Quay vềE-magazineTheo dõi Báo Lào Cai trênGoogle News
Nét yêu thương tới từ “đường chân trời”

Nét yêu thương tới từ “đường chân trời”

“Chú ơi, cháu ở Làng Nủ. Cháu là Phúc. Bố mẹ cháu mất hết rồi. Cháu muốn làm một bức ảnh cả gia đình. Cháu muốn nhờ chú làm cho cháu một bức ảnh bố mẹ và hai anh em cháu”, tin nhắn bất ngờ của một thiếu niên từ Làng Nủ, xã Phúc Khánh, huyện Bảo Yên đã khiến Phùng Quang Trung, Phó trưởng nhóm Skyline (đường chân trời), vô cùng xúc động, khiến anh và các thành viên nhận lời không chút đắn đo.

tin-nhan-cua-phuc-gui-anh-trung-va-buc-anh-duoc-dung-1.jpg
net-yeu-thuong-toi-tu-duong-chan-troi.jpg

Anh Phùng Quang Trung tâm sự: Lời nhắn ngắn gọn nhưng chất chứa bao đau thương, mất mát. Không ai bắt buộc, nhưng chúng tôi cảm thấy đây như là trách nhiệm của mình với cộng đồng. Vì vậy, chúng tôi nhận lời và làm việc thâu đêm, suốt sáng khẩn trương hoàn thành phục dựng ảnh, làm thành bức ảnh gia đình đầy đủ các thành viên cho em Phúc và nhiều gia đình khác. Chúng tôi đã cố gắng dành trọn tâm huyết, tình cảm của mình vào từng đường nét tạo hình trong mỗi bức ảnh.

tin-nhan-cua-phuc-gui-anh-trung-va-buc-anh-duoc-dung-5.jpg

Trước đó, được sự kết nối của ông Nguyễn Mạnh Cường, Phó Giám đốc Bảo tàng tỉnh, những người bạn trong nhóm Skyline (Hà Nội) đã phục dựng bức ảnh gia đình theo lời khẩn cầu của một người mẹ đã mất cả gia đình con gái và các cháu trong vụ sạt lở, mà trước đó họ chưa kịp có tấm hình chung đại gia đình.

Sau khi nhận lời và mang ảnh đến tận nơi trao tặng miễn phí cho người dân, Trung và nhóm bạn đã nhận thêm nhiều lời đề nghị của bà con, quyết định thực hiện dự án “Skyline - Nét ảnh vượt bão” phục dựng ảnh những người đã khuất, giúp các gia đình có nhu cầu làm ảnh thờ hoặc lưu làm kỷ niệm, tưởng nhớ người thân ở Làng Nủ.

tin-nhan-cua-phuc-gui-anh-trung-va-buc-anh-duoc-dung-3.jpg

“Trong chuyến công tác xuống Làng Nủ để lấy tư liệu phục vụ trưng bày tại Bảo tàng tỉnh, chúng tôi tình cờ gặp một phụ nữ đã mất gia đình con gái và nhiều người thân. Chị ấy muốn làm bức ảnh gia đình mà không biết tìm gặp ai nên hỏi tôi. Tôi nghĩ đến Trung vì cậu ấy là con của một người bạn. Trung đã nhận lời và hoàn thành nhanh chóng” - ông Nguyễn Mạnh Cường, Phó Giám đốc Bảo tàng tỉnh tâm sự.

tin-nhan-cua-phuc-gui-anh-trung-va-buc-anh-duoc-dung-6.jpg

Khó có thể nói hết khó khăn trong việc phục dựng ảnh giúp người dân, bởi hầu hết các ảnh chụp hay tư liệu về người đã khuất đều không còn nữa hoặc rất ít, cũng rất khó khăn trong việc liên lạc với người dân, bởi nhiều người đến điện thoại cũng không còn. Tuy nhiên, bằng tình cảm xuất phát từ trong tim, từ tấm lòng vì cộng đồng, các bạn trẻ trong nhóm Skyline đã cố gắng khắc phục để hoàn thành tâm nguyện của người dân. Điều đáng nói, mọi bức ảnh đều được làm hoàn toàn miễn phí và Skyline không hề đơn độc trong hành trình này.

tin-nhan-cua-phuc-gui-anh-trung-va-buc-anh-duoc-dung-4.jpg

“Ngay khi tôi chia sẻ việc làm của mình lên trang cá nhân, rất nhiều người và cả đối tác - xưởng in đã liên hệ và muốn chung tay giúp đỡ người dân. Người gửi ủng hộ tiền mặt, người miễn phí toàn bộ khung ảnh… chúng tôi có thêm động lực giúp bà con. Mất mát của người dân quá lớn, chúng tôi chỉ mong những việc làm nhỏ bé này sẽ giúp mọi người vơi đi phần nào đau thương, lấy lại niềm tin vào cuộc sống” - anh Phùng Quang Trung cho biết thêm.

