Quay vềE-magazineTheo dõi Báo Lào Cai trênGoogle News

Tiệm tranh nhỏ miền sương mây

tiem-tranh-nho-bai-dang-instagram-1.jpg

Tốt nghiệp chuyên ngành thiết kế đồ họa, chị Trần Lan Anh, quê ở Tuyên Quang, lên Sa Pa lập nghiệp và xây dựng gia đình nhỏ ở đây. Vì yêu thích phong cảnh cũng như văn hóa và con người Sa Pa, chị Lan Anh đã sáng tạo nhiều bức tranh lấy cảm hứng từ những điều chị gặp và cảm nhận về cuộc sống của mảnh đất miền sương mây này.

tiem-tranh-nho-bai-dang-instagram-2.jpg

Đúng như tên gọi “Tiệm tranh nhỏ” - không gian sáng tác tranh của chị Lan Anh là một ngôi nhà nhỏ xinh, ở rất gần trung tâm nhưng lại đủ tĩnh lặng và bình yên. Nơi cả gia đình chị sinh sống, cũng là nơi chị làm việc.

tiem-tranh-nho-bai-dang-instagram-3.jpg

Mỗi ngày chị Lan Anh làm bạn với cọ vẽ, màu và các bức tranh. Chị còn tự quay video quá trình bản thân sáng tạo nghệ thuật hoặc giới thiệu về ý nghĩa của các bức tranh, sau đó đăng tải lên mạng xã hội, thu hút đông người theo dõi, quan tâm.

tiem-tranh-nho-bai-dang-instagram-5.jpg
tiem-tranh-nho-bai-dang-instagram-6.jpg

Thông qua mạng xã hội, chị Lan Anh đã kết nối được nhiều bạn bè. Mỗi ngày có hàng chục tin nhắn gửi cho chị, có người muốn chị vẽ tranh để tặng bạn bè, người thân, có người muốn chị vẽ lại người thân của họ đã mất...

tiem-tranh-nho-bai-dang-instagram-4.jpg

Chị Lan Anh bộc bạch: Vẽ tranh giúp mình có thêm nguồn thu nhập, trang trải cuộc sống, nhưng đọc được những lời chia sẻ của mọi người, mình chỉ ước có thể vẽ được nhiều tranh hơn nữa, làm món quà tinh thần cho bạn bè. Vẽ tranh chân dung khó, tiêu tốn nhiều thời gian.

tiem-tranh-nho-bai-dang-instagram-7.jpg

Tranh của chị Lan Anh được vẽ trên nhiều chất liệu, như vải, giấy, gỗ... đặc biệt là các bức vẽ trên gỗ tái chế. Ấn tượng nhất trong “Tiệm tranh nhỏ” có lẽ là những bức chân dung về bà con dân tộc thiểu số tại Sa Pa. Chị Lan Anh chia sẻ: Mình đã vẽ đủ chân dung đại diện cho 5 dân tộc thiểu số đặc trưng tại Sa Pa. Có tranh mình vẽ từ mẫu thật, có tranh mình vẽ từ trí tưởng tượng hoặc sự chắp nối từ nhiều nhân vật mình đã gặp, gom nhiều nét của họ trong một bức tranh. Có những bức chỉ ngồi vài giờ là hoàn thành, nhưng cũng có bức, mình vẽ kéo dài nhiều tháng.

tiem-tranh-nho-bai-dang-instagram-8.jpg
tiem-tranh-nho-bai-dang-instagram-9.jpg

Tranh của chị Lan Anh còn được vẽ hoặc in lại để làm một số sản phẩm lưu niệm như túi xách, sổ ghi chép hay những tấm thiệp tranh. Các sản phẩm được đông du khách, đặc biệt là khách quốc tế yêu thích và đặt mua.

Ngoài tiếp đón khách đến “Tiệm tranh nhỏ” tham quan, tìm hiểu và mua tranh, vào dịp hè hoặc cuối tuần, chị Lan Anh còn phối hợp với một số khách sạn trên địa bàn thị xã Sa Pa tổ chức các buổi workshop để học sinh hoặc khách du lịch có thể học vẽ tranh, thỏa sức đam mê với hội hoạ.

tiem-tranh-nho-bai-dang-instagram-10.jpg

Chị Lan Anh đã từng chia sẻ khi tham gia buổi workshop phối hợp với một khách sạn tại thị xã Sa Pa: Tôi khuyến khích học viên vẽ những bức tranh về phong cảnh Sa Pa, văn hóa, cuộc sống của người dân bản địa mà họ quan sát, cảm nhận được trong chuyến du lịch tại Sa Pa.

tiem-tranh-nho-bai-dang-instagram-11.jpg

Nếu bạn yêu thích hội hoạ, muốn tìm hiểu về nét văn hóa của bà con dân tộc thiểu số tại Sa Pa, muốn tìm không gian để tạm trốn những xô bồ, ồn ào thì hãy ghé “Tiệm tranh nhỏ” trải nghiệm và khám phá những điều thú vị cho riêng mình.

Có thể bạn quan tâm

Tin cùng chuyên mục

Nét yêu thương tới từ “đường chân trời”

Nét yêu thương tới từ “đường chân trời”

“Chú ơi, cháu ở Làng Nủ. Cháu là Phúc. Bố mẹ cháu mất hết rồi. Cháu muốn làm một bức ảnh cả gia đình. Cháu muốn nhờ chú làm cho cháu một bức ảnh bố mẹ và hai anh em cháu”, tin nhắn bất ngờ của một thiếu niên từ Làng Nủ, xã Phúc Khánh, huyện Bảo Yên đã khiến Phùng Quang Trung, Phó trưởng nhóm Skyline (đường chân trời), vô cùng xúc động, khiến anh và các thành viên nhận lời không chút đắn đo.

