Phát triển đối tượng tham gia bảo hiểm xã hội

LCĐT - Theo tổng hợp của Bảo hiểm xã hội tỉnh (BHXH), hết năm 2021, số người tham gia BHXH bắt buộc là 58.591 người, tăng 243 người (tăng 0,42%) so với năm 2020, đạt 100% so với kế hoạch BHXH Việt Nam giao, tuy nhiên mới đạt 72,4% kế hoạch của UBND tỉnh giao. Số người tham gia BHXH tự nguyện là 8.921 người, tăng 2.526 người (tăng 39,5%) so với năm 2020, đạt 100,5% so với kế hoạch giao. Số người tham gia BHYT là 646.960 người, tỷ lệ bao phủ BHYT đạt 85,31%, giảm 13,69% so với năm 2020, trong đó 3/8 địa phương có tỷ lệ người tham gia BHXH, BHYT thấp, gồm Si Ma Cai, Mường Khương, Bảo Thắng.

Tuyên truyền chính sách BHXH cho người dân xã Mường Vi, huyện Bát Xát.
Tuyên truyền chính sách BHXH cho người dân xã Mường Vi, huyện Bát Xát.

Ông Đường Minh Tấn, Giám đốc BHXH tỉnh cho biết: Năm 2021, công tác phát triển mới BHXH bắt buộc, phát triển và duy trì BHXH tự nguyện, BHYT hộ gia đình gặp nhiều khó khăn do ảnh hưởng của dịch Covid-19 và tác động của Quyết định số 861/QĐ-TTg, dẫn tới không hoàn thành chỉ tiêu so với kế hoạch UBND tỉnh giao. Đối với phát triển BHXH bắt buộc, do khu vực kinh tế tư nhân, phần lớn là doanh nghiệp nhỏ, ngành nghề kinh doanh (du lịch, dịch vụ, xuất - nhập khẩu) bị tác động trực tiếp bởi dịch Covid-19, nên phải dừng hoạt động hoặc hoạt động cầm chừng, dẫn đến người lao động mất việc làm và không có thu nhập. Mặc dù có sự chuyển dịch sang diện tham gia BHXH tự nguyện, nhưng do không có thu nhập nên tỷ lệ tham gia BHXH tự nguyện giảm. Mặt khác, do dịch Covid-19, việc triển khai phát triển người tham gia BHXH bắt buộc thông qua rà soát dữ liệu thuế chưa đạt nhiều kết quả. Qua báo cáo của các doanh nghiệp, từ tháng 4/2020, những lao động đã nghỉ chưa quay lại làm việc, doanh nghiệp chưa phục hồi sản xuất, kinh doanh, nhu cầu việc làm không lớn, do đó tiềm năng gia tăng người tham gia BHXH bắt buộc ở khu vực tư nhân không cao.

Đối với phát triển BHXH tự nguyện, do yêu cầu đảm bảo phòng, chống dịch Covid-19 nên cơ quan BHXH không tổ chức các hoạt động truyền thông, vận động trực tiếp để phát triển người tham gia BHXH tự nguyện, BHYT hộ gia đình. Cùng với đó, thu nhập của nhóm người thuộc diện tham gia BHXH tự nguyện không ổn định, bị giảm nhiều, nên nhiều người tạm dừng tham gia; mức hỗ trợ đóng BHXH tự nguyện còn thấp, chế độ chưa đa dạng, chưa hấp dẫn để thu hút người dân tham gia.

Đối với phát triển và duy trì số người tham gia BHYT, do tác động của Quyết định số 861/QĐ-TTg nên rất khó vận động người dân tham gia BHYT hộ gia đình. Mặc dù BHXH tỉnh và chính quyền cấp xã đã tích cực tuyên truyền, vận động nhưng người dân chưa tham gia BHYT với lý do còn nhiều khó khăn, dẫn tới còn 74.416 người chưa tham gia BHYT (trong đó có 16.976 người là học sinh, sinh viên). Năm học 2020 - 2021, học sinh, sinh viên là nhóm bắt buộc tham gia BHYT nhưng tỷ lệ tham gia mới đạt 98,95%, còn 16.976 học sinh, sinh viên chưa tham gia BHYT. Nguyên nhân là do một số phụ huynh, học sinh chưa nhận thức đầy đủ về lợi ích của việc tham gia BHYT, không có quy định xử lý khi không tham gia BHYT.

Để giải quyết những khó khăn trên và đạt chỉ tiêu năm 2022, ngày 26/1/2022,  UBND tỉnh đã ban hành Kế hoạch số 36 về phát triển đối tượng tham gia BHXH, bảo hiểm thất nghiệp trên địa bàn. Theo ông Đường Minh Tấn, Giám đốc BHXH tỉnh, nhiệm vụ quan trọng là cải cách chính sách BHXH, đẩy mạnh chuyển đổi số và thay đổi tác phong, lề lối làm việc từ hành chính sang phục vụ.

Phát huy hiệu quả hoạt động của ban chỉ đạo các cấp trong tăng cường chỉ đạo các cơ quan, ban, ngành, đoàn thể, tích cực phối hợp với cơ quan BHXH trong công tác tuyên truyền, phát triển người tham gia, đôn đốc UBND các xã, phường, thị trấn phát triển người tham gia BHXH, BHYT năm 2022, vận động các tổ chức, cá nhân hỗ trợ mua BHYT cho các nhóm người không còn được hỗ trợ từ ngân sách nhà nước nhưng điều kiện kinh tế còn nhiều khó khăn.

