Quay về E-magazine Theo dõi Báo Lào Cai trên Google News

Từng bước thay đổi “nếp nghĩ, cách làm”

Nhằm góp phần xóa bỏ các định kiến và khuôn mẫu giới trong gia đình và cộng đồng, những tập tục văn hóa có hại và một số vấn đề xã hội cấp thiết cho phụ nữ và trẻ em, thời gian qua, Hội Phụ nữ huyện Si Ma Cai đã triển khai tổ chức các buổi tuyên truyền, vận động thay đổi “nếp nghĩ, cách làm”, hướng đến đồng bào dân tộc thiểu số ở các thôn đặc biệt khó khăn trên địa bàn.

1.jpg
Triển khai thực hiện Dự án 8 về “thực hiện bình đẳng giới và giải quyết những vấn đề cấp thiết đối với phụ nữ và trẻ em” thuộc Chương trình mục tiêu quốc gia phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi (viết tắt là Dự án 8), Hội Phụ nữ huyện Si Ma Cai đã tổ chức nhiều buổi truyền thông xóa bỏ định kiến và khuôn mẫu giới, xây dựng môi trường sống an toàn cho phụ nữ và trẻ em; xây dựng được 29 nhóm truyền thông tiên phong thay đổi trong cộng đồng (mỗi nhóm gồm 7 - 10 thành viên).
Trong ảnh: Hội Phụ nữ huyện Si Ma Cai tổ chức Chiến dịch truyền thông “Cải tạo phong tục tập quán lạc hậu” tại xã Thào Chư Phìn, thu hút hội viên phụ nữ và đông đảo người dân tham gia.
2.jpg
Hội Phụ nữ huyện Si Ma Cai có hơn 6.900 hội viên. Năm 2023, Hội đã đồng loạt tổ chức chiến dịch truyền thông “Cải tạo phong tục, tập quán lạc hậu” tại các địa phương triển khai Dự án 8, thành lập Câu lạc bộ “Nữ thủ lĩnh của sự thay đổi” và đang trong quá trình chuẩn bị triển khai ra mắt “Địa chỉ tin cậy”.
Trong ảnh: Chị Dương Thị Hoa, Chủ tịch Hội Phụ nữ huyện Si Ma Cai truyền thông về cải tạo phong tục, tập quán lạc hậu tới bà con xã Thào Chư Phìn.
3.jpg
Thào Chư Phìn là xã khó khăn, có 558 hội viên phụ nữ, trong đó 80% là người dân tộc Mông và 18% là dân tộc Thu Lao, còn lại là các dân tộc khác. Nhiều bà con không nói được tiếng phổ thông. Để nội dung tuyên truyền tới bà con hiệu quả, Hội Phụ nữ huyện cần tới "phiên dịch viên" là người địa phương.
Trong ảnh: Ông Ly Seo Sè, Bí thư Chi bộ, Trưởng thôn, Tổ trưởng Tổ truyền thông thôn Cẩu Pì Chải (Thào Chư Phìn) phiên dịch cho người dân.
4.jpg
Tại buổi truyền thông, bà con đã chia sẻ những hiểu biết về một số tập quán lạc hậu như: Tổ chức đám ma, lưu xác người thân dài ngày; giết mổ trâu, bò lãng phí trong đám ma; tục đi lễ, trả lễ tốn kém, không phù hợp...
5.jpg
Thực hiện Dự án 8, Hội Phụ nữ xã Thào Chư Phìn đã thành lập được 4 tổ truyền thông. Từ đầu năm 2023 đến nay, Hội Phụ nữ xã đã tổ chức 30 lượt tuyên truyền trực tiếp tại hộ gia đình và mang lại nhiều thay đổi rõ rệt. Trong năm 2022, Hội Phụ nữ xã đã kịp thời xử lý thành công 4 vụ tảo hôn. Từ đầu năm 2023 đến nay đã phát hiện, vận động, xử lý 2 vụ tảo hôn.
Trong ảnh: Chị Thào Thị Sáo, Chủ tịch Hội Phụ nữ xã Thào Chư Phìn trực tiếp đến nhà chị Thào Thị Xé để tuyên truyền, nâng cao nhận thức của gia đình về phòng chống nạn tảo hôn và cho con em đi học, không bỏ học.
6.jpg
Hội Phụ nữ xã Thào Chư Phìn đã xây dựng 2 fanpage của Hội trên Facebook, thành lập nhóm Zalo và tích cực đăng tải hình ảnh, thông tin, chia sẻ các nội dung về công tác Hội trên fanpage.
Trong ảnh: Chị Thào Thị Sáo, Chủ tịch Hội Phụ nữ xã Thào Chư Phìn hướng dẫn hội viên cách truy cập fanpage của Hội.
7..jpg
Từng bước thay đổi nếp nghĩ, cách làm, đời sống của bà con, hội viên phụ nữ xã Thào Chư Phìn đang dần khởi sắc. Bà con chỉnh trang, dọn dẹp nhà cửa, đường làng, ngõ xóm sạch, đẹp và hăng hái trong lao động, sản xuất.
Trong ảnh: Bà Vàng Thị Cở bảo quản số ngô đã được phơi khô.
8..jpg
Tại xã Thào Chư Phìn, định kiến giới đã được hạn chế, bước đầu xây dựng bình đẳng giới trong gia đình. Vợ chồng đã biết chia sẻ việc nhà, cùng nhau chăm sóc con cái; nạn bạo lực gia đình đã giảm rõ rệt; việc trong gia đình đều được vợ chồng cùng bàn bạc và đưa ra quyết định, nâng cao tiếng nói của phụ nữ trong gia đình.
Trong ảnh: Gia đình anh Thào Seo Dìn và chị Ly Thị Mỷ chia sẻ việc giáo dục 2 con.
8.jpg
Ngoài việc từng bước loại bỏ những tập tục lạc hậu, hội viên phụ nữ xã Thào Chư Phìn còn gìn giữ và phát huy nét đẹp văn hóa, dân tộc, trong đó có nghề thêu thổ cẩm.
9.jpg
Không chỉ thêu, may phục vụ trong gia đình, ở Thào Chư Phìn còn có 6 hội viên thêu, may trang phục, túi thổ cẩm để bán ở chợ phiên nhằm tăng thu nhập.
Trong ảnh: Chị Giàng Thị Dở may túi chuẩn bị mang đến chợ phiên để bán.

