Quay về E-magazine Theo dõi Báo Lào Cai trên Google News
Bài 1: Sức hút từ các điểm du lịch tâm linh

Bài 1: Sức hút từ các điểm du lịch tâm linh

Dọc sông Hồng có nhiều điểm đến trong hành trình du lịch tâm linh của du khách. Việc kết nối thành tour du lịch sẽ phát huy tiềm năng của các điểm đến tâm linh, phát triển thành sản phẩm du lịch mới, đem đến trải nghiệm hấp dẫn cho du khách.

0:00 / 0:00
0:00
  • Nam miền Bắc
  • Nữ miền Bắc
  • Nữ miền Nam
  • Nam miền Nam
Thu thu.jpg

Mỗi năm khoảng 1 - 2 lần, gia đình chị Trần Thị Nhàn, ở xã Bảo Hưng (huyện Trấn Yên, tỉnh Yên Bái) đi lễ, cầu an, cầu tài lộc ở đền ông Hoàng Bảy (Bảo Hà - Bảo Yên - Lào Cai). Mỗi chuyến đi, gia đình chị Nhàn thường dành 2 - 3 ngày để đi khoảng 7 - 8 địa điểm, bắt đầu từ đền Mẫu Âu Cơ (huyện Hạ Hòa, tỉnh Phú Thọ) tới đền Đông Cuông (huyện Văn Yên, tỉnh Yên Bái), sau đó tới lễ đền Bảo Hà, rồi sang đền Cô Tân An (Văn Bàn - tỉnh Lào Cai).

6.jpg

Chị Nhàn cho biết: Gia đình tôi quan niệm đi lễ đền, chùa vừa là để cầu may, cầu an, cầu tài lộc, vừa là để chiêm bái, vãn cảnh và tranh thủ thời gian nghỉ ngơi. Vì vậy, năm nào gia đình tôi cũng dành thời gian đi lễ đền, chùa. Những chuyến đi mang ý nghĩa tâm linh luôn khiến lòng mình thanh thản, nhẹ nhàng. Hơn nữa, những năm gần đây, các địa điểm tâm linh mà chúng tôi tới đều đang được trùng tu, tôn tạo nên cảnh quan đẹp, rộng rãi, thoáng đãng.

Tour du lịch tâm linh dọc sông Hồng bắt đầu từ đền Mẫu Âu Cơ (huyện Hạ Hòa, tỉnh Phú Thọ) - đền Đông Cuông (huyện Văn Yên, tỉnh Yên Bái) - đền Bảo Hà (xã Bảo Hà, huyện Bảo Yên) - đền Đôi Cô (phường Bình Minh, thành phố Lào Cai) rồi tới đền Thượng (phường Lào Cai, thành phố Lào Cai), cách Cửa khẩu Quốc tế Lào Cai gần 500 m. Điểm đến cuối cùng trong tour du lịch tâm linh dọc sông Hồng là đền Mẫu, được xây dựng từ thế kỷ XVIII, ở vị trí giáp Cửa khẩu Quốc tế Lào Cai, trên trục đường giao thương 2 nước Việt Nam - Trung Quốc. Những điểm du lịch tâm linh trên địa bàn tỉnh Lào Cai mỗi năm thu hút hàng nghìn du khách tham quan, chiêm bái, đặc biệt là đền Bảo Hà, đền Cô Tân An, đền Thượng…

5.jpg

Được xác định là hạt nhân trong chuỗi du lịch tâm linh của tỉnh, hằng năm có khoảng 98% lượng du khách đến Bảo Yên là đi lễ đền. Cuối năm 2021, quần thể di tích đền Bảo Hà được trùng tu, tôn tạo khang trang, rộng rãi, tạo thuận lợi cho du khách tham quan, chiêm bái. Loại hình du lịch này đã đóng góp vào sự phát triển kinh tế - xã hội của địa phương. Người dân được chủ động tham gia các hoạt động phục vụ khách tại các điểm du lịch tâm linh, như sắp lễ, bán hàng lưu niệm, vàng mã, tiêu thụ sản vật địa phương, dịch vụ vận chuyển, phục vụ ăn uống. Du lịch tâm linh tạo việc làm và thu nhập trực tiếp cho người dân địa phương, góp phần chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông thôn từ nông nghiệp sang kết hợp dịch vụ.

