Trăm sự phi lý phía sau “bộ cánh tự do tôn giáo”

Một trong những nguyên nhân khiến các thế lực thù địch và đối tượng xấu thường xuyên bịa đặt, vu cáo về tình hình tự do tín ngưỡng, tôn giáo ở Việt Nam là nhằm bẻ lái luật pháp về tín ngưỡng, tôn giáo của Việt Nam theo các tiêu chuẩn phương Tây.

Những đòi hỏi vô lý, quá trớn

Những năm qua, do cách nhìn thiên lệch, thiếu thiện chí nên một số cá nhân, tổ chức hoạt động dưới danh nghĩa “người bảo vệ” tự do tôn giáo và nhân quyền thế giới vẫn tung ra những thông tin thiếu khách quan, những nhận định sai trái về tình hình tự do tôn giáo ở Việt Nam. 

Điển hình là gần đây, Ủy ban Tự do tôn giáo quốc tế Mỹ (USCIRF) công bố báo cáo về tình hình tự do tôn giáo quốc tế năm 2021, trong đó nêu tình hình và kết quả thực hiện tôn giáo của 27 nước và một số thực thể, tổ chức trên thế giới mà USCIRF đánh giá là có những vi phạm “nghiêm trọng” hoặc “đặc biệt nghiêm trọng” để đề xuất Bộ Ngoại giao Mỹ đưa vào “danh sách các nước cần quan tâm đặc biệt” hoặc “danh sách cần theo dõi đặc biệt” về tự do tôn giáo, từ đó nhằm áp đặt chế tài với các quốc gia này trong hỗ trợ tài chính và hợp tác trên một số lĩnh vực.

Trong nội dung báo cáo về Việt Nam, USCIRF đưa ra nhận xét với giọng điệu đầy kẻ cả rằng điều kiện tự do tôn giáo của Việt Nam trong năm 2021 không có gì khác biệt so với năm 2020. Và, thông qua việc đả kích tình hình bảo đảm quyền tự do tín ngưỡng, tôn giáo ở Việt Nam, USCIRF thậm chí còn đòi sửa đổi Luật Tín ngưỡng, tôn giáo của Việt Nam.

Trăm sự phi lý phía sau “bộ cánh tự do tôn giáo”
Tính đến hết năm 2021 đã có 16 tôn giáo được Nhà nước Việt Nam công nhận, trong đó có Phật giáo, Công giáo, Tin lành, Cao đài, Phật giáo Hòa hảo... Ảnh minh họa: TTXVN 

Phải khẳng định rằng, không chỉ riêng báo cáo năm 2021 mà các báo cáo thường niên của USCIRF đưa ra trong những năm gần đây đều được đánh giá là chưa chính xác, thiếu thiện chí, thiếu khách quan về tình hình tự do tôn giáo ở nhiều nước, trong đó có Việt Nam. Thậm chí, ngay cả trong chính giới Mỹ và các tổ chức nhân quyền ở Mỹ cũng xuất hiện những ý kiến cho rằng, cách tiếp cận của USCIRF nặng về chỉ trích, không giúp cải thiện tự do tôn giáo trên toàn cầu đúng với mục đích mà Quốc hội và Chính phủ Mỹ đặt ra.

Trên thực tế, Việt Nam là quốc gia có nhiều loại hình tín ngưỡng tôn giáo, trong đó có cả tôn giáo nội sinh và tôn giáo ngoại nhập và từng được ví như một “bảo tàng” về tín ngưỡng, tôn giáo của thế giới. Theo thống kê cập nhật từ Ban Tôn giáo Chính phủ, hiện nay ở Việt Nam có khoảng 95% dân số có đời sống tín ngưỡng và hơn 26,5 triệu tín đồ, chức sắc của các tôn giáo. Tính đến hết năm 2021 đã có 16 tôn giáo được Nhà nước Việt Nam công nhận, trong đó có Phật giáo, Công giáo, Tin lành, Cao đài, Phật giáo Hòa hảo...

Chính sách nhất quán của Đảng, Nhà nước Việt Nam là bảo đảm và thúc đẩy quyền tự do tôn giáo, tín ngưỡng của người dân, bảo đảm công bằng, không phân biệt đối xử với các tôn giáo. Việt Nam cũng là một trong số ít các quốc gia trên thế giới có đạo luật về tôn giáo, cụ thể là Luật Tín ngưỡng, tôn giáo được Quốc hội thông qua ngày 18-11-2016, có hiệu lực thi hành từ ngày 1-1-2018. Luật Tín ngưỡng, tôn giáo của Việt Nam quy định rất rõ các tôn giáo bình đẳng trước pháp luật, không ai được xâm phạm tự do tín ngưỡng, tôn giáo và lợi dụng tín ngưỡng, tôn giáo để vi phạm pháp luật.

