Quay về E-magazine Theo dõi Báo Lào Cai trên Google News
Artika - chạm vào vô tận

Artika - chạm vào vô tận

Nằm giữa không gian hùng vĩ của núi rừng Tây Bắc, những triền đá cổ xưa, màu xanh bất diệt của cỏ cây, âm thanh róc rách đều đặn của nước chảy... Artika mang đến sự bình yên, gắn kết giữa thiên nhiên, nghệ thuật và con người, để mỗi du khách tới nơi này khám phá có thể chạm vào sự vô tận của chính mình.

2.jpg

Artika là quần thể du lịch nghỉ dưỡng sinh thái nằm độc lập tại xã Tả Phìn, cách trung tâm thị xã Sa Pa khoảng 5 km. Với điểm nhấn là công viên nghệ thuật điêu khắc, Artika tập hợp các tác phẩm của một số nghệ sỹ điêu khắc hàng đầu Việt Nam như Lê Công Thành, Tạ Quang Bạo, Nguyễn Trọng Đoan… Quần thể nghỉ dưỡng góp phần bảo tồn thiên nhiên, đề cao văn hóa bản địa, mang lại những giá trị thẩm mỹ phục vụ cộng đồng.

7.jpg

Artika được xây dựng năm 2012. Hơn 10 năm, những người thực hiện khu nghỉ dưỡng đã hoàn thành khối lượng lớn công trình và hạng mục; chế tác nhiều tác phẩm công phu, sẵn sàng mang đến công viên nghệ thuật phục vụ du khách trải nghiệm vào cuối năm 2023.

4.jpg

Ông Phạm Đình Quý, Chủ tịch Hội đồng Quản trị Công ty Aga Group - chủ đầu tư Artika cho biết: Việc xây dựng và đầu tư công viên nghệ thuật điêu khắc luôn là thách thức lớn. Artika có quy mô “khiêm tốn” nhưng khó khăn khi được triển khai trên địa hình đồi núi, nhiều dốc, điều kiện thời tiết khắc nghiệt cho việc thi công.

Dự án cần nhiều thời gian, tâm sức và các nguồn lực phục vụ nghiên cứu, khảo sát, thi công. Có những tác phẩm đòi hỏi giám sát kỹ lưỡng, phải làm đi làm lại trong nhiều năm.

Ông Phạm Đình Quý, Chủ tịch Hội đồng Quản trị Công ty Aga Group - chủ đầu tư Artika.

8.jpg

Có thể thấy, nhiều tác phẩm trong công viên nghệ thuật điêu khắc Artika là những bức tượng đương đại. Các tác giả lớn hàng đầu Việt Nam có tác phẩm hiện diện ở Artika như Lê Công Thành hoặc Tạ Quang Bạo đều là những người sử dụng các yếu tố truyền thống và dân tộc trong nghệ thuật của mình. Vì vậy, du khách khi ngắm nhìn các bức tượng ở Artika có thể sẽ thấy cảm giác vừa thân thuộc vừa mới mẻ. Chúng hợp với cảnh sắc thiên nhiên và không gian văn hóa bản địa nhưng không hòa lẫn. Mỗi tác phẩm giúp người xem có những khám phá mới về vẻ đẹp nội tâm con người.

3.jpg

Mỗi tác phẩm nghệ thuật đều có những tên gọi và câu chuyện riêng, như “Ban nhạc Jazz” của Tạ Quang Bạo, tác phẩm được phóng từ bản gốc nhỏ bằng đồng sáng tác năm 1990; “Tình yêu” của Lê Công Thành được chế tác từ đá cẩm thạch. Một số tác phẩm khác như “Nỗi buồn truyền kiếp” của Tạ Quang Bạo, chủ yếu cấu thành từ những khối cong mềm, được tổ chức theo lối nương tựa và che chắn khăng khít, phản ánh bản ngã né tránh mọi khả năng xung đột và tổn thương.

5.jpg

Tác phẩm “Hơi thở của bậc giác ngộ” làm bằng bê tông, được truyền cảm hứng từ nghệ thuật Phật giáo theo phong cách Gandhara (khoảng thế kỷ II trước công nguyên tới thế kỷ thứ VII sau công nguyên) là 1 trong 2 nhánh nghệ thuật đầu tiên trên thế giới, biểu đạt đức Phật qua hình tượng con người. Ngày nay, rất hiếm bức tượng Gandhara trong lịch sử còn lại có quy mô tượng đài. Vì vậy, “Hơi thở của bậc giác ngộ” là một thử nghiệm của Artika giúp du khách trải nghiệm sự tương tác giữa bức tượng khổ lớn theo phong cách Gandhara với không gian tự nhiên.

