“Chúng ta nói rất nhiều đến blockchain, tiền ảo song khung pháp lý chưa có”

“Có nhiều startups rất lớn, những game được quy đổi ra hàng tỷ USD nhưng mà phần lớn lại thành lập công ty ở Singapore mà không thành lập tại Việt Nam, vì chúng ta không có khung pháp lý”.

Thảo luận tại Kỳ họp thứ 3 về Chương trình xây dựng luật pháp lệnh 2023, đại biểu Quốc hội cho rằng thời gian tới phải thay đổi cách nhìn, tăng tính dự báo, trước hết đó là xu hướng tác động đến hoạt động lập pháp.

Đề xuất nghiên cứu khung pháp lý về tiền ảo, tài sản ảo

Đại biểu Trịnh Xuân An (đoàn Đồng Nai) dẫn thực tế hời gian qua chúng ta xác định chuyển đổi số sẽ chiếm 20% GDP, nói rất nhiều đến blockchain, đến tiền ảo, tiền số, tuy nhiên, khung pháp lý cho hệ thống này thế nào thì chưa có. Hiện Chính phủ đã giao cho Bộ Tư pháp, Ngân hàng Nhà nước phối hợp với cơ quan có liên quan nghiên cứu vấn đề này.

“Chúng ta nói rất nhiều đến blockchain, tiền ảo song khung pháp lý chưa có” ảnh 1
Đại biểu Trịnh Xuân An (đoàn Đồng Nai)

Xuất phát từ vai trò cũng như là tiềm năng của lĩnh vực này, đại biểu đề nghị cần phải nghiên cứu sớm để có quy định về tài sản ảo, tiền ảo, tiền mã hóa và tài sản mã hóa.

“Có những game của chúng ta hiện nay được quy đổi ra tới khoảng độ 9,7 tỷ USD, nhưng mà phần lớn là các startups lại thành lập công ty ở Singapore mà không thành lập tại Việt Nam, vì chúng ta không có khung pháp lý” – ông Trịnh Xuân An dẫn chứng và đề nghị hết sức nghiên cứu về vấn đề này.

Nhấn mạnh cần thiết phải nghiên cứu phát triển nhanh nguồn nhân lực, nhất là nguồn nhân lực chất lượng cao vì đây là 1 trong 3 khâu đột phá phát triển đất nước, đại biểu Trần Thị Hồng Thanh (đoàn Ninh Bình) cho rằng yêu cầu đặt ra là phải tạo môi trường và điều kiện để phát triển thị trường lao động hiện đại, thông thoáng, thống nhất nâng cao hiệu quả đào tạo nhằm nâng cao kỹ năng đáp ứng nhu cầu thị trường lao động trong bối cảnh cách mạng công nghiệp 4.0.

Hơn nữa, kinh tế số và kỷ nguyên công nghệ số đang mang đến những cơ hội bứt phá về năng suất lao động, phát triển nhân lực chất lượng cao, nhưng chính cơ hội này cũng là thách thức, đòi hỏi phải có những đổi mới trong quản lý nhà nước về đào tạo, phát triển và sử dụng lao động.

“Từ thực tiễn đó, tôi đề nghị Chính phủ cần nghiên cứu, bổ sung dự án Luật Việc làm (sửa đổi) để đưa vào chương trình” – nữ đại biểu nêu ý kiến.

Còn đại biểu Lê Xuân Thân (đoàn Khánh Hòa) bày tỏ lưu tâm đến Luật Thương mại và Luật Trọng tài thương mại.

Bởi, Luật Thương mại được Quốc hội ban hành vào năm 2005, tới nay đã 17 năm trong khi tình hình kinh doanh và hoạt động thương mại của đất nước và kể cả kinh doanh quốc tế phát triển gần như hằng ngày, hằng giờ. Hiện nay thương mại điện tử được điều chỉnh bằng nghị định, thông tư, chưa có sửa đổi luật căn bản trong luật.

Tương tự, Luật Trọng tài thương mại có hiệu lực 2011, chưa có một cơ chế thoáng, mở và giải quyết tranh chấp thương mại một cách hiệu quả để có thể kêu gọi đầu tư và tất cả các hoạt động về giải quyết tranh chấp nhanh, hiệu quả, công khai, minh bạch.

