Tuyển chọn thủy thủ tàu ngầm với tiêu chí đặc biệt

“Tuyển chọn thủy thủ tàu ngầm có yêu cầu rất cao. Từ vô vàn ứng viên trong lực lượng Hải quân và các đơn vị khác của quân đội, mới chọn ra được những người ưu tú nhất sau nhiều kỳ sát hạch khắt khe. Tác chiến trong lòng biển sâu thiếu khí oxy, trong khi nồng độ khí có hại cho sức khỏe như carbon dioxide, hydro, nitrogen và từ trường phát ra từ vũ khí trang bị kỹ thuật rất lớn”, Thượng tá Nguyễn Văn Quán, Chính ủy Lữ đoàn 189 cho biết. 

Tháng 6/2011, Bộ trưởng Quốc phòng ra quyết định thành lập Lữ đoàn tàu ngầm 189 trực thuộc Quân chủng Hải quân. 

Thực hiện chủ trương của Bộ Chính trị và Quân ủy Trung ương, để đáp ứng nhiệm vụ bảo vệ chủ quyền biển, đảo, thềm lục địa của Tổ quốc trong tình hình mới, tháng 12/2009, Việt Nam đã ký hợp đồng mua 6 chiếc tàu ngầm Kilo 636 của Nga. 

Tàu Ngầm,Lữ đoàn tàu ngầm

Để chuẩn bị tốt nhất cho quá trình xây dựng đơn vị tàu ngầm cấp chiến dịch, năm 2010, Bộ Tư lệnh Hải quân ra quyết định thành lập Khung thường trực quản lý lực lượng tàu ngầm, trực thuộc Bộ Tham mưu, Quân chủng Hải quân. 

Tháng 3 cùng năm, với sự giúp đỡ của chuyên gia Nga, Quân chủng Hải quân triển khai xây dựng căn cứ tàu ngầm tại bán đảo Cam Ranh. Ngày 17/9/2010, Tư lệnh Hải quân ký quyết định thành lập Đoàn 189 tàu ngầm, trực thuộc Bộ Tham mưu Hải quân - tiền thân của Lữ đoàn tàu ngầm 189 Hải quân. 

Tàu Ngầm,Lữ đoàn tàu ngầm

Trực tiếp tham gia tuyển chọn thủy thủ, Đại tá Nguyễn Hoàng Luyến, Phó Trưởng phòng Quân y (Chủ tịch Hội đồng khám tuyển năm 2010) cho biết, hội đồng tuyển chọn phân thành 3 cấp độ: Cấp độ 1 khám tuyển ở các đơn vị trong toàn quân thông qua hệ thống quân y đơn vị đảm nhiệm. Cấp 2 khám tuyển ở các bệnh viện quân y tuyến đầu ở các khu vực để sàng lọc. Cấp 3 khám tuyển chuyên ngành ở các đơn vị có trang bị khám áp lực như Viện Y học Hải quân, Trung đoàn tàu ngầm 196. 

“Nhiều quân nhân có các chỉ số sức khỏe vượt trội nhưng vẫn bị loại. Như một quân nhân ở Vùng 1 Hải quân, bị loại vì răng bị sâu. Hay trường hợp quân nhân trải qua các bài khám tiền đình xong, bước đi không thẳng hàng cũng bị loại”, Đại tá Luyến cho biết. 

Cân nặng, chiều cao... theo tiêu chuẩn chỉ là sơ tuyển ban đầu. Thử thách cao hơn khi tuyển chọn là khám thần kinh, tiền đình. Máy điện tim, điện não hiện đại gắn vào ngực, vào đầu ghi các thông số, đánh giá kết quả tốt vẫn phải qua thực hành đu xoay xuôi ngược. Đu xoay xong đứng dậy đi thẳng một quãng, rồi ngồi làm bài test nhanh về các kiến thức.

Thử thách thể lực khó khăn nhất là thử tăng áp. Có người chịu được nén áp suất cao tương đương với độ sâu 70m, thậm chí 100m. Nhưng có người mới nén áp tương đương với độ sâu 10m đã cảm thấy ù tai.

