Việc làm ý nghĩa của Hạt Kiểm lâm huyện Mường Khương

LCĐT - Hưởng ứng Cuộc vận động “Mỗi tổ chức, cá nhân gắn với một địa chỉ nhân đạo”, Hạt Kiểm lâm huyện Mường Khương đã giúp đỡ 1 học sinh có hoàn cảnh đặc biệt khó khăn trên địa bàn.

Cùng anh Nguyễn Minh Đức, cán bộ Trạm Kiểm lâm khu vực Cao Sơn, chúng tôi đến gia đình em Giàng Sinh, ở thôn Sả Lùng Chéng. Từ xa, nhận ra bóng dáng và màu áo xanh quen thuộc, Sinh cùng các em chạy ùa ra đón, lễ phép chào hỏi. Anh Đức ân cần hỏi thăm Sinh và nói với chúng tôi: Các con tôi cũng tầm tuổi này, thấy các cháu thiệt thòi, rất thương và coi Sinh như con mình.

Năm 2019, bố mất, mẹ bỏ đi, anh em Sinh nương tựa vào nhau trong căn nhà gỗ cũ kỹ, xiêu vẹo. Những tấm gỗ ghép với nhau làm tường, chỗ nào có khe hở, mấy anh em lấy bạt che chắn để mưa đỡ hắt, gió đỡ lùa. Những đứa trẻ ấy mạnh mẽ vượt lên thiếu vắng tình thương, sự bao bọc của cha mẹ; qua cái lạnh thấu xương của mùa đông vùng cao, những trận mưa bão mùa hè…

Cán bộ Hạt Kiểm lâm huyện Mường Khương tặng quà em Giàng Sinh.
Cán bộ Hạt Kiểm lâm huyện Mường Khương tặng quà em Giàng Sinh.

Trước hoàn cảnh éo le, 2 anh của Sinh phải nghỉ học để đi làm nuôi các em. Lúc ấy, Sinh học lớp 3, cũng có nguy cơ phải nghỉ học. Khi nhận được thông tin từ Trường Tiểu học Cao Sơn, anh Đức đã báo cáo với lãnh đạo Hạt Kiểm lâm huyện Mường Khương. Với sự cảm thông, chia sẻ, lãnh đạo đơn vị trực tiếp đến nhà thăm và quyết định nhận đỡ đầu, nâng bước Sinh đến trường.

Những phần quà ý nghĩa của Hạt Kiểm lâm huyện Mường Khương như quần áo, sách, vở và nhu yếu phẩm đã giúp cuộc sống của anh em Sinh bớt khó khăn. Cán bộ, công chức Hạt Kiểm lâm huyện Mường Khương, đặc biệt là cán bộ, công chức Trạm Kiểm lâm khu vực xã Cao Sơn cũng thường xuyên đến thăm, động viên anh em Sinh.

Anh Nguyễn Minh Đức, Trạm trưởng Trạm Kiểm lâm khu vực Cao Sơn còn liên hệ với giáo viên chủ nhiệm, Ban Giám hiệu Trường Tiểu học Cao Sơn để nắm tình hình học tập, sức khỏe của Sinh nhằm kịp thời giúp đỡ em. Đặc biệt, Hạt Kiểm lâm Mường Khương phát động lập sổ tiết kiệm cho Sinh. Hằng tháng, mỗi cán bộ, công chức trong đơn vị tự nguyện đóng góp một khoản tiền, đến 18 tuổi, Sinh sẽ có một khoản kinh phí để tiếp tục học nghề hoặc theo học cao đẳng, đại học.

Anh Đoàn Doanh Tiến, Hạt trưởng Hạt Kiểm lâm huyện Mường Khương chia sẻ: Chúng tôi mong rằng sự hỗ trợ của cán bộ, công chức trong đơn vị sẽ giúp  Sinh vượt khó vươn lên, phấn đấu học tập, rèn luyện và có tương lai tốt đẹp.

Năm nay, Giàng Sinh học lớp 7, được thầy cô đánh giá là học trò ngoan và có nhiều tiến bộ trong học tập. Chuyện về cậu bé Giàng Sinh trưởng thành từng ngày trong sự yêu thương của thầy cô, người dân trong thôn và cán bộ, công chức kiểm lâm ở huyện vùng cao Mường Khương là một câu chuyện nhân văn, tiếp thêm niềm tin yêu của đồng bào vùng cao với những cán bộ, công chức kiểm lâm trách nhiệm, tận tụy trong công việc, luôn sẵn sàng giúp đỡ Nhân dân.

Có thể bạn quan tâm

Tin cùng chuyên mục

Cải thiện quyền lợi của lao động nữ

Cải thiện quyền lợi của lao động nữ

Theo chương trình kỳ họp thứ 6, Quốc hội khóa XV, dự án Luật Bảo hiểm xã hội (BHXH) sẽ được Quốc hội thông qua vào cuối năm 2024; trong đó, có nhiều nội dung liên quan trực tiếp, tác động sâu rộng tới quyền và lợi ích của người lao động. Một trong những vấn đề người lao động, nhất là lao động nữ quan tâm là quy định về trợ cấp thai sản. Chính sách nêu trên có vị trí quan trọng trong hệ thống BHXH, ảnh hưởng đến nhiều người lao động trong xã hội và cả thế hệ tương lai đất nước.

Người trẻ thiếu kỹ năng mềm

Người trẻ thiếu kỹ năng mềm

Tôi có đứa em họ học ngành Dược, ra trường đi làm 2 năm nhưng thay đổi công việc 3 lần, với lý do “chưa tìm được công ty phù hợp”. Người ta phàn nàn cậu “ít nói, ngại giao tiếp” cho dù chuyên môn không hề kém.

Hiệu quả từ Chương trình mục tiêu quốc gia 1719 ở Lào Cai

Hiệu quả từ Chương trình mục tiêu quốc gia 1719 ở Lào Cai

Sau bốn năm triển khai Chương trình mục tiêu quốc gia phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi giai đoạn 2021 - 2025 (Chương trình MTQG 1719), tỉnh Lào Cai đã tập trung các nguồn lực, triển khai thực hiện có hiệu quả các dự án thành phần của Chương trình. Từ đó, tạo sinh kế, giúp người dân từng bước ổn định cuộc sống, vươn lên xóa đói, giảm nghèo.

Nỗi niềm của người cao tuổi không có lương hưu

Nỗi niềm của người cao tuổi không có lương hưu

Tỉnh Lào Cai hiện có hơn 24.000 người đang được chi trả lương hưu, trợ cấp bảo hiểm xã hội hằng tháng, chỉ chiếm khoảng 31,3% tổng số người cao tuổi trên địa bàn tỉnh, số còn lại nhiều người phải chật vật mưu sinh với nỗi lo cơm áo và bệnh tật khi không có thu nhập ổn định.

fb yt zl tw