ủy Trung ương dự và chủ trì chương trình giao lưu.
Lực lượng chức năng tỉnh Lào Cai đã kịp thời sơ tán 77 người dân khỏi khu vực sạt lở đất, bảo đảm an toàn tính mạng trước khi thiên tai xảy ra, hạn chế thiệt hại.
Chiều 3-7, tại Nhà Quốc hội, Ủy viên Bộ Chính trị, Bí thư Đảng ủy Quốc hội, Chủ tịch Quốc hội Trần Thanh Mẫn chủ trì cuộc họp giao ban với các cơ quan của Quốc hội, Văn phòng Quốc hội, các cơ quan tham mưu, giúp việc của Đảng ủy Quốc hội sơ kết công tác 6 tháng đầu năm, dự kiến nhiệm vụ trọng tâm tháng 7 và các tháng cuối năm 2025.
Đoàn Chủ tịch Ủy ban Trung ương MTTQ Việt Nam phối hợp xây dựng và trình Quốc hội thông qua Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật MTTQ Việt Nam, Luật Công đoàn, Luật Thanh niên...