“Tôi nghĩ rằng nên đặt vấn đề để sửa hai luật này cùng với Luật Giao dịch điện tử và một số các văn bản luật đồng bộ với kinh tế thị trường của đất nước ta” – ông Lê Xuân Thân nêu ý kiến.

Cần luật hóa chủ trương bảo vệ cán bộ dám nghĩ, dám làm

Trong khi đó, đại biểu Nguyễn Văn Cảnh (đoàn Bình Định) mong muốn thể chế hóa chủ trương khuyến khích và bảo vệ cán bộ năng động, sáng tạo, dám nghĩ, dám làm, dám đột phá vì lợi ích chung nên cần những đột phá trong các chính sách, trong công tác điều hành.

“Những đột phá thường đi trước pháp luật hoặc pháp luật đã quy định nhưng trong một số trường hợp cần phải bỏ qua để đạt được những kết quả cao hơn vì lợi ích chung. Muốn có đột phá và vẫn tuân thủ Hiến pháp thì chúng ta cần có Luật Bảo vệ người dám nghĩ, dám làm. Lúc này có thể xung đột với nhiều luật khác nhưng nếu Quốc hội đồng ý, khi có xung đột giữa các luật thì Luật Bảo vệ người dám nghĩ, dám làm sẽ có giá trị pháp lý cao hơn thì chủ trương bảo vệ người dám nghĩ, dám làm vì lợi ích chung sẽ sớm đi vào cuộc sống” – vị đại biểu Quốc hội đoàn Bình Định nêu đề xuất.

Phân tích cụ thể hơn, ông Nguyễn Văn Cảnh cho rằng Luật Bảo vệ người dám nghĩ, dám làm sẽ có 2 phần. Một là phần cá nhân, tổ chức quyết định những công việc chưa được pháp luật quy định. Hai là phần cá nhân, tổ chức quyết định những công việc trái với pháp luật hiện hành quy định và trong mỗi trường hợp đều có quy định tổ chức lấy ý kiến tập thể, ý kiến Mặt trận, xin ý kiến của cấp lãnh đạo, cấp trên khác nhau. Nội dung của các quyết định đó là những quyết định vì lợi ích chung và phải mang lại lợi ích lớn.

Ví dụ như quyết định đó sẽ giúp cho tốc độ tăng trưởng của địa phương tăng lên 1%, giúp cho ngân sách địa phương tăng thêm 10%, giúp đẩy nhanh hơn 50% tốc độ của các công trình hạ tầng quan trọng của địa phương. Những con số này cần được chứng minh một cách khoa học. Các quyết định đó cũng không làm ảnh hưởng đến lợi ích hợp pháp của người dân và doanh nghiệp. Các cá nhân, tổ chức sẽ được tuyên dương, khen thưởng khi các quyết định đột phá, mang lại lợi ích để tạo sự lan tỏa trong xã hội./.

VOV

Có thể bạn quan tâm

Tin cùng chuyên mục

Chủ tịch nước trao Quyết định thăng quân hàm đối với sĩ quan cao cấp Quân đội và Công an

Chủ tịch nước trao Quyết định thăng quân hàm đối với sĩ quan cao cấp Quân đội và Công an

Ngày 14/7, tại Phủ Chủ tịch, Chủ tịch nước Lương Cường, Chủ tịch Hội đồng Quốc phòng và An ninh, Thống lĩnh các lực lượng vũ trang đã chủ trì Lễ trao Quyết định thăng quân hàm, cấp bậc hàm Đại tướng, Thượng tướng đối với các sĩ quan cao cấp Quân đội nhân dân và Công an nhân dân.

Bí thư Tỉnh ủy Trịnh Xuân Trường chủ trì buổi làm việc về thu ngân sách và giải ngân vốn đầu tư công

Bí thư Tỉnh ủy Trịnh Xuân Trường chủ trì buổi làm việc về thu ngân sách và giải ngân vốn đầu tư công

Chiều 14/7, đồng chí Trịnh Xuân Trường, Bí thư Tỉnh ủy, Chủ tịch HĐND tỉnh Lào Cai chủ trì buổi làm việc với Đảng ủy UBND tỉnh và các sở, ngành liên quan nhằm đánh giá kết quả thu ngân sách, giải ngân vốn đầu tư công năm 2025; định hướng xây dựng kế hoạch đầu tư công trung hạn giai đoạn 2026 - 2030.

