9X khởi nghiệp từ mô hình nuôi ốc nhồi

Tự tìm tòi học hỏi, anh Trần Tuấn Anh ở xã Cam Đường (thành phố Lào Cai) đã xây dựng thành công mô hình nuôi ốc nhồi, cung ứng sản phẩm cho nhiều khách hàng trong và ngoài tỉnh, thu về hàng trăm triệu đồng mỗi năm.

0:00 / 0:00
0:00
  • Nam miền Bắc
  • Nữ miền Bắc
  • Nữ miền Nam
  • Nam miền Nam
3.jpg

Hoạt bát, năng động là cảm nhận của chúng tôi khi gặp Trần Tuấn Anh ở thôn Dạ 2, xã Cam Đường. Sinh năm 1994, sau khi tốt nghiệp Trường Đại học Mỏ - Địa chất, anh Tuấn Anh được nhận vào làm việc ở một doanh nghiệp ngay tại quê hương với mức thu nhập khá. Công việc đang ổn định, năm 2019, đại dịch Covid-19 bùng phát khiến doanh nghiệp gặp khó khăn, anh phải nghỉ việc.

Thời gian nghỉ giãn cách tại nhà, anh Tuấn Anh vô tình đọc được bài báo trên mạng internet về mô hình nuôi ốc nhồi. Thấy mô hình thú vị, anh tìm hiểu thêm trên sách, báo và đi thực tế một số mô hình để học tập. Vốn xuất thân con nhà nông, từ nhỏ gắn với đồng ruộng, anh rất nhanh nắm được quy trình nuôi ốc nhồi bán tự nhiên, vậy là anh bắt tay vào thực hành.

Gia đình không có ao hoặc ruộng để thực hiện mô hình, anh xây 3 bể nuôi trên nền đất vườn, diện tích 200 m2 bằng kỹ thuật lót bạt dưới đáy bể và cho bùn, bơm nước tạo sinh cảnh. Với số vốn khởi nghiệp 5 triệu đồng, anh mua 13.000 con ốc giống về thả. Sau hơn 4 tháng nuôi, đến tháng 10/2019, anh thu hoạch mẻ ốc thương phẩm đầu tiên và chọn lựa được ốc bố mẹ để nhân giống.

2.jpg

Từ thành công bước đầu, năm 2020, Tuấn Anh quyết định mở rộng quy mô chăn nuôi lên 14 bể, diện tích 1.200 m2, gồm ốc thương phẩm và sản xuất con giống. Thời gian cho 1 vụ nuôi (kể từ khi xuống giống đến khi thu hoạch từ 3,5 đến 4 tháng), ốc có thể đạt 25 con/kg, nuôi thêm 2 tháng nữa, ốc bắt đầu sinh sản. Nguồn thức ăn cho ốc khá phong phú, phổ biến như bèo tấm, bí, mướp, khoai lang và các loại lá cây. Anh tận dụng toàn bộ diện tích xung quanh vườn nhà, dựng giàn để trồng thêm các loại rau, cây ăn quả, vừa làm thức ăn vừa tạo bóng mát cho bể nuôi ốc. Trên mặt bể nuôi, anh thả bèo cho ốc đeo bám và sinh sản tự nhiên.

5.jpg

Tùy quy mô, số lượng, mật độ ốc nuôi, 3 đến 4 ngày mới phải bổ sung thức ăn 1 lần. Đặc biệt, vào các tháng mùa đông, ốc nhồi ít vận động nên không cần cung cấp thức ăn nhiều, liên tục. Đây là giai đoạn ốc “ngủ đông”, chỉ cung cấp thức ăn vừa phải, bởi thức ăn dư thừa trong ao kết hợp với chất thải của ốc quá nhiều sẽ gây ô nhiễm nguồn nước.

Nuôi ốc quan trọng nhất là phải có nguồn nước ổn định và sạch, có thể tận dụng từ các khe, mạch tự nhiên hoặc nước từ giếng khoan.

