"Cơn bão hoàn hảo" khiến thế giới bị cuốn vào khủng hoảng năng lượng và hệ lụy

Giá năng lượng tăng vọt trên thế giới xảy ra bởi một “cơn bão hoàn hảo” khi cùng lúc hội tụ một loạt những nhân tố kích thích giá tăng giá: Thời tiết cực đoan, tăng nhu cầu sử dụng điện năng trong khi nguồn cung lại bị bóp hẹp.

Chú thích ảnh

Công nhân làm việc tại một cơ sở khai thác dầu ở thị trấn Nasiriyah, Iraq.

Giá dầu thế giới tăng mạnh trong phiên 5/10 và xác lập mức đỉnh trong nhiêu năm trở lại đây. Giá dầu thô ngọt nhẹ của Mỹ (WTI) đã tăng 1,31 USD (1,7%) lên 78,93 USD/thùng. Trong phiên này, dầu WTI đã có lúc tăng hơn 2% lên mức cao 79,48 USD/thùng, mức cao nhất trong gần 7 năm. Giá dầu Brent Biển Bắc tăng 1,3 USD (1,6%) lên 82,56 USD/thùng. Trước đó dầu Brent đã đạt mức cao của ba năm là 83,13 USD/thùng.

Đà tăng giá xuất hiện trong bối cảnh Tổ chức các Nước Xuất khẩu Dầu mỏ và các nước đối tác (OPEC+) tuân thủ thỏa thuận tăng sản lượng theo cam kết tại cuộc họp hồi tháng 7/2021. Theo kết luận tại phiên họp ngày 4/10, OPEC+ chỉ tăng 400.000 thùng/ngày cho đến ít nhất tháng 4/2021, chứ không tăng mạnh cung như cách mà Mỹ, Ấn Độ đang gây sức ép với OPEC+.

Giá dầu mỏ và khí đốt đã tăng gấp đôi trong vòng một năm trở lại đây. Vì các mặt hàng năng lượng được giao dịch trên thị trường toàn cầu, nên không có bất kỳ nước nào miễn nhiễm tác động trước xu hướng tăng giá. Giá xăng tại Mỹ tăng trung bình 50% trong cùng thời kỳ. Cùng lúc, Trung Quốc và Ấn Độ cũng phải đối diện với khủng hoảng nguồn điện, trong khi giá khí đốt tại châu Âu liên tục xác lập những mức giá cao nhất trong lịch sử.

Và giá có thể còn tăng nữa trong mùa đông nay, khi nhu cầu tiêu thụ phục vụ cho sưởi ấm tăng vọt. Ngân hàng Bank of America (BoA) dự đoán dầu thô có thể sớm cán mốc 100 USD/thùng ngay cuối năm 2021. Giá các mặt hàng năng lượng leo thang chủ yếu là mất cân bằng cung cầu trên thị trường.

Cầu tiêu thụ năng lượng tăng nhanh khi kinh tế toàn cầu mở cửa trở lại, hoạt động sản xuất kinh doanh được khôi phục. Cầu cao gây ra thiếu hụt khí đốt tại châu Âu và Trung Quốc, buộc một số công ty điện chuyển sang chạy dầu thay khí, khiến giá dầu tăng và rồi gây ra vòng xoáy tăng giá cho cả hai mặt hàng này.

Chú thích ảnh

Một trạm xăng đóng cửa do cạn kiệt nhiên liệu tại London, Anh ngày 24/9/2021.

Yếu tố nguồn cung phức tạp hơn. Ngoài việc OPEC+ không tuân thủ lộ trình sản lượng cam kết, không tăng mạnh sản lượng khai thác, suy giảm hoạt động trong ngành dầu đá phiến ở Mỹ cũng là một nhân tố chi phối. Các nhà sản xuất dầu đá phiến ngày một thận trọng hơn trong các quyết định đầu tư, mở rộng khai thác mỗi khi giá dầu tăng, sau khi chứng kiến làn sóng phá sản hàng loạt mới đây trong ngành, cũng như việc nhà đầu tư đỏi hỏi tăng khoản lợi tức thu được.

Theo Phil Orlando, nhà chiến lược trưởng về thị trường hàng hóa tại quỹ Federated Hermes, sản lượng dầu mỏ, khí đốt còn bị kìm kẹp khi những nền kinh lớn nhất thế giới chuyển dịch sang năng lượng tái tạo, coi đây là ưu tiên hàng đầu trong phát triển kinh tế.

Giá năng lượng tăng cao ảnh hưởng trực tiếp đến phục hồi kinh tế trên toàn cầu. Mỗi đồng USD được chi cho hóa đơn tiền điện, tiền khí đốt tăng cao đồng nghĩa với giảm chi tiêu cho các hoạt động khác như mua sắm, đi du lịch, ăn nhà hàng. Giá xăng, dầu tăng mạnh cũng làm trầm trọng thêm tình trạng lạm phát trong ngắn hạn. Tất cả những tác động này như một đòn giáng nữa vào nền kinh tế thế giới, vốn đang trong tiến trình phục hồi mong manh do tác động từ đại dịch COVID-19.

