Có những việc địa phương làm được, sao bộ ngành vẫn “ôm”?

“Cần thấy nguồn lực trong dân, từng tỉnh, thành, khả năng người ta làm được thì mạnh dạn phân cấp, ủy quyền. Nên như thế để bộ ngành làm việc lớn, việc nhỏ để chúng tôi, người dân đỡ đi lại chứ không thì hở một chút lại chạy ra trung ương”.

Đại biểu Quốc hội nhấn mạnh điều này khi thảo luận tổ về Báo cáo của Chính phủ về công tác thực hành tiết kiệm, chống lãng phí năm 2021, tại Kỳ họp thứ 3, Quốc hội khóa XV. Các ý kiến cơ bản đánh giá cao nỗ lực của Chính phủ và những kết quả đạt được, song vẫn băn khoăn và đề nghị cần giải pháp mạnh mẽ hơn nữa để tiết kiệm và sử dụng hiệu quả nguồn lực.

Chính phủ cho biết, tổng số tiết kiệm kinh phí, vốn nhà nước năm 2021 theo báo cáo của các bộ, ngành, địa phương là hơn 72.000 tỷ đồng. Công tác xây dựng thể chế được đề cao và là nhiệm vụ trọng tâm, cùng với đó là quyết liệt cắt giảm các quy định, thủ tục hành chính, chi phí đối với hoạt động sản xuất kinh doanh.

Ngành Thanh tra phát hiện vi phạm về kinh tế 179.304 tỷ đồng, 9.258 ha đất; kiến nghị thu hồi về NSNN 17.825 tỷ đồng và thu hồi 811 ha đất. Xử lý hành chính đối với hàng nghìn tập thẻ và cá nhân; chuyển cơ quan chức năng điều tra, khởi tố 17 vụ, 70 đối tượng.

Đại biểu Tô Thị Bích Châu - Chủ tịch Ủy ban Mặt trận Tổ quốc Việt Nam thành phố Hồ Chí Minh nêu thực tế nhiều dự án rất chậm, cần phê bình nghiêm khắc, có biện pháp mạnh để thu hồi hoặc triển khai. “Có những dự án đến bây giờ 30 năm, người dân lay lắt sống trên mảnh đất của mình không có sổ đỏ” – bà nói.

Đại biểu Tô Thị Bích Châu phát biểu thảo luận tổ, chiều 25/5
Đại biểu Tô Thị Bích Châu phát biểu thảo luận tổ, chiều 25/5

Nữ đại biểu cũng đề nghị hết sức quan tâm việc cải cách hành chính, mạnh dạn phân cấp cho tỉnh, thành. Bởi có những chứng chỉ như xuất xứ hàng hóa, chứng chỉ hành nghề mà việc cấp khiến daonh nghiệp phải đến trực tiếp trong khi có thể ngồi nhà thực hiện dịch vụ công trực tuyến để tiết kiệm kinh phí đi lại cũng như phát hành chính công trực tuyến. Thậm chí có việc cấp tỉnh có thể làm được nhưng bộ vẫn “ôm” để rồi nhiều năm liên tục bổ sung hồ sơ chỉ vì một số chỉ tiêu, tiêu chí kỹ thuật.

“Đánh giá thực hành tiết kiệm, chống lẵng phí bên cạnh những việc làm tích cực như tiết kiệm ngân sách thì cũng thấy nguồn lực trong dân, từng tỉnh thành, khả năng người ta làm được thì mạnh dạn phân cấp, ủy quyền. Nên như thế để bộ ngành làm việc lớn, việc nhỏ để chúng tôi, người dân đỡ đi lại chứ không thì hở một chút lại chạy ra trung ương” – bà Tô Thị Bích Châu nêu quan điểm.

Còn theo đại biểu Tạ Thị Yên (đoàn Điện Biên) – Phó trưởng Ban Công tác đại biểu, lãng phí trong đầu tư xây dựng cơ bản vẫn luôn là vấn đề cần phải suy nghĩ, bởi loại lãng phí này bao trùm lên tất cả các giai đoạn đầu tư, từ quy hoạch, kế hoạch đến bố trí vốn thực hiện dự án, bàn giao và đưa vào sử dụng.

Trong báo cáo thẩm tra của Uỷ ban Tài chính – Ngân sách đã nêu rõ, vẫn còn nhiều bộ, ngành, địa phương chưa đảm bảo tiến độ của nhiều dự án, đặc biệt là những dự án quan trọng quốc gia, chương trình mục tiêu quốc gia, gây lãng phí nguồn lực, ảnh hưởng đến phát triển KT-XH của địa phương như: Đường sắt đô thị trên cao tại Hà Nội, TPHCM; Dự án đền bù GPMB, tái định cư Cảng hàng không quốc tế Long Thành.

