Quay về E-magazine Theo dõi Báo Lào Cai trên Google News
Bài cuối: Cải thiện chất lượng các cơ sở lưu trú

Bài cuối: Cải thiện chất lượng các cơ sở lưu trú

Dịch vụ lưu trú là sản phẩm không thể thiếu trong chuỗi dịch vụ, du lịch. Đây là khâu đầu tiên tạo ấn tượng với du khách, góp phần nâng cao chất lượng và sức cạnh tranh của ngành du lịch. Vì vậy, để nâng cao chất lượng dịch vụ lưu trú cần có những giải pháp căn cơ, hiệu quả.

Theo số liệu điều tra năm 2023, khách lựa chọn nhà nghỉ và homestay có tỷ lệ cao nhất (38,2%), thời gian lưu trú bình quân 1,61 đêm, tăng so với cuộc điều tra năm 2019 (1,52 đêm). Điều đó cho thấy chất lượng của các cơ sở lưu trú ở Lào Cai đã được duy trì và nâng lên, sức hấp dẫn của điểm đến được cải thiện.

5.jpg
Chất lượng các cơ sở lưu trú ở Lào Cai đã được nâng lên, sức hấp dẫn của điểm đến được cải thiện.

Bên cạnh cảnh quan thiên nhiên độc đáo, một trong số những lý do thu hút du khách tìm hiểu về điểm du lịch xã Nghĩa Đô (Bảo Yên) chính là những homestay mang đậm bản sắc của dân tộc Tày. Những căn nhà sàn - nơi cư trú của đồng bào Tày đã được nâng cấp để đón du khách. Vì vậy, các homestay luôn được người dân chỉnh trang, dọn dẹp, kết hợp trang trí, tạo các điểm nhấn hấp dẫn khách du lịch.

9.jpg
Cụm homestay của người Tày ở Nghĩa Đô đạt Giải thưởng homestay ASEAN.

Bà Nguyễn Thị San, chủ homestay số 5 ở thôn Nà Khương, xã Nghĩa Đô cho biết: "Nhà ở luôn được quét dọn sạch sẽ. Ngoài ra, tôi cũng quan tâm tới việc chỉnh trang, làm đẹp cho ngôi nhà. Cổng nhà, hàng rào hay một số vật dụng như máng đựng nước đều được làm bằng thân cọ, thân tre hoặc bằng gỗ, vừa tận dụng vật liệu sẵn có tại địa phương vừa tạo cảm giác gần gũi với du khách".

Không chỉ homestay của gia đình bà San được nâng cấp, để duy trì và nâng cao chất lượng thương hiệu sau khi có cụm 5 homestay của người Tày đạt Giải thưởng homestay ASEAN, ngay sau kỳ nghỉ tết Nguyên đán Giáp Thìn, UBND huyện Bảo Yên đã triển khai kế hoạch tổ chức Cuộc thi homestay “Cổng đẹp - rào xanh" năm 2024 tại điểm du lịch xã Nghĩa Đô.

7.jpg
Cơ sở lưu trú tại Sa Pa gần gũi với thiên nhiên.

Ngoài cụm homestay tại Nghĩa Đô, nhóm cơ sở lưu trú tại gia của đồng bào Giáy xã Tả Van (thị xã Sa Pa) và đồng bào Tày xã Tà Chải (huyện Bắc Hà) và Chi Spa thuộc khách sạn nghỉ dưỡng Silk Path Grand Resort & Spa Sa Pa đã đạt Giải thưởng ASEAN là minh chứng cho việc Lào Cai luôn quan tâm, nâng cấp chất lượng cơ sở lưu trú. Năm nay, tỉnh tiếp tục đầu tư cơ sở vật chất kỹ thuật và dịch vụ hỗ trợ phục vụ phát triển du lịch đạt chuẩn các tiêu chí ASEAN, nhân rộng tới các bản làng khác; giúp nhiều cộng đồng dân tộc thiểu số có thêm thu nhập, nâng cao chất lượng cuộc sống.

10.jpg
Bà con người Tày ở xã Tà Chải (Bắc Hà) quan tâm cải thiện dịch vụ đón khách.