6.jpg

Trung bình mỗi năm, anh vừa sản xuất và thu mua, cung cấp ra thị trường 8 - 12 tấn ốc thương phẩm, hơn 15 triệu con giống, thị trường tiêu thụ chính ở trong tỉnh và các tỉnh như Lai Châu, Yên Bái, Phú Thọ, Hà Nam… Với giá bán từ 70.000 đồng/kg đến 90.000 đồng/kg ốc thương phẩm và hơn 500.000 đồng/kg ốc giống, mỗi năm anh thu lãi hơn 100 triệu đồng. Không chỉ phát triển kinh tế cho bản thân, anh Tuấn Anh còn hướng dẫn kỹ thuật nuôi, cung cấp con giống, liên kết sản xuất và bao tiêu sản phẩm cho các hộ nuôi ốc trên địa bàn trong và ngoài tỉnh.

4.jpg

Mô hình nuôi ốc nhồi của chàng trai 9X Trần Tuấn Anh đã khai thác tốt tiềm năng sẵn có của địa phương, mở ra hướng phát triển con nuôi đặc sản mới có giá trị kinh tế cao cho gia đình cũng như nhân rộng cho người dân vùng nông thôn.

Có thể bạn quan tâm

Tin cùng chuyên mục

Thúc đẩy sản xuất theo hướng hữu cơ vùng trung du và miền núi

Thúc đẩy sản xuất theo hướng hữu cơ vùng trung du và miền núi

Sản xuất nông nghiệp hữu cơ là một trong những xu hướng nhằm phát triển nền nông nghiệp hiện đại. Hiện nay, sản xuất theo hướng này đã và đang được nhiều địa phương thực hiện. Sản xuất nông nghiệp hữu cơ không chỉ có mặt ở vùng đồng bằng còn xuất hiện ở những địa bàn miền núi, nơi đồng bào dân tộc sinh sống. Việc sản xuất theo hướng này giúp nâng cao chất lượng, bảo đảm sản phẩm an toàn cho người tiêu dùng, gia tăng giá trị sản xuất.

Nâng cao đời sống cho đồng bào dân tộc từ phát triển kinh tế rừng

Nâng cao đời sống cho đồng bào dân tộc từ phát triển kinh tế rừng

Bảo Thắng là huyện miền núi biên giới của tỉnh Lào Cai có 20 dân tộc cùng sinh sống. Nhờ sự hỗ trợ từ các chương trình của Chính phủ và chủ trương trồng những cây có giá trị kinh tế cao, vận dụng linh hoạt chính sách giao đất, giao rừng đã tạo động lực phát triển kinh tế - xã hội. Nhờ vậy, từ một huyện khó khăn, đời sống của đồng bào dân tộc thiểu số trên địa bàn huyện Bảo Thắng đã được cải thiện về kinh tế, góp phần bảo vệ môi trường.

Chủ tịch UBND tỉnh Trịnh Xuân Trường làm việc với Tập đoàn Công nghiệp Than - Khoáng sản Việt Nam

Chủ tịch UBND tỉnh Trịnh Xuân Trường làm việc với Tập đoàn Công nghiệp Than - Khoáng sản Việt Nam

Chiều 20/6/2024, UBND tỉnh Lào Cai tổ chức buổi làm việc với Tập đoàn Công nghiệp Than - Khoáng sản Việt Nam (TKV) để đánh giá tình hình hoạt động đầu tư của các đơn vị thuộc TKV trên địa bàn tỉnh Lào Cai; giải quyết khó khăn, vướng mắc liên quan; thống nhất chủ trương, định hướng đầu tư kinh doanh trong thời gian tới trên địa bàn tỉnh Lào Cai.

DR phụ tải, khách hàng và ngành điện cùng có lợi

DR phụ tải, khách hàng và ngành điện cùng có lợi

Trong bối cảnh nắng nóng gay gắt và nhu cầu điện tăng cao, việc đảm bảo cung cấp điện ổn định trong mùa hè năm 2024 trở thành một nhiệm vụ quan trọng. Công ty Điện lực Lào Cai đã triển khai nhiều biện pháp nhằm cải thiện hệ thống lưới điện, vận động các khách hàng lớn tham gia tiết kiệm điện và điều chỉnh phụ tải điện (DR) phi thương mại.

fb yt zl tw