Đồng thời, Nhà nước Việt Nam tôn trọng, bảo vệ giá trị văn hóa, đạo đức tốt đẹp của tín ngưỡng, tôn giáo, truyền thống thờ cúng tổ tiên, tôn vinh người có công với đất nước và cộng đồng, đáp ứng nhu cầu tinh thần của nhân dân. Nhà nước cũng bảo hộ các cơ sở tín ngưỡng, tổ chức tôn giáo và tài sản hợp pháp của các cơ sở tín ngưỡng, tổ chức tôn giáo. Đồng thời, nghiêm cấm các hành vi phân biệt đối xử, kỳ thị vì lý do tín ngưỡng, tôn giáo, ép buộc, mua chuộc hoặc cản trở người khác theo hoặc không theo tín ngưỡng, tôn giáo, xúc phạm tín ngưỡng, tôn giáo; các hoạt động lợi dụng tín ngưỡng, tôn giáo để xâm phạm quốc phòng, an ninh, chủ quyền quốc gia, trật tự, an toàn xã hội, môi trường, xâm phạm đời sống xã hội cũng như thân thể, tính mạng, sức khỏe của nhân dân... Và việc xử lý đối với các hoạt động vi phạm pháp luật liên quan đến tôn giáo cũng dựa trên những quy định này.

Quyền tự do tôn giáo là vấn đề có tính lịch sử, nghĩa là phụ thuộc vào từng thời điểm lịch sử cụ thể ở từng quốc gia, gắn với từng thể chế chính trị-xã hội và điều kiện kinh tế-văn hóa-xã hội cụ thể nhất định. Nói cách khác, không thể tồn tại một khái niệm về quyền tự do tôn giáo chung chung, trừu tượng mà không gắn với một bối cảnh và thực thể nhất định.

Vì lẽ đó, không thể đem giá trị, quan niệm về tự do tôn giáo ở một quốc gia này để áp dụng hay đo lường, đánh giá mức độ quyền tự do tôn giáo ở một quốc gia khác. Đặc biệt, trên phương diện quan hệ đối ngoại giữa các quốc gia, thể chế chính trị bình đẳng, độc lập thì càng không thể đem tiêu chuẩn về tự do tôn giáo ở quốc gia này để áp đặt lên một quốc gia khác và buộc quốc gia đó phải tuân theo.

Đây cũng là những điều mà USCIRF hay bất cứ cá nhân, tổ chức nào đang muốn đưa ra những đòi hỏi quá trớn đối với việc bảo đảm quyền tự do tín ngưỡng, tôn giáo ở Việt Nam cần phải học thuộc!

Cần xem lại cách nhìn, quan niệm về tự do tôn giáo

Những năm gần đây, sự sôi động trong đời sống tôn giáo ở Việt Nam được thể hiện ở việc liên tục gia tăng số lượng các cơ sở thờ tự trong tôn giáo và tín đồ. Bất chấp điều đó, các thế lực thù địch vẫn vu cáo Việt Nam ngăn cản tự do tôn giáo, không công nhận các tổ chức tôn giáo.

Theo số liệu từ Ban Tôn giáo Chính phủ, nếu như năm 1985, số lượng tín đồ các tôn giáo ở Việt Nam vào khoảng 14 triệu, thì đến năm 2021 đã tăng lên hơn 26,5 triệu. Thành tựu trong bảo đảm quyền tự do tín ngưỡng, tôn giáo ở Việt Nam còn được thể hiện qua sự gia tăng số lượng các trường đào tạo chức sắc.

Tính đến tháng 4-2022, các tôn giáo ở Việt Nam có 66 cơ sở đào tạo chức sắc với 10.000 học viên đang theo học, riêng Giáo hội Phật giáo Việt Nam có 47 cơ sở đào tạo, trong đó có 4 học viện Phật giáo. Các cơ sở thờ tự cũng được quan tâm sửa chữa, xây mới. Tính đến ngày 31-12-2021, cả nước có 29.800 cơ sở thờ tự của các tôn giáo, tăng thêm 5.800 cơ sở so với năm 2008.

Hiện ở Việt Nam cũng có nhiều hệ thống tổ chức giáo hội có tầm hoạt động quốc tế, đặc biệt là Công giáo, Phật giáo và một số tổ chức tôn giáo có nguồn gốc nước ngoài du nhập vào Việt Nam, thể hiện thông qua việc mở rộng quan hệ với các tổ chức tôn giáo các nước và tiến hành các hoạt động thiện nguyện ở nước ngoài. Chẳng hạn như giữa tháng 6 vừa qua, Giáo hội Phật giáo Việt Nam đã tổ chức lễ trao tặng tài trợ, giúp đỡ nhân dân Sri Lanka vượt qua khó khăn do cuộc khủng hoảng kinh tế, chính trị tại đất nước này.