Đại úy Nguyễn Trung Kiên, Phó Trưởng ngành thông tin, radar, sonar, Tàu ngầm 184 - Hải Phòng nhớ lại: “Cảm giác khi thử sức chịu đựng của tiền đình và một số bài test thể lực thật khó tả. Tôi vẫn nhớ khi được bác sĩ buộc dây an toàn chắc chắn, ghế bắt đầu quay thăng bằng, sau đó nghiêng ngang 45 độ quay, rồi ghế nghiêng ngửa ra sau. Ghế vừa quay tôi vừa phải đánh đầu nghiêng trái, nghiêng phải và bắt buộc phải mở mắt”. 

Tàu Ngầm,Lữ đoàn tàu ngầm

Sau khi chọn được những người ưu tú nhất, Đoàn 189 tàu ngầm bắt đầu xây dựng các phương án bảo đảm vật chất, tài liệu phục vụ cho quá trình tiếp nhận, huấn luyện cho học viên. 

Ngày 10/10/2010, tại một căn cứ quân sự ở tỉnh Vĩnh Phúc, Khóa 1 lực lượng tàu P (tàu ngầm) khai giảng. Phó đô đốc Trần Thanh Huyền - Chính ủy Hải quân lúc đó đã tới giao nhiệm vụ cho khóa huấn luyện đặc biệt này. 

“Đây là lớp cán bộ đặt những viên gạch đầu tiên cho việc hình thành một lực lượng mới mà Đảng, Nhà nước, Quân ủy Trung ương, Bộ Quốc phòng xác định xây dựng thành đơn vị tàu ngầm cấp chiến dịch tiến thẳng lên hiện đại. Vì thế tạo áp lực rất lớn cho các cán bộ trong khung thường trực khi đó”, Thượng tá Nguyễn Văn Quán chia sẻ. 

Thiếu tá Hà Văn Tý, Chính trị viên tàu ngầm 183-TPHCM kể: “Chúng tôi cùng nhau xác định tiêu chí văn hóa của mình với 3 đặc biệt, 4 tốt, 5 không để tập trung ý chí, tinh thần cho việc học tập”.  

Tàu Ngầm,Lữ đoàn tàu ngầm

Về “5 không” (Không vi phạm tư cách; không nói tục chửi thề; không vi phạm ba dứt điểm; không để mất an toàn; không hút thuốc lá), Thiếu tá Hà Văn Tý cho biết: “Mỗi người phải tự giác chấp hành và quyết tâm cai thuốc lá vì thủy thủ tàu ngầm không được phụ thuộc vào bất cứ chất kích thích nào, để đảm bảo đầu óc luôn minh mẫn để thực hiện nhiệm vụ và bảo đảm an toàn phòng chống cháy nổ”. 

Trước đây, đã có bài học xương máu từng xảy ra tại một cường quốc quân sự ở châu Á. Nước này cũng mua của Nga một số tàu ngầm lớp Kilo 636, do thủy thủ bất cẩn khi hút thuốc lá đã khiến một chiếc bốc cháy, chìm ngay tại căn cứ… 

Sau ngày thành lập, Đảng ủy Đoàn 189 xác định: Nhanh chóng tiếp nhận lực lượng, ổn định tổ chức, bước vào thực hiện nhiệm vụ học tập ngoại ngữ, rèn luyện thể chất. Đồng thời thực hiện tốt phương châm xuyên suốt trong xây dựng lực lượng là “Đoàn kết đặc biệt; Kỷ luật đặc biệt; Bí mật đặc biệt”.

Vietnamnet

Có thể bạn quan tâm

Tin cùng chuyên mục

Thủ tướng: Xây dựng lực lượng Cảnh sát cơ động trong sạch, vững mạnh, chính quy, tinh nhuệ, tiến thẳng lên hiện đại

Thủ tướng: Xây dựng lực lượng Cảnh sát cơ động trong sạch, vững mạnh, chính quy, tinh nhuệ, tiến thẳng lên hiện đại

Sáng 14/4, tại Hà Nội, Đảng ủy Công an Trung ương và Bộ Công an tổ chức kỷ niệm 50 năm Ngày truyền thống lực lượng Cảnh sát cơ động (15/4/1974 - 15/4/2024) và đón nhận danh hiệu Anh hùng Lực lượng vũ trang nhân dân lần thứ hai. Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính đến dự.

