Quay về E-magazine Theo dõi Báo Lào Cai trên Google News
Tiếp sức cho nông dân thi đua sản xuất, kinh doanh giỏi

Tiếp sức cho nông dân thi đua sản xuất, kinh doanh giỏi

Trong những năm qua, phong trào nông dân thi đua sản xuất, kinh doanh giỏi, đoàn kết giúp nhau làm giàu và giảm nghèo bền vững trên địa bàn tỉnh đã lan tỏa sâu rộng, thu hút nông dân tham gia, góp phần chuyển đổi cơ cấu cây trồng, vật nuôi, nâng cao thu nhập, tạo thêm nhiều việc làm cho lao động nông thôn.

Năm 2022, mặc dù thời tiết bất lợi cho sản xuất, giá vật tư nông nghiệp, thức ăn chăn nuôi, nguyên liệu đầu vào và cước vận chuyển tăng mạnh, trong khi giá bán sản phẩm thấp và không ổn định nhưng nông dân trong tỉnh vẫn quyết tâm vượt khó, duy trì sản xuất, đặc biệt là mạnh dạn đăng ký đạt danh hiệu “Hộ nông dân sản xuất, kinh doanh giỏi” các cấp.

“Điều đó cho thấy sự lan tỏa mạnh mẽ và hiệu quả của phong trào nông dân thi đua sản xuất, kinh doanh giỏi đối với hội viên, nông dân” - ông Bùi Quang Hưng, Chủ tịch Hội Nông dân tỉnh nói.

4.jpg

Minh chứng cho điều đó, Chủ tịch Hội Nông dân tỉnh đưa ra những con số “biết nói”: Năm 2022, toàn tỉnh có 39.000 hộ nông dân đăng ký phấn đấu đạt danh hiệu “Nông dân sản xuất, kinh doanh giỏi” các cấp, chiếm 31,6% số hộ nông nghiệp, nông thôn. Các thôn, bản, tổ dân phố đã bình xét, suy tôn 15.802 hộ đạt danh hiệu hộ sản xuất, kinh doanh giỏi các cấp, trong đó có 100 hộ đạt tiêu chuẩn sản xuất, kinh doanh giỏi cấp Trung ương (với mức thu nhập bình quân 22,5 triệu đồng/người/tháng trở lên); 1.094 hộ nông dân sản xuất, kinh doanh giỏi cấp tỉnh (với mức thu nhập 11,2 triệu đồng/người/tháng trở lên); 3.645 hộ nông dân sản xuất, kinh doanh giỏi cấp huyện (với mức thu nhập 5,6 triệu đồng/người/tháng trở lên) và 10.963 hộ nông dân sản xuất, kinh doanh giỏi cấp xã (với mức thu nhập 3,7 triệu đồng/người/tháng trở lên).

3.jpg

Điều đáng nói, không ít hộ có thu nhập hơn 1 tỷ đồng/năm, như hộ ông Sần Seo Lềnh, xã Lùng Phình (huyện Bắc Hà) kinh doanh chế biến nông - lâm sản; hộ ông Lương Văn Khiêm, xã Trì Quang (huyện Bảo Thắng) với mô hình kinh tế tổng hợp; hộ ông Lý Văn Hào, xã Thượng Hà (huyện Bảo Yên) với mô hình kinh doanh dịch vụ, cây lâm nghiệp; hộ ông Trần Văn Hùng, xã Bản Sen (huyện Mường Khương) với mô hình sản xuất và chế biến chè; hộ ông Trần Chung Hưng, phường Ô Quý Hồ (thị xã Sa Pa) với mô hình nuôi cá nước lạnh và kinh doanh dịch vụ du lịch...

Một số hộ có thu nhập từ 500 triệu đồng/năm đến 1 tỷ đồng/năm, như hộ ông Hoàng Seo Di, xã Lùng Phình (huyện Bắc Hà) với mô hình trồng dược liệu; hộ ông Hà Đức Ba, xã Việt Tiến (huyện Bảo Yên) với mô hình kinh tế tổng hợp, chế biến lâm sản; hộ ông Nguyễn Giang Biên, xã Nghĩa Đô (huyện Bảo Yên) với mô hình kinh tế tổng hợp; hộ ông Vũ Văn Trần, xã Lùng Vai (huyện Mường Khương) với mô hình kinh doanh tổng hợp...