“Đề nghị Chính phủ cần kiên quyết chỉ đạo và có ý kiến với các bộ ngành, địa phương mà không đảm bảo tiến độ công trình, dự án, chậm giải ngân vốn đầu tư công, vốn ODA gây lãng phí nguồn lực, tài chính công, giảm hiệu quả đầu tư công”, đại biểu Tạ Thị Yên nêu ý kiến.

Đại biểu Tạ Thị Yên đề nghị làm rõ trách nhiệm khi triển khai các công trình trọng điểm chậm trễ
Đại biểu Tạ Thị Yên đề nghị làm rõ trách nhiệm khi triển khai các công trình trọng điểm chậm trễ

Liên quan tới lĩnh vực tài chính, ngân sách, bà Tạ Thị Yên cũng chỉ rõ vấn đề chậm phân bổ NSNN cho các công trình, dự án trong kế hoạch đầu tư công trung hạn, trong kế hoạch phục hồi phát triển KT-XH sau đại dịch COVID-19.

Cụ thể như 3 chương trình mục tiêu quốc gia: phát triển KT-XH vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi; giảm nghèo bền vững; xây dựng nông thôn mới là đã có Nghị quyết chuyên đề; dự kiến, bố trí nguồn vốn khi xây dựng thì quyết liệt, khẩn trương nhưng khi thực hiện lại chậm.

Đại biểu đề nghị Chính phủ chỉ đạo, làm rõ trách nhiệm của Bộ, ngành, cơ quan đơn vị gây ra sự chậm trễ này, bởi không chỉ làm lãng phí nguồn lực tài chính công được bố trí mà cũng không phát huy được nguồn lực phối hợp của xã hội.

"Việc quy định trách nhiệm của người đứng đầu, trước hết phải soi vào việc thực hiện nghiêm túc các chủ trương, chính sách, Nghị quyết của Đảng và Nhà nước rồi đến các vấn đề khác", bà Yên nhấn mạnh.

VOV

Có thể bạn quan tâm

Tin cùng chuyên mục

Giao nhiệm vụ diễn tập phòng thủ dân sự huyện Bát Xát năm 2024

Giao nhiệm vụ diễn tập phòng thủ dân sự huyện Bát Xát năm 2024

Sáng 24/4, Ban Chỉ đạo diễn tập tỉnh Lào Cai tổ chức Hội nghị giao nhiệm vụ diễn tập phòng thủ dân sự - ứng phó thiên tai và tìm kiếm cứu nạn huyện Bát Xát năm 2024. Đại tá Phạm Hùng Hưng, Chỉ huy trưởng Bộ Chỉ huy Quân sự tỉnh, Phó Trưởng ban Thường trực Ban Chỉ đạo diễn tập tỉnh chủ trì hội nghị.

Đoàn đại biểu Hội Liên hiệp Phụ nữ tỉnh Lào Cai (Việt Nam) xuất cảnh tham gia giao lưu, trao đổi công tác với Hội Liên hiệp Phụ nữ châu Hồng Hà, tỉnh Vân Nam (Trung Quốc)

Đoàn đại biểu Hội Liên hiệp Phụ nữ tỉnh Lào Cai (Việt Nam) xuất cảnh tham gia giao lưu, trao đổi công tác với Hội Liên hiệp Phụ nữ châu Hồng Hà, tỉnh Vân Nam (Trung Quốc)

Theo lời mời của Hội Liên hiệp Phụ nữ châu Hồng Hà, tỉnh Vân Nam (Trung Quốc), sáng 25/4, tại Cửa khẩu Quốc tế Lào Cai, Đoàn đại biểu Hội Liên hiệp Phụ nữ tỉnh Lào Cai (Việt Nam) xuất cảnh để tham dự các hoạt động giao lưu, trao đổi công tác phụ nữ.

