Quay vềE-magazineTheo dõi Báo Lào Cai trênGoogle News
Vạn Hòa: Tổ hội nghề nghiệp góp phần hỗ trợ nông dân

Vạn Hòa: Tổ hội nghề nghiệp góp phần hỗ trợ nông dân

Thời gian qua, Hội Nông dân xã Vạn Hòa (thành phố Lào Cai) đã tích cực tuyên truyền, vận động hội viên tham gia xây dựng các chi hội, tổ hội nghề nghiệp. Qua đó, tạo liên kết phát triển sản xuất, nâng cao giá trị sản phẩm, tăng thu nhập cho người dân.

Tổ hội nghề nghiệp nuôi cá thương phẩm kết hợp dịch vụ ẩm thực tại thôn Cánh Chín được thành lập tháng 10/2023, gồm 10 thành viên. Để nâng cao hiệu quả hoạt động của tổ, các thành viên đã tự nguyện đóng góp 60 triệu đồng xây dựng đường điện 3 pha dài 1,6 km phục vụ sản xuất tại khe Tràn Kíp.

2.png

Nguồn điện này phục vụ 10 hộ chạy máy sục ôxy, góp phần giảm nguy cơ bị dịch bệnh, tăng hiệu quả nuôi cá.

Ông Đào Đức Quân, Tổ trưởng Tổ hội nghề nghiệp chăn nuôi cá thương phẩm thôn Cánh Chín.

Xã Vạn Hòa hiện có hơn 30 hộ trồng rau. Trước đây, do sản xuất mang tính tự phát, chưa có liên kết nên giá trị mang lại chưa cao và thường rơi vào tình trạng “được mùa, mất giá”. Từ thực trạng trên, năm 2019, mô hình Tổ hội nghề nghiệp trồng rau được thành lập và đi vào hoạt động, mang lại hiệu quả rõ nét từ liên kết sản xuất đến tiêu thụ sản phẩm.

3.png

Các thành viên của Tổ hội nghề nghiệp trồng rau phải tuân thủ “4 đúng”: đúng thuốc; đúng liều lượng, nồng độ; đúng lúc; đúng cách. Nhờ đó, rau xanh bán được giá và tiêu thụ ổn định.

Ông Đoàn Ngọc Thái, thôn Sơn Mãn 1, xã Vạn Hòa.

6.png

Đến nay, xã Vạn Hòa đã thành lập được 5 tổ hội nghề nghiệp, với 58 thành viên, gồm Tổ hội nghề nghiệp nuôi cá thương phẩm kết hợp dịch vụ ẩm thực, Tổ hội nghề nghiệp trồng rau, Tổ hội nghề nghiệp nuôi lợn nái, lợn thịt và Tổ hội nghề nghiệp trồng quế. Các tổ hội hoạt động theo tiêu chí “5 tự”: Tự giác, tự nguyện, tự chủ, tự quản, tự chịu trách nhiệm và “5 cùng”: Cùng lĩnh vực lao động; cùng ngành nghề sản xuất, kinh doanh, dịch vụ; cùng có sự chia sẻ; cùng trách nhiệm; cùng hưởng lợi.

5.png

Ông Nguyễn Quyết Thắng, Chủ tịch Hội Nông dân xã Vạn Hòa cho biết: Dự kiến năm 2024, Hội Nông dân xã Vạn Hòa tiếp tục thành lập Tổ hội nghề nghiệp đan lát thủ công, với khoảng 10 thành viên. Đến nay, các hội viên nông dân đều nhận thức được vai trò của chi hội, tổ hội nghề nghiệp trong sản xuất, liên kết, hỗ trợ, giúp nhau phát triển kinh tế. Việc thu hút, tập hợp nhóm người có chung ngành nghề sản xuất, kinh doanh đã và đang mang lại nhiều lợi ích cho hội viên.

4.png

Thời gian tới, Hội Nông dân xã tiếp tục vận động, tập hợp nông dân tham gia các chi hội, tổ hội nghề nghiệp. Cùng với đó, tăng cường tuyên truyền, nâng cao nhận thức của hội viên về vai trò và lợi ích của việc tham gia xây dựng chi hội, tổ hội nghề nghiệp có cùng mục tiêu, ngành nghề để hỗ trợ về vốn sản xuất, chuyển giao kỹ thuật, bao tiêu sản phẩm, nâng cao giá trị kinh tế, tăng thu nhập cho nông dân

Có thể bạn quan tâm

Tin cùng chuyên mục

Việt Nam phải làm chủ công nghệ đường sắt tốc độ cao Bắc - Nam

Việt Nam phải làm chủ công nghệ đường sắt tốc độ cao Bắc - Nam

Đại biểu Quốc hội lo ngại, nếu dự án đường sắt tốc độ cao Bắc - Nam lại tiếp tục đấu thầu chọn nhà cung cấp nước ngoài như đã làm với các tuyến đường sắt đô thị thì rủi ro về thời gian chưa biết khi nào hoàn thành, vốn có thể đội lên... Do đó, đề nghị phải thực hiện theo phương thức chuyển giao công nghệ.

Báo Trung Quốc đánh giá cao thị trường tiêu dùng trực tuyến của Việt Nam

Báo Trung Quốc đánh giá cao thị trường tiêu dùng trực tuyến của Việt Nam

Tờ Nhật báo Kinh tế (Trung Quốc) mới đây đăng bài viết với nhan đề “Tiêu dùng trực tuyến Việt Nam bước vào giai đoạn tăng trưởng”, dẫn báo cáo của hãng nghiên cứu dữ liệu Metric, cho thấy 3 quý đầu năm, doanh số của 5 nền tảng thương mại điện tử lớn đạt 227.700 tỷ đồng, tăng 37,66% so cùng kỳ năm ngoái.

"Quả ngọt" đơm hoa trên núi đá

"Quả ngọt" đơm hoa trên núi đá

Hơn 10 năm trước, anh Chấu Seo Câu ở thôn Sả Séng là người đầu tiên của xã Tả Ngài Chồ (huyện Mường Khương) chuyển đổi một số diện tích trồng ngô sang trồng quýt sen. Tới nay, gia đình anh Câu có hơn 4 ha quýt, với giá bán trung bình 15.000 đồng/kg, giá trị thu hoạch mỗi vụ đạt khoảng 200 triệu đồng. Hiện, gia đình anh Câu đã thoát nghèo, có cuộc sống ngày càng khấm khá khiến nhiều người dân vùng cao ngưỡng mộ.

fbytzltw