a20f3499a35d7d03244c.jpg

Không chỉ làm giàu, các hộ nông dân còn phát huy tinh thần đoàn kết, tương thân, tương ái, giúp đỡ các hộ khó khăn phát triển kinh tế. Năm qua, các hộ nông dân sản xuất, kinh doanh giỏi các cấp đã chia sẻ kinh nghiệm trồng trọt, chăn nuôi, kinh doanh dịch vụ cho hơn 5.000 lượt hộ, tạo việc làm cho 3.000 lao động nông thôn, giúp đỡ 1.500 hộ có hoàn cảnh khó khăn về cây, con giống, vật tư nông nghiệp, hướng dẫn kỹ thuật, tiêu thụ sản phẩm. Nhờ đó, nhiều hộ nghèo đã vượt khó, vươn lên xây dựng mô hình phát triển kinh tế hiệu quả, như hộ ông Vũ Ngọc Lưu, xã Bản Lầu (huyện Mường Khương) với mô hình chăn nuôi gà đen; hộ bà Cứ Thị Dì, xã Ngũ Chỉ Sơn và hộ các ông Lý Quẩy Tình, Chảo Quẩy Tá, xã Tả Phìn (thị xã Sa Pa) với mô hình chăn nuôi và trồng trọt; hộ ông Bàn Văn Trang, xã Cam Cọn và hộ ông Triệu Tài Minh, xã Kim Sơn (huyện Bảo Yên) với mô hình trồng trọt…

Để có được kết quả trên, ngoài nỗ lực của các hộ nông dân thì vai trò của hội nông dân các cấp rất quan trọng trong việc hỗ trợ nông dân phát triển sản xuất, kinh doanh, khởi nghiệp, vay vốn, liên kết sản xuất, kết nối tiêu thụ sản phẩm; tư vấn, đào tạo nghề, giải quyết việc làm. Năm 2022, Trung tâm Hỗ trợ nông dân (Hội Nông dân tỉnh) đã phối hợp tuyên truyền, vận động, tư vấn, giới thiệu việc làm cho 1.141 lao động nông thôn (trong đó có hơn 800 lao động nữ); đào tạo nghề cho 308 hội viên, nông dân. Hội Nông dân tỉnh đã tổ chức Diễn đàn Nông dân khởi nghiệp tại các huyện Bảo Thắng, Bảo Yên, Mường Khương, Bắc Hà với 400 người tham gia. Hội nông dân các cấp đã phối hợp với ngân hàng chính sách xã hội cho vay hộ nghèo và các đối tượng chính sách khác với tổng dư nợ hơn 980 tỷ đồng, cho 18.190 hộ vay; phối hợp với ngân hàng nông nghiệp và phát triển nông thôn cho vay vốn qua tổ chức hội theo Nghị định 55 ngày 9/6/2015 và Nghị định 116 ngày 7/9/2018 của Chính phủ với tổng dư nợ đạt 1.505 tỷ đồng, cho 12.288 hộ vay. Cùng với đó, duy trì và phát triển 51 mô hình nhóm hộ nông dân liên kết thực hiện dự án vay vốn từ nguồn Quỹ “Hỗ trợ nông dân” với số tiền hơn 34 tỷ đồng.

6.jpg
Tham quan mô hình nông dân sản xuất, kinh doanh giỏi.

Chủ tịch Hội Nông dân tỉnh Bùi Quang Hưng nhấn mạnh: Phát huy những kết quả đạt được, năm 2023 và những năm tiếp theo, hội nông dân các cấp tiếp tục triển khai sâu rộng, tạo sức lan tỏa mạnh mẽ hơn nữa phong trào “Nông dân thi đua sản xuất, kinh doanh giỏi” tới hội viên, nông dân. Cùng với đó, hỗ trợ, hướng dẫn nông dân đầu tư phát triển sản xuất, kinh doanh trên cơ sở phát huy lợi thế từng vùng, từng địa phương; xây dựng và nhân rộng các mô hình phát triển kinh tế theo hướng liên kết hợp tác sản xuất hàng hóa theo chuỗi giá trị; chủ động phối hợp hỗ trợ nông dân sản xuất, kinh doanh giỏi xây dựng hệ thống kết nối cung - cầu, thông tin giá cả thị trường, xây dựng chỉ dẫn địa lý, nhãn hiệu, thương hiệu nông sản, tổ chức các hoạt động xúc tiến thương mại... để giúp tiêu thụ sản phẩm, mở rộng sản xuất, kinh doanh.