Tân Lĩnh ngày mới

Tân Lĩnh ngày mới

Ngay sau khi mô hình chính quyền địa phương hai cấp được thành lập, Đảng ủy xã Tân Lĩnh, tỉnh Lào Cai đã khẳng định vai trò lãnh đạo then chốt bằng việc chỉ đạo quyết liệt công tác kiện toàn nhân sự và đưa bộ máy đi vào vận hành. Từ hiệu quả của Trung tâm Phục vụ hành chính công cho đến sự gắn kết với người dân ở cơ sở, tất cả đều cho thấy dấu ấn rõ nét của cấp ủy chủ động, sâu sát, thực sự vì dân.

Sôi nổi các phong trào thi đua chào mừng Đại hội Đảng bộ Quân chủng Hải quân lần thứ XIV

Sôi nổi các phong trào thi đua chào mừng Đại hội Đảng bộ Quân chủng Hải quân lần thứ XIV

Những ngày này, cán bộ, chiến sĩ Hải quân đang tích cực học tập, công tác, thi đua lập thành tích chào mừng Đại hội đại biểu Đảng bộ Quân chủng Hải quân lần thứ XIV, nhiệm kỳ 2025-2030, hướng tới Đại hội XIV của Đảng. Tại các đơn vị, khí thế thi đua đang lan tỏa sâu rộng, cổ vũ mạnh mẽ tinh thần trách nhiệm, ý chí vươn lên và khát vọng cống hiến trong mỗi cán bộ, đảng viên, quần chúng.

Đồng chí Hoàng Giang, Phó Bí thư Thường trực Tỉnh ủy Lào Cai thăm hỏi, chia buồn với gia đình có người bị nạn trong vụ sạt lở đất tại thôn Khe Qué, xã Xuân Ái

Đồng chí Hoàng Giang, Phó Bí thư Thường trực Tỉnh ủy Lào Cai thăm hỏi, chia buồn với gia đình có người bị nạn trong vụ sạt lở đất tại thôn Khe Qué, xã Xuân Ái

Sáng 14/7, Đoàn công tác của tỉnh Lào Cai do đồng chí Hoàng Giang, Phó Bí thư Thường trực Tỉnh ủy dẫn đầu đã đến thôn Khe Qué, xã Xuân Ái thăm hỏi, chia buồn với gia đình có người bị nạn và đến Trung tâm Y tế khu vực Văn Yên thăm nạn nhân đang điều trị.

Cán bộ, chiến sĩ Bộ CHQS tỉnh hỗ trợ các hộ dân khắc phục hậu quả sạt lở đất tại xã Xuân Ái

Cán bộ, chiến sĩ Bộ CHQS tỉnh hỗ trợ các hộ dân khắc phục hậu quả sạt lở đất tại xã Xuân Ái

Sáng 14/7, Bộ CHQS tỉnh Lào Cai đã huy động hơn 100 cán bộ, chiến sĩ của Ban Chỉ huy phòng thủ Khu vực V- Mậu A và Đại đội Công binh phối hợp với các lực lượng chức năng, chính quyền địa phương xã Xuân Ái hỗ trợ các gia đình bị thiệt hại khắc phục hậu quả do sạt lở đất gây ra.

Triển khai tốt mô hình chính quyền địa phương 2 cấp, đẩy nhanh đầu tư phát triển hạ tầng giao thông Đồng bằng sông Cửu Long

Triển khai tốt mô hình chính quyền địa phương 2 cấp, đẩy nhanh đầu tư phát triển hạ tầng giao thông Đồng bằng sông Cửu Long

Sáng 13/7, tại thành phố Cần Thơ, Thủ tướng Phạm Minh Chính chủ trì Hội nghị về tình hình thực hiện mô hình chính quyền địa phương 2 cấp; tiến độ triển khai các dự án giao thông trọng điểm và Đề án phát triển bền vững 1 triệu ha lúa chuyên canh chất lượng cao vùng Đồng bằng sông Cửu Long.

fb yt zl tw