Hằng năm, huyện đều lên kế hoạch mở rộng quy mô, thời gian tổ chức Lễ hội đền Bảo Hà theo hướng liên kết chuỗi sự kiện du lịch tâm linh trên địa bàn huyện. Cùng với đó, tổ chức kết nối với các điểm du lịch tâm linh dọc sông Hồng, với sự tham gia của các di tích ở các tỉnh, như đền Mẫu Âu Cơ (Phú Thọ), đền Tuần Quán, Đông Cuông, Ngọc Sơn (Yên Bái).

Ông Nguyễn Anh Dũng, Phó Chủ tịch UBND huyện Bảo Yên

4.jpg

Trong hành trình du lịch tâm linh theo tour dọc sông Hồng, đền Thượng (thành phố Lào Cai) cũng là điểm đến du khách không thể bỏ lỡ. Hằng năm, vào dịp rằm tháng Giêng, hàng vạn người về đây tham dự Lễ hội đền Thượng. Năm 2023, sau 3 năm lỡ hẹn vì dịch Covid-19, Lễ hội đền Thượng được tổ chức trở lại, chỉ trong 3 ngày diễn ra lễ hội đã thu hút hơn 200 nghìn lượt du khách tham quan, chiêm bái. Các ngày rằm, mồng Một hằng tháng, đền Thượng, chùa Tân Bảo vẫn luôn là điểm đến thu hút rất đông du khách.

Để thu hút nhiều du khách đến Lào Cai nói chung và thành phố Lào Cai nói riêng, chúng tôi luôn quan tâm tổ chức các hoạt động văn hóa; nâng cao chất lượng phục vụ, tạo ấn tượng tốt với du khách, đặc biệt là tập trung phát triển sản phẩm du lịch tâm linh theo hướng độc đáo, đặc sắc, hấp dẫn.

Bà Vũ Thị Thùy Dung, Phó Trưởng Phòng Văn hóa - Thông tin thành phố Lào Cai.

Theo số liệu thống kê của Sở Du lịch, trong quý I/2023, Lào Cai đón khoảng 2 triệu lượt khách, trong đó khá đông khách đến tham quan, chiêm bái tại các điểm du lịch tâm linh trên địa bàn. Điều đó cho thấy sức hút của loại hình du lịch này cũng như tầm quan trọng của việc cần quan tâm và có định hướng phát triển đúng cho sản phẩm du lịch tâm linh.

Bài cuối: Nhiều dư địa phát triển

Có thể bạn quan tâm

Tin cùng chuyên mục

Mùa nhãn ngọt thơm xứ biển

Mùa nhãn ngọt thơm xứ biển

Tháng 8 âm lịch hằng năm, du khách có dịp về Bạc Liêu đến khu vườn nhãn cổ trên 100 năm tuổi nổi tiếng ở miền Tây, được đắm mình trong khung cảnh yên bình, mát lành, thưởng thức những chùm nhãn ngọt thơm xứ biển.

Sa Pa: Hân hoan trước giờ diễn ra sự kiện lớn

Sa Pa: Hân hoan trước giờ diễn ra sự kiện lớn

Chỉ còn ít giờ nữa, tại Khu Du lịch quốc gia Sa Pa sẽ diễn ra sự kiện lớn của mảnh đất được mệnh danh là dãy Alps của châu Á, điểm đến hàng đầu của thế giới - Lễ kỷ niệm 120 năm du lịch Sa Pa. Thời điểm này, Sa Pa tấp nập, đông vui bởi người dân và du khách “đổ về” đây tham dự sự kiện đặc biệt này.

