Ban Tuyên giáo Tỉnh ủy giao ban công tác khoa giáo 6 tháng đầu năm 2023

Sáng 27/7, Ban Tuyên giáo Tỉnh ủy tổ chức hội nghị giao ban công tác khoa giáo 6 tháng đầu năm 2023. Đồng chí Dương Đức Huy, Ủy viên Ban Thường vụ, Trưởng Ban Tuyên giáo Tỉnh ủy chủ trì hội nghị. Dự hội nghị còn có các đồng chí lãnh đạo các ngành trong khối khoa giáo, ban tuyên giáo các huyện, thành phố, thị xã.

MTXX_MH20230727_091659144.jpg
Quang cảnh hội nghị.

6 tháng đầu năm 2023, bám sát chỉ đạo của Ban Tuyên giáo Trung ương, của Tỉnh ủy Lào Cai, Ban Tuyên giáo Tỉnh ủy đã tham mưu thực hiện tốt các chỉ thị, nghị quyết của Đảng về công tác khoa giáo, bảo đảm đúng chủ trương, định hướng, sát thực tiễn, từng bước nâng cao chất lượng, hiệu quả. Chủ động tham mưu sơ kết, tổng kết các chỉ thị, nghị quyết, kết luận của Trung ương, Tỉnh ủy trên lĩnh vực khoa giáo. Các ngành trong khối khoa giáo chủ động, tích cực triển khai thực hiện nhiệm vụ toàn diện trên các lĩnh vực giáo dục và đào tạo, khoa học - công nghệ; y tế, dân số, thể dục thể thao, gia đình, trẻ em, tài nguyên, môi trường… góp phần thực hiện nhiệm vụ chính trị, phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh 6 tháng đầu năm 2023.

20230727_093810_0000.jpg
Hội nghị ghi nhận nhiều ý kiến phát biểu của đại diện các ngành trong khối khoa giáo.

Ngành giáo dục và đào tạo tiếp tục đẩy mạnh hoàn thiện mạng lưới trường lớp, quy mô giáo dục; thực hiện đổi mới căn bản, toàn diện giáo dục và đào tạo. Ngành y tế làm tốt công tác chăm sóc sức khỏe Nhân dân; đảm bảo vệ sinh, an toàn thực phẩm; tuyên truyền cập nhật về phòng, chống một số dịch bệnh. Công tác dân số được quan tâm chỉ đạo, thực hiện và thu được những kết quả quan trọng. Công tác quản lý nhà nước về gia đình, tuyên truyền giáo dục đạo đức, lối sống trong gia đình được chú trọng. Các hoạt động văn hoá, thể thao được tổ chức thường xuyên, bảo đảm khoa học, tiết kiệm, lành mạnh. Đưa mục tiêu, nhiệm vụ KH&CN vào kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh. Công tác tuyên truyền chính sách BHXH, BHYT, BHTN được triển khai sâu rộng bằng nhiều hình thức phù hợp. Công tác bảo vệ môi trường tiếp tục được tăng cường, góp phần nâng cao nhận thức, trách nhiệm của các cấp ủy, tổ chức đảng, các tầng lớp nhân dân trong chủ động ứng phó với biến đổi khí hậu, quản lý và bảo vệ tài nguyên môi trường. Các cấp, các ngành chủ động, thường xuyên nắm tình hình tư tưởng, dư luận xã hội trước những vấn đề liên quan đến công tác khoa giáo ở cơ sở.

Bên cạnh những kết quả đạt được, công tác khoa giáo vẫn còn một số hạn chế như, công tác tuyên truyền, phổ biến chỉ thị, nghị quyết của Đảng về lĩnh vực khoa giáo ở một số địa phương, đơn vị có thời điểm chưa thường xuyên, hiệu quả. Công tác phối hợp, trao đổi thông tin giữa ban tuyên giáo và các ngành trong khối khoa giáo, giữa các ngành cùng cấp trong tham mưu triển khai thực hiện nhiệm vụ khoa giáo có nội dung chưa thường xuyên.

MTXX_MH20230727_091812120.jpg
Đồng chí Dương Đức Huy, Trưởng Ban Tuyên giáo Tỉnh ủy phát biểu tại hội nghị.