Không chỉ phát triển mạnh mẽ về số lượng, các tổ chức tôn giáo, tín đồ, chức sắc ở Việt Nam đã chứng tỏ tầm ảnh hưởng tích cực đối với đời sống, sẵn sàng đóng góp cho cộng đồng thông qua các hoạt động thiện nguyện và đồng hành với các hoạt động của đất nước, mà những gì diễn ra trong giai đoạn đại dịch Covid-19 phức tạp là một ví dụ điển hình.

Những con số và ví dụ nói trên một mặt phản ánh sự quan tâm của Nhà nước Việt Nam trong thực hiện nhất quán quyền tự do tín ngưỡng, tôn giáo; mặt khác khẳng định Việt Nam không phân biệt giữa người có tín ngưỡng, tôn giáo hay không; không phân biệt hay kỳ thị bất kỳ tôn giáo nào dù nội sinh hay được truyền từ nước ngoài, dù là tôn giáo đã ổn định lâu dài hay mới được công nhận.

Thực tế cũng cho thấy, các tín đồ tôn giáo ở Việt Nam ngày càng đông và họ được tự do hành lễ dù ở nhà riêng hay nơi thờ tự. Mỗi người Việt Nam cũng thường có tín ngưỡng riêng, chẳng hạn như thờ cúng tổ tiên, ngày rằm mùng một thắp hương... nhưng vẫn có thể theo tôn giáo. Ngoài ra, nhiều lễ hội tôn giáo diễn ra hằng năm không còn là chuyện riêng của từng tôn giáo mà đã có sức lan tỏa lớn trong cộng đồng xã hội, qua đó làm giàu thêm đời sống tinh thần của nhân dân. 

Qua đó để thấy rằng, việc một số cá nhân, tổ chức nước ngoài thường xuyên bóp méo hoặc có cái nhìn sai lệch về tình hình tự do tôn giáo ở Việt Nam có thể do mưu đồ rắp tâm chống phá Việt Nam thông qua vấn đề dân chủ, tôn giáo và nhân quyền, hoặc cũng có thể do sự khác biệt trong cách nhìn và quan niệm của họ về vấn đề này. 

Can thiệp sâu vào tình hình tự do nhân quyền cũng như tự do tín ngưỡng, tôn giáo của các quốc gia khác và cố bắt các quốc gia ấy phải mặc “bộ cánh tự do tôn giáo” mang màu sắc phương Tây là điều không thể chấp nhận được. Bộ cánh ấy qua mô tả thì rất mỹ miều và hợp thời, nhưng liệu đã có ai thừa nhận sự chuẩn mực của nó?

Nguồn: QĐND

Có thể bạn quan tâm

Tin cùng chuyên mục

Công bố thành lập thành phố Bến Cát trực thuộc tỉnh Bình Dương

Công bố thành lập thành phố Bến Cát trực thuộc tỉnh Bình Dương

Sáng 25/4, Thị ủy - HĐND - UBND - Ủy ban MTTQ Việt Nam thành phố Bến Cát tổ chức Lễ công bố Nghị quyết của Ủy ban Thường vụ Quốc hội thành lập phường An Điền, phường An Tây thuộc thị xã Bến Cát và thành lập thành phố Bến Cát, tỉnh Bình Dương; đón nhận Huân chương Lao động hạng Nhất.

Giao nhiệm vụ diễn tập phòng thủ dân sự huyện Bát Xát năm 2024

Giao nhiệm vụ diễn tập phòng thủ dân sự huyện Bát Xát năm 2024

Sáng 24/4, Ban Chỉ đạo diễn tập tỉnh Lào Cai tổ chức Hội nghị giao nhiệm vụ diễn tập phòng thủ dân sự - ứng phó thiên tai và tìm kiếm cứu nạn huyện Bát Xát năm 2024. Đại tá Phạm Hùng Hưng, Chỉ huy trưởng Bộ Chỉ huy Quân sự tỉnh, Phó Trưởng ban Thường trực Ban Chỉ đạo diễn tập tỉnh chủ trì hội nghị.