Sa Pa - các danh hiệu du lịch ấn tượng

Sa Pa - các danh hiệu du lịch ấn tượng

Sa Pa - địa danh đẹp nhất châu Á, điểm du lịch hấp dẫn nhất Đông Nam Á, điểm trải nghiệm thú vị nhất thế giới, điểm đến xanh nhất trái đất… và còn rất nhiều danh hiệu ấn tượng khác mà các tạp chí du lịch, chuyên trang du lịch nổi tiếng thế giới bình chọn.

Tự hào Vườn Di sản ASEAN

Tự hào Vườn Di sản ASEAN

Vườn Quốc gia Hoàng Liên - Vườn Di sản ASEAN trên dãy Hoàng Liên Sơn hùng vĩ với diện tích hơn 28.000 ha nằm ở độ cao từ 1.000 đến 3.000 m so với mặt nước biển, thuộc địa bàn thị xã Sa Pa (tỉnh Lào Cai) và huyện Than Uyên (tỉnh Lai Châu). Với hệ sinh thái rừng phong phú, nơi đây được đánh giá là một trong những trung tâm đa dạng sinh học vào bậc nhất khu vực Đông Nam Á. Đây cũng là điểm đến hấp dẫn du khách.

Xây dựng Sa Pa trở thành khu du lịch quốc gia vươn tầm quốc tế

Xây dựng Sa Pa trở thành khu du lịch quốc gia vươn tầm quốc tế

Sa Pa xưa là cao nguyên Lồ Suối Tủng, thuộc trại Ngòi Bo, sau là tổng Hướng Vinh, châu Thủy Vĩ, tỉnh Hưng Hóa. Cách đây 120 năm, vào mùa đông năm 1903, đoàn thám hiểm của Sở Địa lý Đông Dương trong khi tiến hành đo đạc xây dựng bản đồ đã khám phá ra cảnh quan cao nguyên Lồ Suối Tủng và làng Sa Pả. Đoàn thám hiểm đã đặt tên cho cao nguyên và ghi danh vào bản đồ là “Cao trạm Sa Pa”. Sự kiện này trở thành dấu mốc lịch sử phát hiện ra Sa Pa.

Sa Pa - những dấu ấn huyền thoại

Sa Pa - những dấu ấn huyền thoại

Sa Pa có một chặng đường hình thành và phát triển tương đối dài. Dấu ấn trên chặng đường ấy được lưu giữ bằng những di tích lịch sử và trở thành điểm nhấn của Sa Pa, thu hút rất đông du khách.

Ấn tượng mảnh đất 5 mùa lễ hội

Ấn tượng mảnh đất 5 mùa lễ hội

Bốn mùa xuân, hạ, thu, đông ở Sa Pa đều khiến người ta mê đắm, bởi mỗi mùa, Sa Pa khoác lên mình những tấm áo đặc biệt, với những sắc thái khác nhau, có chút vấn vương, thương nhớ. Giờ đây, đến với Sa Pa, những người bạn phương xa không chỉ được tận hưởng vẻ đẹp của 4 mùa tự nhiên, mà còn có mùa thứ 5, đó là mùa yêu.

Sa Pa: Cơ sở dịch vụ nhà hàng, khách sạn sẵn sàng đón khách

Sa Pa: Cơ sở dịch vụ nhà hàng, khách sạn sẵn sàng đón khách

Những ngày này, Sa Pa vô cùng náo nhiệt, sôi động bởi chuỗi hoạt động của Tuần Văn hóa - Du lịch năm 2023 đang diễn ra nhân dịp Kỷ niệm 120 năm du lịch Sa Pa. Để đáp ứng nhu cầu của du khách, các cơ sở kinh doanh dịch vụ lưu trú, nhà hàng tại thị xã Sa Pa đã chuẩn bị những điều kiện tốt nhất.

fb yt zl tw