Có thể bạn quan tâm

Tin cùng chuyên mục

Hỗ trợ hơn 1,7 tỷ đồng giúp người dân Bảo Thắng, Bắc Hà khắc phục hậu quả bão số 3 (Yagi)

Hỗ trợ hơn 1,7 tỷ đồng giúp người dân Bảo Thắng, Bắc Hà khắc phục hậu quả bão số 3 (Yagi)

Triển khai Dự án “Hỗ trợ cấp phát tiền mặt đa mục đích cho người dân khắc phục hậu quả cơn bão số 3 (bão Yagi) và hoàn lưu sau bão” do Quỹ Coca-Cola viện trợ không hoàn lại, 503 hộ dân trên địa bàn huyện Bảo Thắng và Bắc Hà đã được hỗ trợ tiền mặt để khắc phục hậu quả, tái thiết cuộc sống.

[Infographic] Một số chế độ đối với học sinh bán trú, nội trú

[Infographic] Một số chế độ đối với học sinh bán trú, nội trú

UBND tỉnh Lào Cai vừa ban hành Quyết định số 43/2025/QĐ-UBND ngày 29/4/2025 quy định cụ thể về khoảng cách, địa bàn làm căn cứ xác định học sinh, học viên không thể đi đến trường và trở về trong ngày; danh mục trang cấp đồ dùng cá nhân, học phẩm cho học sinh trường phổ thông dân tộc nội trú, cơ sở giáo dục phổ thông được cấp có thẩm quyền giao thực hiện nhiệm vụ giáo dục học sinh dân tộc nội trú trên địa bàn tỉnh.

Ra mắt liên minh nhân lực chiến lược thực thi Nghị quyết 57-NQ/TW

Ra mắt liên minh nhân lực chiến lược thực thi Nghị quyết 57-NQ/TW

Ngày 7/5, Diễn đàn Phát triển xung lực mới cho quốc gia và Lễ ra mắt liên minh nhân lực chiến lược thực thi Nghị quyết 57-NQ/TW diễn ra tại Hà Nội. Đây là sự kiện quan trọng, góp phần phát triển nguồn nhân lực đảm bảo thực thi Nghị quyết 57-NQ/TW, do Tập đoàn FPT phối hợp các bộ, ban, ngành, đơn vị tổ chức.

fb yt zl tw