70 năm Hiệp định Geneve: Bản sắc độc đáo của trường phái ngoại giao Việt Nam

Sáng 19/7, tại Hà Nội, Bộ Ngoại giao phối hợp với Bộ Quốc phòng và Viện Hàn lâm Khoa học xã hội Việt Nam tổ chức Hội thảo Khoa học với chủ đề “70 năm Hiệp định Geneve về đình chỉ chiến sự ở Việt Nam” (21/7/1954 - 21/7/2024).

Tham dự Hội thảo có đồng chí Nguyễn Xuân Thắng, Ủy viên Bộ Chính trị, Giám đốc Học viện Chính trị quốc gia Hồ Chí Minh, Chủ tịch Hội đồng Lý luận Trung ương, các đồng chí Lãnh đạo, nguyên lãnh đạo Đảng, Nhà nước và Bộ Ngoại giao, các đồng chí lãnh đạo các ban, bộ, các cơ quan nghiên cứu, các nhà khoa học, đại diện gia đình các thành viên Đoàn đàm phán, ký kết và thi hành hiệp định Geneve.

Hội thảo nhằm nêu bật tầm vóc lịch sử và ý nghĩa thời đại của Hiệp định Geneve đối với sự nghiệp đấu tranh giải phóng dân tộc của nhân dân Việt Nam và nhân dân thế giới; đồng thời, đúc kết những bài học kinh nghiệm quý báu vẫn còn nguyên giá trị đối với sự nghiệp xây dựng, phát triển đất nước và bảo vệ Tổ quốc. Đây cũng là dịp để ghi nhận và tôn vinh những đóng góp to lớn của ngành ngoại giao Việt Nam, trong đó có công lao của những nhân chứng lịch sử, những người đã đàm phán, ký kết và đem đến thắng lợi của Hội nghị Geneve, mở ra một giai đoạn mới cho sự nghiệp cách mạng của Đảng và dân tộc.

Bộ trưởng Bộ Ngoại giao Bùi Thanh Sơn phát biểu khai mạc đề dẫn hội thảo.
Bộ trưởng Bộ Ngoại giao Bùi Thanh Sơn phát biểu khai mạc đề dẫn hội thảo.

Phát biểu khai mạc hội thảo, Bộ trưởng Bộ Ngoại giao Bùi Thanh Sơn nhấn mạnh, cách đây đúng 70 năm, ngày 21/7/1954, Hiệp định Geneve về đình chỉ chiến sự ở Việt Nam được ký kết tại Geneve (Thụy Sĩ) và trở thành dấu mốc lịch sử quan trọng trong sự nghiệp giải phóng dân tộc, thống nhất đất nước của nhân dân ta.

Về đối ngoại, Hội nghị là diễn đàn đa phương có sự tham dự, đàm phán trực tiếp của các nước lớn mà lần đầu tiên Việt Nam tham gia. Trong lần tham dự đầu tiên này, ngoại giao Việt Nam đã khẳng định tâm thế, bản lĩnh, trí lực của một dân tộc có bề dày hàng nghìn năm văn hiến; có ý chí quật cường bảo vệ nền độc lập; thấm đượm tinh hoa văn hóa dân tộc và tư tưởng, phong cách, nghệ thuật ngoại giao Hồ Chí Minh.

Bộ trưởng Bùi Thanh Sơn khẳng định quá trình đàm phán, ký kết, thực thi Hiệp định Geneve là cuốn cẩm nang chứa đựng nhiều bài học quý giá về đối ngoại, thể hiện bản sắc độc đáo của trường phái đối ngoại và ngoại giao Việt Nam, đã được kế thừa, vận dụng sáng tạo và phát triển trong đàm phán, ký kết, thực thi Hiệp định Paris 1973 sau này, cũng như trong xây dựng, phát triển đất nước và bảo vệ Tổ quốc hiện nay.

“Việc đúc kết các bài học lịch sử từ quá trình đàm phán, ký kết, thực thi Hiệp định Geneve 1954 có ý nghĩa rất thiết thực, góp phần phục vụ nghiên cứu, xây dựng và hoàn thiện cơ sở lý luận, phương pháp luận cho đối ngoại và ngoại giao thời đại Hồ Chí Minh cũng như xây dựng, hoàn thiện và triển khai đường lối đối ngoại của Đảng trong các giai đoạn phát triển mới của đất nước”, Bộ trưởng Bùi Thanh Sơn nhấn mạnh.

