Quay về E-magazine Theo dõi Báo Lào Cai trên Google News
Thúc đẩy ngành hàng quế xuất khẩu

Thúc đẩy ngành hàng quế xuất khẩu

Sản xuất hữu cơ, áp dụng quy trình canh tác nông nghiệp sạch theo tiêu chuẩn quốc tế là giải pháp căn cơ để mở rộng thị trường xuất khẩu, giúp ngành hàng quế phát triển bền vững, phát huy thế mạnh của sản phẩm nông nghiệp chủ lực.

0:00 / 0:00
0:00
  • Nam miền Bắc
  • Nữ miền Bắc
  • Nữ miền Nam
  • Nam miền Nam
2.jpg

Tại huyện Bảo Yên, việc phát triển của chuỗi giá trị ngành hàng quế đã giúp nhiều hộ có thu nhập cao và ổn định. Toàn huyện hiện có hơn 25.000 ha quế, giá trị ước đạt 1.000 tỷ đồng/năm. Địa phương xác định việc sản xuất phải hướng tới chế biến sâu với công nghệ hiện đại, đáp ứng các tiêu chuẩn quốc tế phục vụ xuất khẩu. Từ đó, huyện tăng cường thu hút đầu tư và đến nay có 7 doanh nghiệp sản xuất, chế biến các sản phẩm từ quế (6 đơn vị sản xuất, chế biến tinh dầu; 1 đơn vị chế biến vỏ quế).

8.jpg

Mới đây, Bảo Yên thu hút thêm 1 doanh nghiệp đầu tư xây dựng cơ sở sản xuất, chế biến, xuất khẩu các sản phẩm từ quế với quy mô lớn. Với việc đẩy mạnh xây dựng nhà máy ngay tại địa phương đã tăng tỷ lệ chế biến tinh, bên cạnh đó còn tận thu cành, lá, giúp gia tăng lợi nhuận cho người dân. Có nhà máy chế biến, người dân yên tâm chăm sóc và mở rộng diện tích quế.

9.jpg

Cùng với đó, huyện cập nhật quy trình canh tác nông nghiệp sạch theo tiêu chuẩn quốc tế. Hạt Kiểm lâm huyện lựa chọn quế đầu dòng có chất lượng tốt và xây dựng vườn ươm tại các xã, thị trấn với quy mô hơn 4,2 triệu cây quế giống/năm, đáp ứng nguồn giống cung cấp cho bà con. Đây là tiền đề để minh bạch yếu tố đầu vào giúp chuyển dần diện tích quế trên địa bàn sang canh tác hữu cơ phục vụ xuất khẩu.

6.jpg

Ông Trần Trọng Thông, Chủ tịch UBND huyện Bảo Yên cho biết: Huyện đang kêu gọi, thu hút doanh nghiệp đầu tư chế biến sâu sản phẩm từ quế, tích cực mở rộng thị trường xuất khẩu. Với những diện tích trồng mới, huyện định hướng, tuyên truyền, vận động người dân chuyển từ việc trồng theo phương pháp truyền thống sang canh tác hữu cơ để đáp ứng tiêu chuẩn xuất khẩu sang Mỹ, châu Âu, Nhật Bản.

Toàn tỉnh hiện có hơn 57.700 ha quế, đạt 111% mục tiêu Nghị quyết 10 ngày 26/8/2021 của Ban Thường vụ Tỉnh ủy đề ra. Vùng trọng điểm quế được xác định tại 4 huyện: Bảo Thắng, Văn Bàn, Bảo Yên, Bắc Hà với 51.279,0 ha (chiếm 88,78% diện tích quế toàn tỉnh). Trong chiến lược phát triển nông nghiệp hàng hóa của tỉnh, quế được xác định là 1 trong 6 ngành hàng chủ lực. Hằng năm, người dân trong tỉnh đưa ra thị trường khoảng 8.100 tấn vỏ quế, 480 tấn tinh dầu và nhiều sản phẩm liên quan đến quế. Cây quế đã và đang mang lại nguồn thu nhập cao, giúp nâng cao đời sống, giảm nghèo và làm giàu cho người dân.