Nữ nhà báo ra mắt tiểu thuyết về tình yêu vượt qua đại dịch

Nữ nhà báo ra mắt tiểu thuyết về tình yêu vượt qua đại dịch

Sau tiểu thuyết 2 tập đầu tay “Tìm em giữa ngàn sao lấp lánh” ra mắt cách đây 3 năm, tác giả Hồ Điệp Thanh Thanh tiếp tục cho ra đời “Mùa hè năm ấy bên em là mãi mãi”, tiểu thuyết về tình yêu đôi lứa, tình yêu cuộc sống vượt qua bối cảnh của những năm tháng đại dịch khi vaccine chưa phủ diện rộng.

Tôn vinh phẩm chất Bộ đội Cụ Hồ trong phim tài liệu 'Vì họ là người lính'

Tôn vinh phẩm chất Bộ đội Cụ Hồ trong phim tài liệu 'Vì họ là người lính'

"Vì họ là người lính" là bộ phim tài liệu do Điện ảnh Quân đội nhân dân sản xuất với nội dung kể về những vất vả, gian khổ của người lính trong thời bình. Tiếp nối truyền thống anh hùng của người lính Bộ đội Cụ Hồ, thế hệ sau vẫn tận tâm, tận hiến, hoàn thành xuất sắc mọi nhiệm vụ được Đảng, Nhà nước và Quân đội giao phó.

Khi múa đương đại tìm đến yếu tố dân tộc

Khi múa đương đại tìm đến yếu tố dân tộc

Trong bối cảnh hội nhập và giao lưu văn hóa diễn ra mạnh mẽ, cũng như nhiều lĩnh vực khác, nghệ thuật múa Việt Nam cần tiếp thu hơi thở, nhịp điệu mới để phù hợp cuộc sống đương đại. Nhưng, hòa nhập đòi hỏi không được hòa tan là vấn đề cấp thiết và “chìa khóa” để giải mã vấn đề này không gì khác chính là tìm về yếu tố văn hóa, bản sắc truyền thống của cha ông. Đó là lý do nhiều tác phẩm múa đương đại Việt Nam đang lựa chọn hướng đi tích hợp giữa tính dân tộc và hiện đại.

Hành trình quảng bá âm nhạc H'Mông

Hành trình quảng bá âm nhạc H'Mông

Là người dân tộc H’Mông, sinh ra và lớn lên trên vùng cao nguyên đá Ðồng Văn (tỉnh Hà Giang), Ly Mí Cường hiện đang theo học hệ trung cấp sáu năm chuyên ngành nhạc cụ truyền thống tại Học viện Âm nhạc quốc gia Việt Nam. Lựa chọn di sản văn hóa của dân tộc mình làm điểm tựa, Ly Mí Cường bền bỉ trên hành trình lưu giữ và lan tỏa âm nhạc dân tộc H’Mông, từ cao nguyên đá đến các sân khấu trong nước và quốc tế.

Bầu trời kỷ niệm của tôi

Bầu trời kỷ niệm của tôi

Khi những gốc rạ ngoài đồng phai dần hương thơm thì cũng là lúc trời bắt đầu chuyển dần sang Đông. Không ai bảo ai, nhà nhà rục rịch chuẩn bị chưng cất những mẻ rượu ngon, ủ rượu để đón tết.

Vinh danh 10 'Gia đình trẻ hạnh phúc' năm 2024

Vinh danh 10 'Gia đình trẻ hạnh phúc' năm 2024

Tối 27/10, tại Hà Nội, Trung ương Hội Liên hiệp Thanh niên Việt Nam phối hợp với Công ty Cổ phần Vàng bạc đá quý Phú Nhuận (PNJ) tổ chức Lễ tuyên dương “Gia đình trẻ hạnh phúc” năm 2024 với chủ đề “Bên nhau, mình là nhà”.

Nhà thơ Dương Soái và câu chuyện nơi ngã ba sông

Nhà thơ Dương Soái và câu chuyện nơi ngã ba sông

Chúng tôi đã gặp nhà thơ Dương Soái, tác giả bài thơ “Gửi em ở cuối sông Hồng” trong một ngày mùa thu nơi ngã ba sông - thôn Lũng Pô, xã A Mú Sung, huyện Bát Xát… Sau 45 năm kể từ khi bài thơ ra đời, nhà thơ Dương Soái mới có dịp trở lại thăm vùng biên giới năm xưa và chia sẻ về cảm hứng để ông viết nên bài thơ này.

Tiếp cận thơ ca trong thời đại công nghệ số

Tiếp cận thơ ca trong thời đại công nghệ số

Trong thời đại công nghệ số, dữ liệu được lưu giữ và truyền tải nhanh chóng, thuận lợi, ứng dụng trên mọi lĩnh vực. Với văn học, thơ ca việc phát triển tác phẩm trên nền tảng số giúp nhà văn, nhà thơ kết nối dễ dàng với độc giả. Các diễn giả, nhà thơ đã cùng nhau chia sẻ ý kiến về những vấn đề này tại tọa đàm "Thơ ca trong thời đại công nghệ số và phương thức đưa sáng tác đến công chúng".

fbytzltw