GS TS Nguyễn Xuân Thắng, Uỷ viên Bộ Chính trị, Giám đốc Học viện Chính trị Quốc gia Hồ Chí Minh, Chủ tịch Hội động Lý luận Trung ương phát biểu chỉ đạo.
GS TS Nguyễn Xuân Thắng, Uỷ viên Bộ Chính trị, Giám đốc Học viện Chính trị Quốc gia Hồ Chí Minh, Chủ tịch Hội động Lý luận Trung ương phát biểu chỉ đạo.

Trong phát biểu đề dẫn và chỉ đạo hội thảo, Giáo sư-Tiến sĩ Nguyễn Xuân Thắng, Ủy viên Bộ Chính trị, Giám đốc Học viện Chính trị quốc gia Hồ Chí Minh, Chủ tịch Hội đồng Lý luận Trung ương khẳng định, phát huy sức mạnh và ảnh hưởng to lớn của chiến thắng Điện Biên Phủ, Hiệp định Geneve là đỉnh cao thắng lợi của nền ngoại giao Việt Nam trong cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp xâm lược; khẳng định tính chính nghĩa của cuộc đấu tranh giải phóng dân tộc và truyền thống hòa hiếu, tinh thần yêu chuộng hòa bình của nhân dân Việt Nam.

Từ Hiệp định Sơ bộ ngày 6/3/1946, Tạm ước ngày 14/9/1946 cho đến Hiệp định Geneve ngày 21/7/1954 đã từng bước chứng kiến sự trưởng thành và lớn mạnh của nền ngoại giao cách mạng trong thời đại Hồ Chí Minh cùng những thay đổi mang tính bước ngoặt trong vị thế quốc tế của nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa. Lần đầu tiên trong lịch sử, các nước lớn tham gia Hội nghị Geneve đã công nhận và cam kết tôn trọng các quyền dân tộc cơ bản là: Chủ quyền, độc lập, thống nhất và toàn vẹn lãnh thổ của Việt Nam, Lào và Campuchia.

GS.TS Nguyễn Xuân Thắng, Ủy viên Bộ Chính trị, Giám đốc Học viện Chính trị Quốc gia Hồ Chí Minh, Chủ tịch Hội đồng Lý luận Trung ương và Bộ trưởng Ngoại giao Bùi Thanh Sơn cùng đại biểu tham quan trưng bày ảnh tại hội thảo.
GS.TS Nguyễn Xuân Thắng, Ủy viên Bộ Chính trị, Giám đốc Học viện Chính trị Quốc gia Hồ Chí Minh, Chủ tịch Hội đồng Lý luận Trung ương và Bộ trưởng Ngoại giao Bùi Thanh Sơn cùng đại biểu tham quan trưng bày ảnh tại hội thảo.

Theo đồng chí Nguyễn Xuân Thắng, 70 năm đã trôi qua nhưng ý nghĩa lịch sử của Hiệp định Geneve về đình chỉ chiến sự ở Việt Nam vẫn còn vẹn nguyên giá trị; với những bài học kinh nghiệm hết sức quý báu, phản ánh sinh động nguyên tắc, phương châm, nghệ thuật đối ngoại, sự trưởng thành và những đóng góp to lớn của nền ngoại giao Việt Nam cho sự nghiệp cách mạng của Đảng và dân tộc; tỏa sáng ước nguyện của Chủ tịch Hồ Chí Minh về “một nước Việt Nam hòa bình, thống nhất, độc lập, dân chủ và giàu mạnh”. Đó là các bài học: Giữ vững và tăng cường sự lãnh đạo của Đảng; phát huy sức mạnh tổng hợp, kết hợp chặt chẽ giữa các mặt trận chính trị, quân sự và ngoại giao; giữ vững độc lập, tự chủ; bảo đảm lợi ích quốc gia, dân tộc trên hết và trước hết; quán triệt sâu sắc phương châm “dĩ bất biến, ứng vạn biến”; phát huy sức mạnh của nhân dân và khối đại đoàn kết toàn dân tộc, giương cao ngọn cờ chính nghĩa, kết hợp sức mạnh dân tộc với sức mạnh thời đại.