Đoàn đại biểu Hội Liên hiệp Phụ nữ tỉnh Lào Cai (Việt Nam) xuất cảnh tham gia giao lưu, trao đổi công tác với Hội Liên hiệp Phụ nữ châu Hồng Hà, tỉnh Vân Nam (Trung Quốc)

Đoàn đại biểu Hội Liên hiệp Phụ nữ tỉnh Lào Cai (Việt Nam) xuất cảnh tham gia giao lưu, trao đổi công tác với Hội Liên hiệp Phụ nữ châu Hồng Hà, tỉnh Vân Nam (Trung Quốc)

Theo lời mời của Hội Liên hiệp Phụ nữ châu Hồng Hà, tỉnh Vân Nam (Trung Quốc), sáng 25/4, tại Cửa khẩu Quốc tế Lào Cai, Đoàn đại biểu Hội Liên hiệp Phụ nữ tỉnh Lào Cai (Việt Nam) xuất cảnh để tham dự các hoạt động giao lưu, trao đổi công tác phụ nữ.

Trưởng Ban Tổ chức Tỉnh ủy Phạm Toàn Thắng thăm, tặng quà dân công hỏa tuyến tham gia Chiến dịch Điện Biên Phủ tại huyện Văn Bàn

Trưởng Ban Tổ chức Tỉnh ủy Phạm Toàn Thắng thăm, tặng quà dân công hỏa tuyến tham gia Chiến dịch Điện Biên Phủ tại huyện Văn Bàn

Sáng 25/4, đồng chí Phạm Toàn Thắng, Ủy viên Ban Thường vụ, Trưởng Ban Tổ chức Tỉnh ủy cùng đoàn công tác của tỉnh và huyện Văn Bàn đã tới thăm, tặng quà các ông, bà từng tham gia dân công hỏa tuyến trong Chiến dịch Điện Biên Phủ, hiện đang sống tại huyện Văn Bàn.

Chiến dịch tiễu phỉ sau giải phóng Lào Cai

Chiến dịch tiễu phỉ sau giải phóng Lào Cai

Sau khi tỉnh Lào Cai được giải phóng (năm 1950), dưới sự bảo trợ của Mỹ, Pháp đã tung lực lượng vào địa bàn để gây phỉ nhằm phá hoại cách mạng nước ta. Đặc biệt, khi quân và dân ta mở chiến dịch vận chuyển lực lượng, hậu cần, vũ khí cho Chiến dịch Điện Biên Phủ, địch đã sử dụng phỉ với vai trò chặn đường tiếp ứng.

Lễ tổng kết và trao giải Cuộc thi viết 'Bảo vệ nền tảng tư tưởng của Đảng trong tình hình mới'

Lễ tổng kết và trao giải Cuộc thi viết 'Bảo vệ nền tảng tư tưởng của Đảng trong tình hình mới'

Tối 24/4, tại Nhà hát Lớn Hà Nội, Báo Quân đội nhân dân phối hợp với Hội Nhà báo Việt Nam và Ngân hàng Thương mại cổ phần Quân đội tổ chức Lễ Tổng kết và trao giải Cuộc thi viết “Bảo vệ nền tảng tư tưởng của Đảng trong tình hình mới” lần thứ ba (2023-2024) và phát động Cuộc thi viết lần thứ tư (2024-2025).

Trưởng Ban Dân vận Tỉnh ủy Lý Thị Vinh thăm, tặng quà chiến sĩ, cựu thanh niên xung phong Điện Biên tại huyện Bảo Yên

Trưởng Ban Dân vận Tỉnh ủy Lý Thị Vinh thăm, tặng quà chiến sĩ, cựu thanh niên xung phong Điện Biên tại huyện Bảo Yên

Nhân kỷ niệm 70 năm Chiến thắng Điện Biên Phủ, ngày 24/4, Đoàn công tác của tỉnh do đồng chí Lý Thị Vinh, Ủy viên Ban Thường vụ, Trưởng Ban Dân vận Tỉnh ủy đến thăm, tặng quà cán bộ, chiến sĩ, thanh niên xung phong tham gia Chiến dịch Điện Biên Phủ hiện sinh sống tại huyện Bảo Yên.

Cần có giải pháp cho các lỗi có tính điển hình như: Chở quá số người, vi phạm tốc độ

Đảm bảo an toàn giao thông dịp nghỉ Lễ: Cần có giải pháp cho các lỗi có tính điển hình như: Chở quá số người, vi phạm tốc độ

Đó là yêu cầu của đồng chí Nguyễn Văn Thắng, Ủy viên Ban Chấp hành Trung ương Đảng, Bộ trưởng Bộ Giao thông vận tải, Phó Chủ tịch Thường trực Ủy ban An toàn giao thông Quốc gia khi chủ trì Hội nghị trực tuyến toàn quốc sơ kết công tác đảm bảo trật tự, an toàn giao thông quý I và triển khai phương hướng, nhiệm vụ quý II/2024 diễn ra sáng 24/4.

fb yt zl tw