Artika có duyên với hoa cỏ êm ả của Sa Pa. Các công trình kiến trúc được đặt tại nơi này là những thổ ngữ lạ, đang hòa điệu thật bình dị, nương nép vào thiên nhiên.

Họa sỹ Lương Xuân Đoàn, Chủ tịch Hội Mỹ thuật Việt Nam

ARTIKA.jpg

Dự án Artika cũng xây dựng và phát hành những tài liệu hướng dẫn, đặc biệt hướng tới trẻ em để tạo thuận lợi cho công chúng tiếp cận với nghệ thuật tạo hình.

Trong thời gian tới, dự kiến Artika sẽ tổ chức các trại sáng tác với sự tham gia của các nghệ sỹ tài năng trong nước và quốc tế. Artika mong muốn mang lại cho du khách yêu nghệ thuật những trải nghiệm độc đáo, một địa chỉ để du khách khám phá, giúp nghệ thuật trở thành nguồn tài nguyên bền vững phục vụ hoạt động văn hóa du lịch Sa Pa nói riêng, đời sống tinh thần cộng đồng nói chung.

Có thể bạn quan tâm

Tin cùng chuyên mục

Phát huy di sản văn hóa dân tộc qua nghệ thuật biểu diễn

Phát huy di sản văn hóa dân tộc qua nghệ thuật biểu diễn

Nghệ thuật biểu diễn là một trong những hình thức để truyền tải thông điệp về di sản văn hóa dân tộc. Những năm qua, bằng hoạt động biểu diễn nghệ thuật, Đoàn Nghệ thuật dân tộc tỉnh Lào Cai đã tập trung xây dựng các chương trình, tiết mục nghệ thuật biểu diễn phục vụ Nhân dân, đồng thời quảng bá di sản văn hóa các dân tộc Lào Cai đến với đông đảo bạn bè trong nước và quốc tế.

Viết cho ngày tình yêu

Viết cho ngày tình yêu

Khi chúng ta yêu, chúng ta có mùa xuân, như đang trở về tuổi thanh xuân. Tình yêu ấy chưa bao giờ cũ đi, chưa bao giờ tàn lụi mà luôn lấp lánh như giọt sương dưới ánh nắng ban mai của mối tình đầu đầy thi vị…

Múa khèn

Múa khèn

Tiếng khèn như gió rừng tạt không dứt
Tiếng khèn như gió núi cuốn chẳng dừng...

Đón xuân mới cùng sắc hoa tinh khôi

Đón xuân mới cùng sắc hoa tinh khôi

Mùa xuân có nhiều thứ hoa bừng nở. Nhưng đẹp nhất, đặc trưng mùa xuân nhất là hoa mận, hoa đào và hoa lê. Lào Cai quê ta vốn là xứ sở của mận, của đào, của lê, bây giờ càng nhiều. Thường thì cái đẹp thường là của hiếm. Nhưng hoa mận, hoa đào hoa lê quê ta nhiều thêm mà vẫn giữ nguyên giá trị của vẻ đẹp của hoa mùa xuân.

Lào Cai rộn rã chào Xuân mới

Lào Cai rộn rã chào Xuân mới

Chương trình nghệ thuật “Chào Xuân mới - Xuân Ất Tỵ 2025” tổ chức vào tối 28/1, tức 29 tháng Chạp tại Quảng trường phố đi bộ, phường Cốc Lếu (thành phố Lào Cai) đã thực sự trở thành “bữa tiệc” văn hóa với những thanh âm rộn rã, sôi nổi chào Xuân.

Sống cùng nghệ sỹ những ngày cuối năm

Sống cùng nghệ sỹ những ngày cuối năm

Những ngày cuối năm, ai cũng muốn trở về nhà sắm sửa, chuẩn bị Tết, sum họp với gia đình để cùng bước qua năm cũ, đón chào năm mới. Thế nhưng, với ca sỹ, diễn viên của Đoàn Nghệ thuật Dân tộc tỉnh thì đây lại là thời điểm bận rộn, tất bật với công việc nhất.

fb yt zl tw