“Chiến thắng lịch sử Điện Biên Phủ và thắng lợi trên bàn đàm phán tại Hội nghị Geneve là chiến thắng của sức mạnh vĩ đại của nhân dân và khối đại đoàn kết toàn dân tộc Việt Nam, với sự đồng tình, ủng hộ và giúp đỡ của bạn bè quốc tế, trong đó có cả nhân dân tiến bộ Pháp và các nước thuộc địa”, đồng chí Nguyễn Xuân Thắng nhấn mạnh.

Các đại biểu dự Hội thảo khoa học "70 năm Hiệp định Geneve về đình chỉ chiến sự ở Việt Nam (21/7/1954 - 21/7/2024)".
Các đại biểu dự Hội thảo khoa học "70 năm Hiệp định Geneve về đình chỉ chiến sự ở Việt Nam (21/7/1954 - 21/7/2024)".

Tại hội thảo, các tham luận và ý kiến phát biểu của các đại biểu đã tập trung luận giải, khẳng định Hiệp định Geneve là đỉnh cao thắng lợi của nền ngoại giao cách mạng Việt Nam trong cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp xâm lược; làm rõ tầm vóc, ý nghĩa của Hiệp định đối với tiến trình cách mạng Việt Nam và phong trào cách mạng thế giới; phát huy giá trị, các bài học kinh nghiệm của Hiệp định, khơi dậy khát vọng xây dựng đất nước giàu mạnh, dân chủ, phồn vinh, văn minh, hạnh phúc, vững bước đi lên chủ nghĩa xã hội.

baochinhphu.vn

Có thể bạn quan tâm

Tin cùng chuyên mục

Nghị quyết mới của Chính phủ về Khẩn trương khắc phục hậu quả bão số 3

Nghị quyết mới của Chính phủ về Khẩn trương khắc phục hậu quả bão số 3

Chính phủ vừa ban hành Nghị quyết số 143/NQ-CP về các nhiệm vụ, giải pháp trọng tâm để khẩn trương khắc phục hậu quả bão số 3 (Yagi), nhanh chóng ổn định tình hình nhân dân, đẩy mạnh khôi phục sản xuất kinh doanh, tích cực thúc đẩy tăng trưởng kinh tế, kiểm soát tốt lạm phát.

Hơn 5.600 tập thể, cá nhân ủng hộ người dân tỉnh Lào Cai khắc phục hậu quả thiên tai

Hơn 5.600 tập thể, cá nhân ủng hộ người dân tỉnh Lào Cai khắc phục hậu quả thiên tai

Thông tin từ Ủy ban MTTQ Việt Nam tỉnh, đến 15 giờ ngày 17/9, Ban Vận động cứu trợ tỉnh đã tiếp nhận số đăng ký và ủng hộ của hơn 5.600 tập thể, cá nhân, các cơ quan, doanh nghiệp, nhà hảo tâm trong và ngoài tỉnh với số tiền số tiền hơn 242,6 tỷ đồng (trong đó Quỹ cứu trợ Trung ương là 180 tỷ đồng; các cơ quan, đơn vị, tổ chức, nhà hảo tâm là hơn 62,6 tỷ đồng).

Ban Vận động cứu trợ tỉnh tiếp nhận 2,47 tỷ đồng hỗ trợ trong sáng 17/9/2024

Ban Vận động cứu trợ tỉnh tiếp nhận 2,47 tỷ đồng hỗ trợ trong sáng 17/9/2024

Sáng 17/9, Ban Vận động cứu trợ tỉnh đã trực tiếp tiếp nhận hỗ trợ của 8 đơn vị, tổ chức, doanh nghiệp với số tiền 2,47 tỷ đồng, qua đó nâng mức hỗ trợ và cam kết hỗ trợ của các tổ chức, đơn vị, doanh nghiệp, cá nhân qua cơ quan MTTQ Việt Nam tỉnh lên con số gần 85 tỷ đồng.

[Ảnh] Người dân A Lù xúc động nhận hàng cứu trợ của các nhà hảo tâm

[Ảnh] Người dân A Lù xúc động nhận hàng cứu trợ của các nhà hảo tâm

Từ ngày 15/9, tuyến đường Mường Hum - Y Tý - Ngải Thầu (Bát Xát) cũ đã được thông đường, nhiều đoàn xe chở hàng cứu trợ từ khắp các tỉnh trong cả nước đã đến với vùng lũ A Lù. Đồng bào các dân tộc xã A Lù sau 1 tuần bị cô lập xúc động khi được nhận những nhu yếu phẩm, hàng hóa đong đầy tình yêu thương của các đoàn thiện nguyện vượt đường xa đến với bà con.