Chiến dịch Điện Biên Phủ: Ngày 14/4/1954, ta từng bước bóp chết “con nhím Điện Biên Phủ"

Chiến dịch Điện Biên Phủ: Ngày 14/4/1954, ta từng bước bóp chết “con nhím Điện Biên Phủ"

Nhìn chung, sau đợt tiến công vào các điểm cao phía Đông, chiến trường nhiều lúc gẫn như yên tĩnh. Cái yên tĩnh này không đáng sợ so với những tiếng cuốc đào đất bất kể đêm ngày rậm rịch xung quanh, mỗi lúc càng rõ. Tiếng cuốc chính là tiếng tích tắc của chiếc đồng hồ báo tử "con nhím Điện Biên Phủ".

Giao lưu hữu nghị quốc phòng biên giới Việt Nam-Trung Quốc lần thứ 8 thành công tốt đẹp

Giao lưu hữu nghị quốc phòng biên giới Việt Nam-Trung Quốc lần thứ 8 thành công tốt đẹp

Trong khuôn khổ Giao lưu hữu nghị quốc phòng biên giới Việt Nam-Trung Quốc lần thứ 8, ngày 12/4, Đại tướng Phan Văn Giang, Bộ trưởng Bộ Quốc phòng Việt Nam và Thượng tướng Đổng Quân, Bộ trưởng Bộ Quốc phòng Trung Quốc cùng đoàn đại biểu cấp cao Bộ Quốc phòng hai nước đã đến thăm Đại đội 27, Lữ đoàn Biên phòng 314 ở tỉnh Vân Nam (Trung Quốc).

Bắt đầu các hoạt động giao lưu hữu nghị tại Trung Quốc

Giao lưu hữu nghị quốc phòng biên giới Việt Nam - Trung Quốc lần thứ 8: Bắt đầu các hoạt động giao lưu hữu nghị tại Trung Quốc

Trong khuôn khổ Giao lưu hữu nghị quốc phòng biên giới Việt Nam -Trung Quốc lần thứ 8, sáng 12/4, Đoàn đại biểu cấp cao Bộ Quốc phòng Việt Nam do Đại tướng Phan Văn Giang, Bộ trưởng Bộ Quốc phòng làm Trưởng đoàn đã sang tỉnh Vân Nam (Trung Quốc) tham gia các hoạt động giao lưu hữu nghị.

Hội đàm giữa Đoàn đại biểu cấp cao Bộ Quốc phòng hai nước Việt Nam - Trung Quốc

Hội đàm giữa Đoàn đại biểu cấp cao Bộ Quốc phòng hai nước Việt Nam - Trung Quốc

Trong khuôn khổ Chương trình Giao lưu hữu nghị quốc phòng biên giới Việt Nam - Trung Quốc lần thứ 8, sáng 11/4, tại Trung tâm Hội nghị tỉnh Lào Cai, Đoàn đại biểu cấp cao Bộ Quốc phòng Việt Nam do Đại tướng Phan Văn Giang, Bộ trưởng Bộ Quốc phòng làm Trưởng đoàn đã hội đàm với Đoàn đại biểu cấp cao Bộ Quốc phòng Trung Quốc do Thượng tướng Đổng Quân, Bộ trưởng Bộ Quốc phòng làm Trưởng đoàn.

Chiến thắng Điện Biên Phủ: Bài học đối với sự nghiệp xây dựng nền quốc phòng toàn dân vững mạnh

Chiến thắng Điện Biên Phủ: Bài học đối với sự nghiệp xây dựng nền quốc phòng toàn dân vững mạnh

Kỷ niệm 70 năm Chiến thắng Điện Biên Phủ (7/5/1954-7/5/2024) là dịp toàn Đảng, toàn dân và toàn quân ta ôn lại lịch sử, tưởng nhớ, tri ân sự hy sinh, cống hiến to lớn của các anh hùng liệt sĩ, cán bộ, chiến sĩ và các tầng lớp nhân dân cả nước; biết ơn sự ủng hộ, giúp đỡ của bạn bè quốc tế; đồng thời, tiếp tục nghiên cứu, đúc rút những bài học, kinh nghiệm quý từ thắng lợi vĩ đại này, vận dụng vào sự nghiệp xây dựng nền quốc phòng toàn dân, bảo vệ vững chắc Tổ quốc Việt Nam xã hội chủ nghĩa.