Các sở, ngành phối hợp đẩy mạnh thanh tra, kiểm tra, giám sát các đơn vị, doanh nghiệp trên địa bàn trong việc chấp hành chính sách pháp luật về BHXH, BHYT, BHTN, đặc biệt là việc tham gia, đóng BHXH, BHYT, BHTN đầy đủ cho người lao động.

Tăng cường quản lý, sử dụng Quỹ khám, chữa bệnh BHYT, triển khai đồng bộ các giải pháp kiểm soát chi khám - chữa bệnh BHYT. Tiếp tục đẩy mạnh ứng dụng công nghệ thông tin trong quản lý khám - chữa bệnh và giám định điện tử chi phí khám - chữa bệnh BHYT toàn tỉnh.

Cải cách thủ tục hành chính, chuyển đổi số, ứng dụng công nghệ thông tin, phối hợp, nâng cao chất lượng phục vụ, tạo thuận lợi cho đơn vị, cá nhân trong thực hiện giao dịch về BHXH, BHYT, BHTN.

Chú trọng công tác đào tạo, bồi dưỡng, nâng cao kỹ năng tuyên truyền cho đội ngũ nhân viên đại lý thu. Tiếp tục mở rộng hệ thống đại lý thu BHXH tự nguyện, BHYT hộ gia đình. Tăng cường phối hợp với đại lý thu tổ chức ra quân tuyên truyền phát triển người tham gia BHXH, BHYT với quy mô nhỏ. Đẩy mạnh tuyên truyền qua mạng xã hội như zalo, facebook; thường xuyên tổ chức livestream tư vấn, giải đáp chính sách BHXH, BHYT với nội dung phong phú, hấp dẫn để tạo niềm tin và lan tỏa ý nghĩa nhân văn về chính sách BHXH, BHYT…

Chỉ tiêu tham gia BHXH năm 2022

Số người tham gia BHXH: 75.708 người (chiếm 15,89% so với lực lượng lao động trong độ tuổi), trong đó 63.120 người tham gia BHXH bắt buộc; 12.588 người tham gia bảo hiểm tự nguyện; 53.783 người tham gia bảo hiểm thất nghiệp (chiếm 11,29% so với lực lượng lao động trong độ tuổi).

Có thể bạn quan tâm

Tin cùng chuyên mục

Bước tiến chiến lược trong chính sách an sinh giáo dục

Bước tiến chiến lược trong chính sách an sinh giáo dục

Hai Nghị quyết vừa được Quốc hội thông qua tại Kỳ họp thứ 9 về phổ cập giáo dục mầm non cho trẻ 3-5 tuổi và miễn, hỗ trợ học phí cho người học trong hệ thống giáo dục quốc dân, đã đánh dấu một bước tiến có ý nghĩa chiến lược trong chính sách an sinh giáo dục nước ta.

Chấm thi khẩn trương nhưng không được 'sót bài', 'sót ý' để bảo đảm quyền lợi cho thí sinh

Chấm thi khẩn trương nhưng không được 'sót bài', 'sót ý' để bảo đảm quyền lợi cho thí sinh

Thứ trưởng Thường trực Bộ Giáo dục và Đào tạo Phạm Ngọc Thưởng, Trưởng Ban Chỉ đạo quốc gia Kỳ thi tốt nghiệp THPT năm 2025 vừa có cuộc trả lời phỏng vấn báo chí về công tác chấm thi trong bối cảnh vận hành chính quyền địa phương 2 cấp, việc bảo đảm quyền lợi cho thí sinh trong khâu chấm thi, độ khó của đề thi Toán, Tiếng Anh,...

Mã vùng điện thoại cố định sau sáp nhập như nào?

Mã vùng điện thoại cố định sau sáp nhập như nào?

Với 11 tỉnh/thành phố không có sự biến động, mã vùng điện thoại cố định vẫn giữ nguyên. Với 23 tỉnh/thành phố mới được sắp xếp từ 2 tỉnh/thành phố trở lên sẽ áp dụng song song các mã vùng điện thoại cố định, sau đó dự kiến sẽ áp dụng theo mã vùng của tỉnh mới.

Chính quyền hai cấp ở Lào Cai: Gần dân, sát việc

Chính quyền hai cấp ở Lào Cai: Gần dân, sát việc

Sau khi sắp xếp đơn vị hành chính và đưa vào vận hành mô hình chính quyền hai cấp, đến nay, bộ máy hành chính của tỉnh đã có nhiều chuyển biến tích cực. Chính quyền cơ sở tại nhiều địa phương không chỉ hoạt động hiệu quả mà còn gần dân, sát cơ sở, giải quyết công việc nhanh gọn, minh bạch, tăng sự hài lòng của người dân.

Đẩy nhanh tiến độ xóa nhà tạm

Đẩy nhanh tiến độ xóa nhà tạm

Văn phòng Chính phủ vừa ban hành Thông báo số 338/TB-VPCP kết luận của Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính tại Phiên họp lần thứ 15 Ban chỉ đạo Trung ương về xóa nhà tạm, nhà dột nát trên phạm vi cả nước.

fb yt zl tw