Hiện Lào Cai có 1.571 cơ sở lưu trú với khoảng 16.000 phòng, gồm 4 khách sạn hạng 5 sao, 9 khách sạn hạng 4 sao, 13 khách sạn hạng 3 sao, 61 khách sạn hạng 2 sao, 129 khách sạn hạng 1 sao, 864 cơ sở lưu trú không xếp hạng (gồm khách sạn, nhà nghỉ) và 491 homestay. Cơ sở lưu trú đa dạng về loại hình và mức giá nên đáp ứng được nhu cầu của các phân khúc khách du lịch từ chi tiêu nhiều cho đến chi tiêu ít.

Hệ thống cơ sở lưu trú, khu nghỉ dưỡng chất lượng cao ngày càng tăng, đa dạng về loại hình, góp phần làm tăng chất lượng dịch vụ cao cấp.

Ông Hà Văn Thắng, Giám đốc Sở Du lịch cho biết.

Tuy nhiên, việc duy trì và nâng cao chất lượng cơ sở lưu trú còn gặp nhiều bất cập. Hiện nhiều cơ sở lưu trú chưa tuân thủ quy định về thông báo hoạt động trước khi đi vào vận hành; cơ sở lưu trú chưa được xếp hạng nhưng quảng cáo không đúng loại xếp hạng trên các trang bán hàng online và mạng xã hội dẫn đến khó kiểm soát về chất lượng. Ngoài ra, một số homestay đầu tư xây dựng và vận hành tự phát làm mất đi giá trị cốt lõi của dịch vụ lưu trú tại gia.

Huyện Bắc Hà hiện có khoảng 100 cơ sở lưu trú, đáp ứng khoảng 3.000 khách/ngày - đêm. Vào thời gian cao điểm du lịch, số lượng cơ sở lưu trú không đáp ứng đủ nhu cầu của du khách. Tuy nhiên, địa phương đang nỗ lực mở rộng hệ thống cơ sở lưu trú, khuyến khích người dân tham gia du lịch cộng đồng, đồng thời nâng cao chất lượng các cơ sở lưu trú đã có.

Ông Bùi Văn Vinh, Trưởng Phòng Văn hóa và Thông tin huyện Bắc Hà cho biết: Quan điểm của Bắc Hà là không đón khách bằng mọi giá mà đón khách bằng chất lượng dịch vụ, để du khách đến Bắc Hà một lần đã có ấn tượng và quay lại nhiều lần. Đối với những chủ cơ sở homestay, đặc biệt là hộ mới làm du lịch, Bắc Hà đã có nhiều giải pháp để đào tạo, tập huấn nhằm nâng cao chất lượng dịch vụ đón khách. Trong đó, huyện đã đưa các hộ tham quan một số mô hình lưu trú trong và ngoài địa phương để từ đó học hỏi, tự rút kinh nghiệm, có cách làm du lịch hiệu quả.

IMG_4750.JPG
Người dân địa phương trực tiếp quản lý và điều hành homestay.

Để duy trì và nâng cao chất lượng các cơ sở lưu trú, thời gian tới, Lào Cai tiếp tục quán triệt và đẩy mạnh thực hiện Chỉ thị 13/CT-UBND ngày 7/9/2022 của UBND tỉnh về một số nhiệm vụ, giải pháp cấp bách nhằm nâng cao hình ảnh, chất lượng du lịch trên địa bàn tỉnh Lào Cai; tăng cường công tác quản lý, kiểm tra điều kiện hoạt động của các cơ sở lưu trú du lịch. Năm 2024, Sở Du lịch đã ban hành Kế hoạch kiểm tra điều kiện, cơ sở vật chất tối thiểu đối với cơ sở lưu trú nhằm kiểm tra, rà soát các điều kiện hoạt động và nâng cao chất lượng dịch vụ lưu trú. Đồng thời, ban hành văn bản hướng dẫn hoạt động kinh doanh dịch vụ lưu trú du lịch, loại hình cơ sở lưu trú nhà ở có phòng cho khách du lịch thuê (homestay) nhằm hướng dẫn các địa phương, cơ sở lưu trú tại gia thực hiện theo đúng các quy định về kinh doanh dịch vụ homestay.