Chiến dịch Điện Biên Phủ: Ngày 10/4/1954, ta tiếp tục củng cố và phát triển trận địa tiến công

Chiến dịch Điện Biên Phủ: Ngày 10/4/1954, ta tiếp tục củng cố và phát triển trận địa tiến công

Thực hiện chủ trương tác chiến sắp tới do Đảng ủy và Bộ Chỉ huy Chiến dịch Điện Biên Phủ đề ra: "Tiếp tục củng cố và phát triển trận địa tiến công và bao vây sát gần địch hơn nữa, đánh chiếm thêm một số vị trí quan trọng nhằm từng bước thắt chặt thêm vòng vây.

Những dấu ấn nổi bật

Công tác đối ngoại biên phòng Lào Cai: Những dấu ấn nổi bật

Xác định công tác đối ngoại biên phòng là một biện pháp quan trọng trong công tác biên phòng, trực tiếp tạo môi trường, điều kiện thuận lợi, góp phần quan trọng thực hiện nhiệm vụ quản lý, bảo vệ vững chắc chủ quyền, an ninh biên giới quốc gia và phục vụ phát triển kinh tế, xã hội, Bộ đội Biên phòng Lào Cai đã chủ động triển khai thực hiện nhiều mô hình, cách làm sáng tạo, hiệu quả, tạo được dấu ấn nổi bật.

Bí thư Tỉnh ủy Đặng Xuân Phong kiểm tra công tác chuẩn bị Chương trình giao lưu hữu nghị quốc phòng biên giới Việt Nam - Trung Quốc

Bí thư Tỉnh ủy Đặng Xuân Phong kiểm tra công tác chuẩn bị Chương trình giao lưu hữu nghị quốc phòng biên giới Việt Nam - Trung Quốc

Chiều 8/4, đồng chí Đặng Xuân Phong, Ủy viên Ban Chấp hành Trung ương Đảng, Bí thư Tỉnh ủy, Trưởng Đoàn đại biểu Quốc hội tỉnh đã đi kiểm tra công tác chuẩn bị Chương trình giao lưu hữu nghị quốc phòng biên giới Việt Nam - Trung Quốc lần thứ 8 tại tỉnh Lào Cai.

Tạo "thế" và "thời" trong Chiến dịch Điện Biên Phủ

Tạo "thế" và "thời" trong Chiến dịch Điện Biên Phủ

Sau 8 năm tiến hành chiến tranh xâm lược Việt Nam, thực dân Pháp bị thất bại liên tiếp và ngày càng lâm vào thế bị động về chiến lược, vùng chiếm đóng bị thu hẹp. Nhưng với bản chất hiếu chiến, ngoan cố và được sự giúp sức của Mỹ, thực dân Pháp đã đẩy mạnh quy mô và cường độ của cuộc chiến tranh xâm lược bằng Kế hoạch Navarre với hy vọng “chuyển bại thành thắng” trong vòng 18 tháng.

Thành phố Lào Cai tổ chức thăm, động viên chiến sĩ mới nhập ngũ năm 2024

Thành phố Lào Cai tổ chức thăm, động viên chiến sĩ mới nhập ngũ năm 2024

Ngày 6/4, Đoàn công tác của Hội đồng Nghĩa vụ quân sự thành phố Lào Cai do Trung tá Chu Quang Học, Chính trị viên phó Ban Chỉ huy Quân sự thành phố làm trưởng đoàn đã đi thăm, động viên chiến sĩ mới nhập ngũ năm 2024 tại Trung đoàn 254 (Bộ Chỉ huy Quân sự tỉnh) và Tiểu đoàn Huấn luyện - Cơ động (Bộ Chỉ huy Bộ đội Biên phòng tỉnh).

fb yt zl tw