Cán bộ, nhân viên Đoàn Kinh tế - Quốc phòng 345: Sống cùng nhịp thở người dân Phìn Chải 2

Cán bộ, nhân viên Đoàn Kinh tế - Quốc phòng 345: Sống cùng nhịp thở người dân Phìn Chải 2

Chặng đường từ A Mú Sung đến thôn Phìn Chải 2, xã A Lù không quá xa, ngày thường nếu đi ô tô chỉ hết chừng hơn 1 giờ, nhưng sau cơn mưa lớn vào rạng sáng 9/9 con đường đã hư hỏng nặng. Để đến được thôn thực hiện công tác cứu hộ nạn nhân bị sạt lở đất, 27 cán bộ, nhân viên của Đoàn Kinh tế - Quốc phòng 345 phải hành quân bộ gần 20 cây số. Một bên vực sâu, một bên vách núi, nhiều điểm sạt lở, tất cả khó khăn đó không làm chùn bước những người chiến sĩ.

Sử dụng chó nghiệp vụ của biên phòng tìm kiếm người mất tích ở Nậm Tông

Sử dụng chó nghiệp vụ của biên phòng tìm kiếm người mất tích ở Nậm Tông

Đại tá Nguyễn Phi Khanh, Chỉ huy trưởng Bộ đội Biên phòng tỉnh Lào Cai cho biết: Sáng nay 17/9, Bộ đội Biên phòng đã cử đi gần 20 cán bộ cùng 5 chó nghiệp vụ đến hiện trường để triển khai tìm kiếm cứu nạn người mất tích trong vụ sạt lở đất tại xóm Bản Cái, thôn Nậm Tông, xã Nậm Lúc (Bắc Hà).

Thư, điện, thông điệp thăm hỏi Việt Nam về ảnh hưởng của cơn bão số 3

Thư, điện, thông điệp thăm hỏi Việt Nam về ảnh hưởng của cơn bão số 3

Bày tỏ tình đoàn kết và sẻ chia với Việt Nam về những thiệt hại do cơn bão số 3 (Yagi) gây ra, lãnh đạo các nước trên thế giới tiếp tục gửi thư, điện, thông điệp tới Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Tô Lâm, Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính và Chủ tịch Quốc hội Trần Thanh Mẫn. Đồng thời, các nước và tổ chức quốc tế cũng kịp thời hỗ trợ trực tiếp và gián tiếp nhân lực, vật lực cho Việt Nam để khắc phục hậu quả trong thời gian sớm nhất.

Bí thư Tỉnh ủy Đặng Xuân Phong chỉ đạo khẩn trương triển khai khu tái định cư thôn Nậm Tông và thôn Kho Vàng

Bí thư Tỉnh ủy Đặng Xuân Phong chỉ đạo khẩn trương triển khai khu tái định cư thôn Nậm Tông và thôn Kho Vàng

Chiều 16/9, Đồng chí Đặng Xuân Phong, Ủy viên Ban Chấp hành Trung ương Đảng, Bí thư Tỉnh ủy, Trưởng Đoàn đại biểu Quốc hội tỉnh và đoàn công tác của tỉnh đã đi khảo sát các điểm tái định cư cho người dân thôn Nậm Tông, xã Nậm Lúc và thôn Kho Vàng, xã Cốc Lầu, huyện Bắc Hà.

"Vì nước quên thân, vì dân phục vụ"

"Vì nước quên thân, vì dân phục vụ"

Quên đói, quên mệt, quên cả hiểm nguy rình rập xung quanh, hàng trăm cán bộ, chiến sĩ công an trên địa bàn tỉnh đã vượt núi, băng rừng, vượt dòng lũ dữ để kịp thời đưa tin, tham gia công tác tìm kiếm cứu hộ, cứu nạn, tiếp tế lương thực, thực phẩm cho người dân ở vùng cô lập. Những câu chuyện, hành động dũng cảm “Vì nước quên thân, vì dân phục vụ” của các anh trong khắc phục hậu quả thiên tai đã để lại hình ảnh đẹp, khiến người dân cảm động.

fbytzltw