Hiện Lào Cai đang nghiên cứu, xây dựng và thử nghiệm các sản phẩm du lịch mới, hấp dẫn nhằm kéo dài thời gian lưu trú của khách du lịch. Bên cạnh đó, xây dựng những mô hình điểm về dịch vụ lưu trú tại gia, từ đó nâng cao nhận thức và thay đổi, cải tiến chất lượng, dịch vụ lưu trú du lịch.

Ông Hà Văn Thắng, Giám đốc Sở Du lịch cho biết.

Có thể bạn quan tâm

Tin cùng chuyên mục

“Đi cùng Mây” - đi cùng yêu thương

“Đi cùng Mây” - đi cùng yêu thương

Không bắt đầu bằng hành trình check-in hay cà phê sáng sang chảnh, chuyến đi của nhóm bạn trẻ “đi cùng Mây” khởi đầu bằng… một nồi phở nghi ngút khói giữa vùng cao Bắc Hà. Trong căn bếp mộc mạc ở thôn Pả Chư Tỷ, xã Lùng Phình, những bạn trẻ tự tay nấu từng bát phở nóng để trao tặng các em nhỏ - những đứa trẻ chưa quen với mùi vị của một bữa sáng đủ đầy.

Sống chậm giữa phố biển

Sống chậm giữa phố biển

Đến Nha Trang (Khánh Hòa), đừng chỉ lướt trên bề mặt phố biển, choáng ngợp trước ánh đèn rực rỡ của khách sạn cao tầng dọc đường Trần Phú, Phạm Văn Đồng. Sau những giờ đắm mình trong biển xanh, thỏa sức vui chơi ở VinWonders, bay bổng cùng dù lượn, hãy dành thời gian len lỏi những con phố, hay đến với những vùng quê ở ngoại thành Nha Trang để cảm nhận nhịp sống nhẹ nhàng của phố biển. Vẫn còn có một Nha Trang rất khác, chờ đợi bạn khám phá.

Tài nguyên văn hóa thúc đẩy du lịch phát triển bền vững trong kỷ nguyên mới

Tài nguyên văn hóa thúc đẩy du lịch phát triển bền vững trong kỷ nguyên mới

Tỉnh Yên Bái xác định "du lịch văn hóa" là sản phẩm đặc trưng, phát triển theo hướng lấy bản sắc văn hóa làm cảm xúc chủ đạo, nhân dân làm chủ thể, trải nghiệm du khách làm trung tâm. Do đó, thời gian qua, các cấp chính quyền đã đẩy mạnh tuyên truyền, huy động sự tham gia của cả hệ thống chính trị và người dân trong phát triển sản phẩm du lịch gắn với bảo tồn di sản, hướng tới “biến di sản thành tài sản”, “biến tài nguyên văn hóa, thiên nhiên thành tài nguyên du lịch”.

Sa Pa - "Thụy Sĩ của Việt Nam" gây sốt với du khách Hàn Quốc

Sa Pa - "Thụy Sĩ của Việt Nam" gây sốt với du khách Hàn Quốc

Theo thông tin từ Công ty lữ hành Hana Tour – hãng du lịch lớn nhất Hàn Quốc – lượng đặt tour trọn gói đến Sa Pa (Lào Cai) trong nửa đầu năm 2025 đã tăng tới 333% so với cùng kỳ năm 2024. Đặc biệt, trong tháng 1/2025, lượng khách Hàn đặt tour đến điểm đến vùng cao này tăng vọt 1.138%, đánh dấu mức tăng trưởng kỷ lục. 

Về Thái Nguyên thăm trường dạy làm báo đầu tiên

Về Thái Nguyên thăm trường dạy làm báo đầu tiên

Là căn cứ địa cách mạng, Thái Nguyên có nhiều “địa chỉ đỏ” lưu giữ những giá trị lịch sử, văn hóa của dân tộc. Trong đó, Trường dạy làm báo Huỳnh Thúc Kháng là cơ sở đào tạo báo chí đầu tiên và duy nhất của Việt Nam trong thời kỳ kháng chiến.

fb yt zl tw