Trưởng Ban Tổ chức Tỉnh ủy Phạm Toàn Thắng thăm, tặng quà dân công hỏa tuyến tham gia Chiến dịch Điện Biên Phủ tại huyện Văn Bàn

Trưởng Ban Tổ chức Tỉnh ủy Phạm Toàn Thắng thăm, tặng quà dân công hỏa tuyến tham gia Chiến dịch Điện Biên Phủ tại huyện Văn Bàn

Sáng 25/4, đồng chí Phạm Toàn Thắng, Ủy viên Ban Thường vụ, Trưởng Ban Tổ chức Tỉnh ủy cùng đoàn công tác của tỉnh và huyện Văn Bàn đã tới thăm, tặng quà các ông, bà từng tham gia dân công hỏa tuyến trong Chiến dịch Điện Biên Phủ, hiện đang sống tại huyện Văn Bàn.

Chiến dịch tiễu phỉ sau giải phóng Lào Cai

Chiến dịch tiễu phỉ sau giải phóng Lào Cai

Sau khi tỉnh Lào Cai được giải phóng (năm 1950), dưới sự bảo trợ của Mỹ, Pháp đã tung lực lượng vào địa bàn để gây phỉ nhằm phá hoại cách mạng nước ta. Đặc biệt, khi quân và dân ta mở chiến dịch vận chuyển lực lượng, hậu cần, vũ khí cho Chiến dịch Điện Biên Phủ, địch đã sử dụng phỉ với vai trò chặn đường tiếp ứng.

Lễ tổng kết và trao giải Cuộc thi viết 'Bảo vệ nền tảng tư tưởng của Đảng trong tình hình mới'

Lễ tổng kết và trao giải Cuộc thi viết 'Bảo vệ nền tảng tư tưởng của Đảng trong tình hình mới'

Tối 24/4, tại Nhà hát Lớn Hà Nội, Báo Quân đội nhân dân phối hợp với Hội Nhà báo Việt Nam và Ngân hàng Thương mại cổ phần Quân đội tổ chức Lễ Tổng kết và trao giải Cuộc thi viết “Bảo vệ nền tảng tư tưởng của Đảng trong tình hình mới” lần thứ ba (2023-2024) và phát động Cuộc thi viết lần thứ tư (2024-2025).

Trưởng Ban Dân vận Tỉnh ủy Lý Thị Vinh thăm, tặng quà chiến sĩ, cựu thanh niên xung phong Điện Biên tại huyện Bảo Yên

Trưởng Ban Dân vận Tỉnh ủy Lý Thị Vinh thăm, tặng quà chiến sĩ, cựu thanh niên xung phong Điện Biên tại huyện Bảo Yên

Nhân kỷ niệm 70 năm Chiến thắng Điện Biên Phủ, ngày 24/4, Đoàn công tác của tỉnh do đồng chí Lý Thị Vinh, Ủy viên Ban Thường vụ, Trưởng Ban Dân vận Tỉnh ủy đến thăm, tặng quà cán bộ, chiến sĩ, thanh niên xung phong tham gia Chiến dịch Điện Biên Phủ hiện sinh sống tại huyện Bảo Yên.

Cần có giải pháp cho các lỗi có tính điển hình như: Chở quá số người, vi phạm tốc độ

Đảm bảo an toàn giao thông dịp nghỉ Lễ: Cần có giải pháp cho các lỗi có tính điển hình như: Chở quá số người, vi phạm tốc độ

Đó là yêu cầu của đồng chí Nguyễn Văn Thắng, Ủy viên Ban Chấp hành Trung ương Đảng, Bộ trưởng Bộ Giao thông vận tải, Phó Chủ tịch Thường trực Ủy ban An toàn giao thông Quốc gia khi chủ trì Hội nghị trực tuyến toàn quốc sơ kết công tác đảm bảo trật tự, an toàn giao thông quý I và triển khai phương hướng, nhiệm vụ quý II/2024 diễn ra sáng 24/4.

Bảo tàng lịch sử Chiến thắng Điện Biên Phủ - điểm hẹn lịch sử

Bảo tàng lịch sử Chiến thắng Điện Biên Phủ - điểm hẹn lịch sử

Bảo tàng lịch sử Chiến thắng Điện Biên Phủ được khánh thành năm 2014, nhân dịp kỷ niệm 60 năm Chiến thắng lịch sử Điện Biên Phủ. Khu vực tham quan của bảo tàng bao gồm tầng trệt và tầng nổi; tầng nổi là Nhà trưng bày, đang trưng bày gần 1.000 hiện vật và hình ảnh cùng với những cảnh quan, cảnh tượng lịch sử, nhằm tái hiện phần nào về Chiến thắng Điện Biên năm xưa. Dưới đây là một số hình ảnh ấn tượng được phóng viên của Báo Lào Cai ghi lại trong quá trình tác nghiệp tại Điện Biên.

fb yt zl tw