Có thể bạn quan tâm

Tin cùng chuyên mục

Kiến tạo chuỗi giá trị bền vững cho đồng bào dân tộc thiểu số

Kiến tạo chuỗi giá trị bền vững cho đồng bào dân tộc thiểu số

Những HTX do chính đồng bào dân tộc thiểu số (DTTS) sáng lập và điều hành đã và đang chứng minh được sức mạnh nội tại, không chỉ tạo ra việc làm, nâng cao thu nhập mà còn góp phần bảo tồn những giá trị bản địa, xây dựng chuỗi giá trị nông sản bền vững tại huyện vùng cao Bảo Yên (Lào Cai).

Đội Quản lý thị trường số 3 kiểm tra tại Bắc Hà

Bắc Hà siết chặt kiểm tra thị trường

Trước thềm Festival Cao nguyên trắng Bắc Hà và vòng chung kết Giải đua ngựa truyền thống lần thứ 18, Đội Quản lý thị trường số 3 (Cục Quản lý thị trường tỉnh Lào Cai) đang tích cực triển khai các hoạt động kiểm tra, kiểm soát thị trường nhằm đảm bảo an toàn cho du khách, góp phần xây dựng hình ảnh Bắc Hà văn minh, thân thiện.

Hội thảo giới thiệu sản phẩm thủ công truyền thống gắn với các yếu tố đa dạng sinh học của Vườn Quốc gia Hoàng Liên

Hội thảo giới thiệu sản phẩm thủ công truyền thống gắn với các yếu tố đa dạng sinh học của Vườn Quốc gia Hoàng Liên

Sáng 16/5, tại thị xã Sa Pa, Trung tâm Bảo tồn và Phát triển tài nguyên nước phối hợp với Vườn Quốc gia Hoàng Liên tổ chức Hội thảo chia sẻ và giới thiệu sản phẩm thủ công truyền thống gắn với các yếu tố đa dạng sinh học của Vườn Quốc gia Hoàng Liên.

Vẻ đẹp của những "vựa lúa" nhìn từ trên cao

Vẻ đẹp của những "vựa lúa" nhìn từ trên cao

Năm 2025, toàn tỉnh gieo trồng hơn 33.000 ha lúa, trong đó có hơn 9.600 ha lúa vụ xuân. Diện tích này chủ yếu tập trung tại các huyện: Văn Bàn, Bảo Yên, Bảo Thắng, Bát Xát, thành phố Lào Cai... Thời điểm này, những cánh đồng lúa rộng lớn đã bắt đầu ngả vàng chờ nông dân thu hoạch. Nhìn từ trên cao, những "vựa lúa" mang vẻ đẹp kỳ vĩ như kiệt tác do bàn tay chăm chỉ, khéo léo của con người chạm khắc vào thiên nhiên.

Triển khai đợt cao điểm chống buôn lậu, gian lận thương mại và hàng giả

Triển khai đợt cao điểm chống buôn lậu, gian lận thương mại và hàng giả

Sáng 15/5, Ban Chỉ đạo chống buôn lậu, gian lận thương mại và hàng giả (Ban Chỉ đạo 389) tỉnh tổ chức hội nghị đánh giá tình hình, kết quả công tác chống buôn lậu, gian lận thương mại và hàng giả trên địa bàn tỉnh những tháng đầu năm 2025; đề xuất nhiệm vụ trong thời gian tới. Đồng chí Nguyễn Thành Sinh, Phó Chủ tịch UBND tỉnh, Trưởng Ban Chỉ đạo chủ trì hội nghị.

Ảnh: Tảo tần trên nương chè Lùng Vai

Ảnh: Tảo tần trên nương chè Lùng Vai

Lùng Vai được gọi là “thủ phủ chè” của huyện Mường Khương, khi có gần 800 hộ dân trồng chè với gần 1 nghìn ha trải dài khắp 14 thôn bản. Nơi đây như được khoác tấm áo xanh mát mắt, uốn lượn theo những triền đồi. Những ngày này, trên các nương, đồi chè rộn rã tiếng nói, cười của những nông dân đang vào vụ thu hái chè.

fb yt zl tw