5.jpg

Để nâng cao giá trị sản phẩm quế, từng bước mở rộng thị trường xuất khẩu, tỉnh xác định việc xây dựng vùng nguyên liệu quế đạt chứng nhận hữu cơ là nhiệm vụ cấp thiết. Phấn đấu đến năm 2025 diện tích quế hữu cơ đạt 30% và đạt hơn 50% vào năm 2050, UBND tỉnh đã thực hiện các chính sách của Trung ương về đầu tư, bảo vệ và phát triển rừng, chế biến và thương mại lâm sản.

10.jpg

Đồng thời, tỉnh ban hành nhiều chính sách đặc thù nhằm tạo điều kiện cho các cơ sở, doanh nghiệp đầu tư vào lĩnh vực sản xuất, chế biến quế. Bên cạnh đó, tỉnh xác định không chỉ xây dựng thương hiệu quế Lào Cai mà cần liên kết chặt chẽ với các vùng nguyên liệu khác trong cả nước để nâng tầm sản phẩm quế trở thành thương hiệu quốc gia và đẩy mạnh marketing để tiếp cận khách hàng.

4.jpg

Cuối tháng 8 vừa qua, tỉnh tổ chức Hội thảo xúc tiến đầu tư, thương mại ngành hàng quế năm 2023, với sự tham gia của nhiều chuyên gia, đại diện các tổ chức quốc tế, đại sứ quán một số nước. Hội thảo giới thiệu tiềm năng sản phẩm quế của Lào Cai đến các đối tác, thị trường trong và ngoài nước.

7.jpg

Đây cũng là hoạt động đẩy mạnh xúc tiến thương mại, tìm kiếm các nhà đầu tư chiến lược trong sản xuất, chế biến nâng cao giá trị các sản phẩm từ quế; tìm kiếm mở rộng thị trường, hệ thống phân phối, thúc đẩy tiêu thụ ngành hàng quế của tỉnh. Nâng cao năng lực cạnh tranh của sản phẩm quế, đưa thương hiệu quế Lào Cai đến gần hơn với người tiêu dùng quốc tế.

11.jpg

Đồng chí Hoàng Quốc Khánh, Phó Chủ tịch Thường trực UBND tỉnh nhấn mạnh: Mục tiêu của tỉnh Lào Cai là phát triển ngành hàng quế một cách bền vững, giá trị cao; gắn sản xuất với chế biến và tiêu thụ sản phẩm thành chuỗi khép kín, đồng bộ; đưa sản phẩm quế của Lào Cai trở thành hàng hóa có chất lượng đạt chuẩn đến tay người tiêu dùng; biến tiềm năng, thế mạnh về vùng nguyên liệu quế rộng lớn thành giá trị thiết thực; phát triển quế trở thành ngành hàng mang lại kinh tế cao, góp phần nâng cao đời sống của người dân.

Có thể bạn quan tâm

Tin cùng chuyên mục

Vị thế nền kinh tế lớn thứ 35 thế giới

Vị thế nền kinh tế lớn thứ 35 thế giới

Nhìn vào một số chỉ dấu quan trọng, phản ánh rõ sự lớn mạnh của nền kinh tế và chất lượng cuộc sống của người dân, có thể khẳng định, sau 49 năm kể từ ngày đất nước thống nhất (30/4/1975 - 30/4/2024), Việt Nam đã đạt được nhiều thành tựu to lớn về phát triển kinh tế - xã hội.