tin-nhan-cua-phuc-gui-anh-trung-va-buc-anh-duoc-dung-11.jpg

Được biết, hiện nhóm Skyline đã và đang thực hiện phục dựng khoảng gần 40 bức ảnh miễn phí cho người dân Làng Nủ, gồm cả ảnh đơn lẻ (ảnh thờ) và ảnh gia đình làm kỷ niệm. Sau 2 đợt Skyline tới tận nơi trao ảnh và quà ủng hộ của những người bạn, nhóm của Trung dự định sau khi phục dựng xong ảnh 13 học sinh điểm Trường Mầm non Làng Nủ thiệt mạng trong vụ sạt lở theo lời đề nghị của nhà trường để tưởng nhớ các em thì nhóm sẽ trở lại nơi đây lần nữa để trao tận tay thầy cô.

net-yeu-thuong-toi-tu-duong-chan-troi-2.jpg

Skyline được thành lập cách đây 3 năm (năm 2021), hiện có 10 thành viên. Công việc chính của nhóm là phục dựng ảnh liệt sĩ khắp mọi miền Tổ quốc. Tới nay, nhóm đã phục dựng được khoảng 5.000 bức ảnh cho các gia đình liệt sĩ. Nhóm còn thực hiện phục dựng nhiều bức ảnh có ý nghĩa lịch sử, trưng bày tại các bảo tàng lớn của đất nước như: Bảo tàng Lịch sử Quốc gia, Bảo tàng Chiến thắng lịch sử Điện Biên Phủ, Bảo tàng Đại tướng Nguyễn Chí Thanh…

tin-nhan-cua-phuc-gui-anh-trung-va-buc-anh-duoc-dung-7.jpg

“Công việc này không chỉ đòi hỏi kỹ thuật cao, mà cần tâm hồn giàu cảm xúc, trái tim chan chứa yêu thương, không màng lợi ích và có kiến thức lịch sử. Mỗi bức ảnh nhóm sẽ phục dựng từ 1 - 4 ngày, hoặc nhiều hơn tùy vào độ khó, tư liệu mà thân nhân các liệt sĩ cung cấp. Khi phục dựng ảnh, nhóm thường trò chuyện với người thân trong gia đình rất lâu, để nắm được đặc điểm, hình dáng, tính cách, tâm hồn của liệt sĩ. Trong những trường hợp gia đình không có di ảnh hay tranh vẽ truyền thần, nhóm phải dựa theo người thân có đôi mắt, nét mặt gần giống liệt sĩ nhất để phục dựng ảnh” - Phùng Quang Trung chia sẻ.

tin-nhan-cua-phuc-gui-anh-trung-va-buc-anh-duoc-dung-8.jpg

Theo Phùng Quang Trung, đối với 10 thành viên trong nhóm, việc phục dựng ảnh mang sứ mệnh kết nối hiện tại - quá khứ - tương lai. Đặc biệt, khi tiếp xúc với các gia đình liệt sĩ, họ luôn coi mình là người con, người cháu đang đưa các ông, các chú, các bác, các cô về với gia đình. Nhóm Skyline hy vọng trong tương lai, sẽ có nhiều người trẻ dành tình cảm, tâm huyết cho lịch sử Việt Nam, cho những câu chuyện hào hùng mà ông cha ta đã dùng xương máu để gây dựng nên. Nhóm cũng mong rằng, sẽ nhận được sự quan tâm, hỗ trợ của các địa phương trong việc thu thập thông tin, kết nối với các gia đình, để việc phục dựng ảnh liệt sĩ nói riêng và những người đã khuất nói chung được thuận lợi, nhanh chóng.

Có thể bạn quan tâm

Tin cùng chuyên mục

Hành trình quảng bá âm nhạc H'Mông

Hành trình quảng bá âm nhạc H'Mông

Là người dân tộc H’Mông, sinh ra và lớn lên trên vùng cao nguyên đá Ðồng Văn (tỉnh Hà Giang), Ly Mí Cường hiện đang theo học hệ trung cấp sáu năm chuyên ngành nhạc cụ truyền thống tại Học viện Âm nhạc quốc gia Việt Nam. Lựa chọn di sản văn hóa của dân tộc mình làm điểm tựa, Ly Mí Cường bền bỉ trên hành trình lưu giữ và lan tỏa âm nhạc dân tộc H’Mông, từ cao nguyên đá đến các sân khấu trong nước và quốc tế.