Kết luận hội nghị, đồng chí Dương Đức Huy, Trưởng Ban Tuyên giáo Tỉnh ủy nhấn mạnh một số nhiệm vụ công tác khoa giáo cần tập trung thực hiện. Trong đó, chủ động tham mưu Tỉnh ủy lãnh đạo, chỉ đạo thực hiện các chỉ thị, nghị quyết về lĩnh vực khoa giáo; tham mưu tổ chức đánh giá, sơ kết, tổng kết các nghị quyết, chỉ thị về lĩnh vực khoa giáo thiết thực, hiệu quả. Đẩy mạnh tuyên truyền, phổ biến sâu rộng các chỉ thị, nghị quyết của trung ương, của tỉnh về công tác khoa giáo đến cán bộ, đảng viên và Nhân dân trên địa bàn tỉnh. Thực hiện tốt quy chế phối hợp giữa Ban Tuyên giáo Tỉnh ủy với các ngành trong khối khoa giáo, cung cấp thông tin hai chiều, kịp thời xử lý các vấn đề nảy sinh ở từng lĩnh vực. Thường xuyên nắm bắt tình hình tư tưởng, dư luận xã hội, các vấn đề báo chí phản ánh liên quan đến lĩnh vực. Chủ động tham mưu, đấu tranh phản bác các luận điểm sai trái, tạo dựng niềm tin của Nhân dân đối với chủ trương, đường lối của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước thuộc lĩnh vực khoa giáo. Phối hợp đánh giá kết quả sau nửa nhiệm kỳ thực hiện các đề án trong lĩnh vực khoa giáo...

Có thể bạn quan tâm

Tin cùng chuyên mục

Cả hệ thống chính trị phải tập trung lãnh đạo, chỉ đạo, điều hành sát sao từng giờ, từng ngày, từng tuần

Cả hệ thống chính trị phải tập trung lãnh đạo, chỉ đạo, điều hành sát sao từng giờ, từng ngày, từng tuần

Đó là chỉ đạo của đồng chí Trịnh Xuân Trường, Bí thư Tỉnh ủy, Chủ tịch UBND tỉnh khi triển khai phương hướng, nhiệm vụ trong quý II và những tháng còn lại của năm 2025 tại Hội nghị lần thứ 21 của Ban Chấp hành Đảng bộ tỉnh khóa XVI, nhiệm kỳ 2020 - 2025.

Ngày 1/4/1975: Giải phóng Phú Yên, Bộ Chính trị chỉ thị "trận quyết chiến chiến lược cuối cùng đã bắt đầu"

ĐẠI THẮNG MÙA XUÂN NĂM 1975: Ngày 1/4/1975: Giải phóng Phú Yên, Bộ Chính trị chỉ thị "trận quyết chiến chiến lược cuối cùng đã bắt đầu"

Trưa ngày 1/4/1975, thị xã Tuy Hòa và toàn tỉnh Phú Yên đã được giải phóng. Bộ Chính trị chỉ thị: “Từ giờ phút này, trận quyết chiến chiến lược cuối cùng của quân và dân ta đã bắt đầu”. Quân đoàn 1 xuất phát hành quân thần tốc vào nam.

Sáp nhập xã, phường: Sự chủ động đi cùng nỗi niềm trăn trở

Sáp nhập xã, phường: Sự chủ động đi cùng nỗi niềm trăn trở

Thực hiện chủ trương sáp nhập, giảm số lượng xã, phường của Trung ương và sự chỉ đạo của tỉnh, thời gian qua các huyện, thị xã, thành phố trên địa bàn tỉnh đã chủ động rà soát, xây dựng các phương án sáp nhập phù hợp. Các phương án đều có sự tính toán về vị trí địa lý, phong tục văn hóa, điều kiện kinh tế - xã hội và những yếu tố đặc thù nhằm đảm bảo các xã, phường mới sau sáp nhập tiếp tục phát triển đồng đều và hài hòa với những định hướng, quy hoạch lớn của những năm trước.

Kỷ niệm 50 năm Ngày giải phóng tỉnh Bình Định

Kỷ niệm 50 năm Ngày giải phóng tỉnh Bình Định

Tối 30/3, tại Quảng trường Nguyễn Tất Thành (thành phố Quy Nhơn), Tỉnh ủy, Hội đồng nhân dân, Ủy ban nhân dân, Ủy ban Mặt trận Tổ quốc Việt Nam tỉnh Bình Định long trọng tổ chức Lễ kỷ niệm 50 năm Ngày giải phóng tỉnh Bình Định (31/3/1975-31/3/2025). Đây là sự kiện chính trị có ý nghĩa đặc biệt quan trọng của Đảng bộ, chính quyền, quân và dân tỉnh Bình Định.

Từ "con đường tơ lụa" trên sông Hồng đến trục động lực kinh tế "chung một dòng sông"

Từ "con đường tơ lụa" trên sông Hồng đến trục động lực kinh tế "chung một dòng sông"

Trong suốt chiều dài lịch sử nhân loại, có nhiều “con đường tơ lụa” được nhắc đến hiện nay, như tuyến đường thương mại Đông - Tây giữa Hy Lạp và Trung Quốc bắt đầu mở trong thế kỷ I và II TCN; hay “con đường tơ lụa” chính đi từ thủ đô của Trung Quốc qua Trung Á đến châu Âu... Và có một “con đường tơ lụa” nổi tiếng trên sông Hồng vẫn chảy suốt từ thời cổ đại đến hôm nay, đang trở thành “con đường tơ lụa” trong thời đại mới.

fb yt zl tw