“Cầu nối” tinh thần đoàn kết trong xây dựng nông thôn mới

“Cầu nối” tinh thần đoàn kết trong xây dựng nông thôn mới

Thôn Nam Hải, xã Sơn Hải (huyện Bảo Thắng) có 217 hộ với hơn 800 khẩu. Đây là thôn điển hình trong phong trào xây dựng nông thôn mới với hàng nghìn mét vuông đất được hiến, mô hình “Đường rộng - sáng điện - nhiều hoa” hình thành nhưng ít ai biết quá trình triển khai thực hiện các tiêu chí nông thôn mới ở đây từng khó khăn. Người góp phần tháo gỡ những nút thắt, trở thành “cầu nối” tinh thần đoàn kết trong Nhân dân là bà Bùi Thị Hợp, Bí thư Chi bộ, Tổ trưởng Tổ tuyên vận thôn Nam Hải.

Tỏa sáng tinh thần lao động

Tỏa sáng tinh thần lao động

Tranh thủ kỳ nghỉ lễ 30/4 - 1/5, trong khi nhiều người dành thời gian đi chơi, nghỉ dưỡng thì trên các công trường, dưới cái nắng 40 độ C đến 41 độ C, khí thế thi công vẫn diễn ra sôi động, tỏa sáng tinh thần lao động.

Hăng say lao động, sản xuất trong dịp nghỉ lễ

Hăng say lao động, sản xuất trong dịp nghỉ lễ

Do đặc thù công việc và đảm bảo kế hoạch sản xuất, kinh doanh của năm cũng như tiến độ giao hàng theo hợp đồng ký kết với các đối tác nên hầu hết doanh nghiệp, nhà máy, đơn vị sản xuất công nghiệp trên địa bàn tỉnh vẫn duy trì hoạt động sản xuất, kinh doanh xuyên dịp nghỉ lễ 30/4 - 1/5.

Hoa Kỳ là thị trường xuất khẩu lớn nhất của Việt Nam trong 4 tháng

Hoa Kỳ là thị trường xuất khẩu lớn nhất của Việt Nam trong 4 tháng

Theo Tổng cục Thống kê, trong 4 tháng đầu năm 2024, tổng kim ngạch xuất, nhập khẩu hàng hóa cả nước đạt 238,88 tỷ USD; cán cân thương mại hàng hóa xuất siêu 8,4 tỷ USD. Hoa Kỳ là thị trường xuất khẩu lớn nhất của Việt Nam. Trung Quốc là thị trường nhập khẩu lớn nhất của Việt Nam với kim ngạch ước đạt 41,6 tỷ USD.

Đường thêm lớn, đời thêm vui

Đường thêm lớn, đời thêm vui

"Đường lớn đã mở rồi, người dân Bản Lắp vui lắm. Đây sẽ là điều kiện để việc đi lại, giao thương của người dân được dễ dàng, thuận lợi hơn. Sản phẩm của bà con làm ra vì thế cũng được nâng cao giá trị…”, anh Bàn Quang Tiến, Bí thư Chi bộ thôn Bản Lắp đưa tôi đi một vòng quanh thôn ngắm những tuyến đường đang được mở rộng còn nguyên màu đất đỏ, hào hứng nói, đôi mắt ăm ắp niềm vui.

Vị thế của hàng Việt ngày càng được nâng cao

Vị thế của hàng Việt ngày càng được nâng cao

Nhiều doanh nghiệp Việt Nam đã chú trọng xây dựng và có sự đầu tư thích đáng cho công nghệ, sản phẩm và thương hiệu của doanh nghiệp. Chính vì vậy, ngày càng nhiều sản phẩm hàng Việt Nam được người tiêu dùng thế giới tin tưởng.

Bảo tồn vùng chè Shan cổ thụ

Si Ma Cai: Bảo tồn vùng chè Shan cổ thụ

Trên địa bàn huyện Si Ma Cai có gần 1.800 cây chè Shan cổ thụ, phân bố chủ yếu ở các xã có địa hình núi cao 1.100 - 1.600 m so với mực nước biển như Lùng Thẩn, Quan Hồ Thẩn, Thào Chư Phìn, Nàn Sín. Những cây chè Shan hiện có tuổi đời hàng chục năm, thậm chí hàng trăm năm nhưng phải đối mặt với nguy cơ sụt giảm diện tích.

fb yt zl tw