Bầu trời kỷ niệm của tôi

Bầu trời kỷ niệm của tôi

Khi những gốc rạ ngoài đồng phai dần hương thơm thì cũng là lúc trời bắt đầu chuyển dần sang Đông. Không ai bảo ai, nhà nhà rục rịch chuẩn bị chưng cất những mẻ rượu ngon, ủ rượu để đón tết.

Vinh danh 10 'Gia đình trẻ hạnh phúc' năm 2024

Vinh danh 10 'Gia đình trẻ hạnh phúc' năm 2024

Tối 27/10, tại Hà Nội, Trung ương Hội Liên hiệp Thanh niên Việt Nam phối hợp với Công ty Cổ phần Vàng bạc đá quý Phú Nhuận (PNJ) tổ chức Lễ tuyên dương “Gia đình trẻ hạnh phúc” năm 2024 với chủ đề “Bên nhau, mình là nhà”.

Nhà thơ Dương Soái và câu chuyện nơi ngã ba sông

Nhà thơ Dương Soái và câu chuyện nơi ngã ba sông

Chúng tôi đã gặp nhà thơ Dương Soái, tác giả bài thơ “Gửi em ở cuối sông Hồng” trong một ngày mùa thu nơi ngã ba sông - thôn Lũng Pô, xã A Mú Sung, huyện Bát Xát… Sau 45 năm kể từ khi bài thơ ra đời, nhà thơ Dương Soái mới có dịp trở lại thăm vùng biên giới năm xưa và chia sẻ về cảm hứng để ông viết nên bài thơ này.

Tiếp cận thơ ca trong thời đại công nghệ số

Tiếp cận thơ ca trong thời đại công nghệ số

Trong thời đại công nghệ số, dữ liệu được lưu giữ và truyền tải nhanh chóng, thuận lợi, ứng dụng trên mọi lĩnh vực. Với văn học, thơ ca việc phát triển tác phẩm trên nền tảng số giúp nhà văn, nhà thơ kết nối dễ dàng với độc giả. Các diễn giả, nhà thơ đã cùng nhau chia sẻ ý kiến về những vấn đề này tại tọa đàm "Thơ ca trong thời đại công nghệ số và phương thức đưa sáng tác đến công chúng".

Đưa văn học Việt Nam ra thế giới

Đưa văn học Việt Nam ra thế giới

Thời gian gần đây, Hội Nhà văn Việt Nam đã có nhiều hoạt động tích cực trong đẩy mạnh hợp tác quốc tế. Nhiều tác phẩm văn học trong nước được dịch, đoạt giải thưởng và đáng chú ý, đã có một đội ngũ nhà văn trẻ ưa khám phá, đổi mới, nhập cuộc sôi nổi bằng tâm thế công dân toàn cầu.

Cân đối giữa việc bảo vệ di sản và bảo đảm cuộc sống của người dân

Cân đối giữa việc bảo vệ di sản và bảo đảm cuộc sống của người dân

Góp ý hoàn thiện dự thảo Luật Di sản văn hóa (sửa đổi), các đại biểu Quốc hội cho rằng, việc bảo vệ di sản không chỉ dừng lại ở xác định khu vực bảo vệ, mà còn cần tính đến cách khai thác, sử dụng di sản bền vững, để vừa bảo tồn được giá trị văn hóa, vừa phát triển kinh tế, xã hội và bảo đảm cuộc sống người dân.

[Ảnh] Độc đáo thổ cẩm thêu tay của phụ nữ dân tộc Dao đỏ Sa Pa

[Ảnh] Độc đáo thổ cẩm thêu tay của phụ nữ dân tộc Dao đỏ Sa Pa

Thổ cẩm thêu tay của phụ nữ Dao đỏ ở Sa Pa rất độc đáo, bởi các hoa văn đặc sắc và màu sặc sỡ. Để làm được một bộ trang phục hoàn chỉnh, mỗi chị em phụ nữ phải mất rất nhiều thời gian và công sức. Sự tỷ mỷ trong mỗi công đoạn đã tạo nên những nét riêng biệt của trang phục dân tộc Dao đỏ.

Bắc Hà: Bảo tồn và phát huy các giá trị văn hóa truyền thống

Bắc Hà: Bảo tồn và phát huy các giá trị văn hóa truyền thống

“Cao nguyên trắng” Bắc Hà là nơi sinh sống của 14 dân tộc anh em, trong đó đồng bào dân tộc thiểu số chiếm tới 84%. Những năm qua, huyện Bắc Hà luôn nỗ lực, chú trọng bảo tồn, phát huy hiệu quả các giá trị văn hóa truyền thống của đồng bào các dân tộc. Từ đó, tạo được sức lan toả trong cộng đồng, góp phần thực hiện mục tiêu đưa Bắc Hà trở thành điểm đến du lịch hấp dẫn của khu vực Tây Bắc.

fbytzltw