Đơn cử, chuỗi cung toàn cầu có thể sẽ lại có thêm cú sốc mới từ Trung Quốc. Thiếu hụt điện năng tại đại lục đe dọa làm gián đoạn sản xuất tại những địa phương đầu tàu trong lĩnh vực này như Giang Tô, Triết Giang và Quảng Đông - ba tỉnh chiếm tổng cộng khoảng 1/3 tổng sản phẩm trong nước (GDP) của Trung Quốc. Sản lượng hàng hoá giảm có thể đẩy giá cả tăng cao ở cả Trung Quốc và các nước nhập khẩu hàng hoá Trung Quốc.

“Thị trường toàn cầu sẽ cảm nhận được sự thiếu hụt nguồn cung các sản phẩm từ dệt may, đồ chơi trẻ em tới linh kiện máy móc”, chuyên gia kinh tế trưởng về Trung Quốc của Nomura Holdings tại Hồng Kông, ông Lu Ting, chia sẻ với hãng tin Bloomberg.

TTXVN

Có thể bạn quan tâm

Tin cùng chuyên mục

Anh chi 650 triệu bảng hỗ trợ người dùng xe điện

Anh chi 650 triệu bảng hỗ trợ người dùng xe điện

Từ ngày 16/7, những người ở Anh mua xe điện (EV) có giá dưới 37.000 bảng sẽ được giảm giá tối đa 3.750 bảng (khoảng 5.037 USD) theo chương trình trợ giá của chính phủ nhằm thúc đẩy nhu cầu tiêu dùng và hỗ trợ mục tiêu phát thải ròng bằng 0.

Cuba: Nguồn thức ăn chăn nuôi từ ruồi lính đen

Cuba: Nguồn thức ăn chăn nuôi từ ruồi lính đen

Tại một ngôi làng nhỏ ngoại ô thủ đô La Habana, bác sĩ Yodermis Díaz, 51 tuổi bắt đầu ngày mới bên những lồng ấp ruồi lính đen (tên khoa học Hermetia illucens), loài côn trùng có giá trị dinh dưỡng cao đang được nuôi để làm thức ăn cho cá và vật nuôi.

EU đẩy mạnh bảo vệ trẻ vị thành niên trong môi trường trực tuyến

EU đẩy mạnh bảo vệ trẻ vị thành niên trong môi trường trực tuyến

Ủy ban châu Âu (EC) đã công bố các hướng dẫn mới nhằm bảo vệ trẻ vị thành niên trên nền tảng số, đồng thời giới thiệu nguyên mẫu ứng dụng xác minh tuổi phù hợp với Đạo luật Dịch vụ Kỹ thuật số (DSA). Đây là bước đi quan trọng, phản ánh cam kết mạnh mẽ của Liên minh châu Âu (EU) trong việc tạo dựng một môi trường trực tuyến an toàn, lành mạnh và phù hợp hơn cho trẻ em, thanh thiếu niên.

Thái Lan hoãn thực hiện thu phí nhập cảnh đến đầu năm 2026

Thái Lan hoãn thực hiện thu phí nhập cảnh đến đầu năm 2026

Bộ Du lịch và Thể thao Thái Lan ngày 14/7 cho biết sẽ hoãn thực hiện kế hoạch thu phí nhập cảnh vào nước này đến đầu năm 2026. Động thái được đưa ra trong bối cảnh ngành du lịch của quốc gia Đông Nam Á này đang đối mặt với tình trạng doanh thu sụt giảm chủ yếu do lượng du khách từ Trung Quốc giảm.

Cháy rừng tại nhiều nơi ở Nga do nắng nóng

Cháy rừng tại nhiều nơi ở Nga do nắng nóng

Ngày 14/7, Chính quyền Vùng liên bang Krasnoyarsk đã ban bố tình trạng khẩn cấp tại một số khu rừng do thời tiết khô nóng và dông bão mạnh. Người dân được khuyến cáo hạn chế lưu trú tại các khu rừng này và cũng giới hạn số lượng xe cộ ra vào.

Hàn Quốc thử nghiệm trực thăng tấn công trên biển

Hàn Quốc thử nghiệm trực thăng tấn công trên biển

Ngày 14/7, Cơ quan Quản lý chương trình mua sắm quốc phòng Hàn Quốc (DAPA) đã thử nghiệm thành công hoạt động bắn đạn thật của trực thăng tấn công tự chế tạo ở trong nước, động thái được kỳ vọng sẽ tăng cường sức mạnh không quân của lực lượng thủy quân lục chiến.

fb yt zl tw