Thủ tướng chỉ đạo đẩy mạnh triển khai xóa nhà tạm, nhà dột nát

Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính vừa ký Công điện số 102/CĐ-TTg ngày 6/10/2024 về việc đẩy mạnh triển khai xóa nhà tạm, nhà dột nát trên phạm vi cả nước.

Những căn nhà ở tạm bợ của người dân làng Bằng La, xã Trà Leng, huyện Nam Trà My, tỉnh Quảng Nam, đã được thay mới, kiên cố hóa sau thiên tai. (Ảnh: Trịnh Bang Nhiệm/TTXVN)

Ngày 6/10, Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính ký ban hành Công điện số 102/CĐ-TTg về việc đẩy mạnh triển khai xóa nhà tạm, nhà dột nát trên phạm vi cả nước

Công điện gửi: Bộ trưởng, Thủ trưởng cơ quan ngang bộ, cơ quan thuộc Chính phủ; Bí thư Tỉnh ủy, Thành ủy, Chủ tịch UBND các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương.

Công điện nêu rõ: Thời gian qua, các bộ, cơ quan, địa phương đã tích cực hưởng ứng phong trào thi đua "Chung tay xóa nhà tạm, nhà dột nát trên phạm vi cả nước trong năm 2025" do Thủ tướng Chính phủ phát động ngày 13/4/2024 tại Hòa Bình, với những hành động cụ thể, có ý nghĩa thiết thực. Đặc biệt, tại Chương trình phát động hỗ trợ xóa nhà tạm, nhà dột nát trên phạm vi cả nước ngày 5/10/2024, nhiều bộ, cơ quan, địa phương, doanh nghiệp, ngân hàng, tập thể, cá nhân trong và ngoài nước đã thể hiện tinh thần "tương thân, tương ái", hỗ trợ số tiền hàng nghìn tỷ đồng để xóa nhà tạm, nhà dột nát tại các địa phương khó khăn.

Thủ tướng Chính phủ biểu dương, ghi nhận, đánh giá cao tinh thần trách nhiệm, sự chia sẻ và những nghĩa cử cao đẹp của các bộ, cơ quan, địa phương, doanh nghiệp, ngân hàng, tập thể, cá nhân và tin tưởng rằng với "tình dân tộc, nghĩa đồng bào", phong trào thi đua "Chung tay xóa nhà tạm, nhà dột nát trên phạm vi cả nước trong năm 2025" sẽ tiếp tục tạo động lực lan tỏa mạnh mẽ, sâu rộng và đạt được mục tiêu đề ra.

Gia đình ông Nông Hoàng Quỳnh tại xóm Kéo Si, thị trấn Thanh Nhật, huyện Hạ Lang, tỉnh Cao Bằng, được hỗ trợ xây nhà mới từ chương trình xóa nhà tạm, nhà dột nát. (Ảnh: Chu Hiệu/TTXVN)

Thời gian tới, Thủ tướng Chính phủ yêu cầu các bộ trưởng, thủ trưởng cơ quan ngang bộ, cơ quan thuộc Chính phủ, Chủ tịch Ủy ban nhân dân các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương và đề nghị các đồng chí Bí thư tỉnh ủy, thành ủy tập trung lãnh đạo, chỉ đạo và tổ chức triển khai thực hiện quyết liệt hơn nữa, đồng bộ hơn nữa, hiệu quả hơn nữa Phong trào thi đua "Chung tay xóa nhà tạm, nhà dột nát trên phạm vi cả nước trong năm 2025" và triển khai kịp thời các kết luận, chỉ đạo của Lãnh đạo Chính phủ có liên quan, thiết thực chào mừng kỷ niệm 95 năm ngày thành lập Đảng, 80 năm ngày thành lập nước, 50 năm ngày giải phóng miền Nam thống nhất đất nước, 135 năm ngày sinh Chủ tịch Hồ Chí Minh kính yêu và chào mừng Đại hội Đảng toàn quốc lần thứ XIV; trong đó tập trung huy động nguồn lực xã hội hóa kết hợp với nguồn lực của Nhà nước để chung tay hỗ trợ xóa nhà tạm, nhà dột nát cho người dân trên phạm vi cả nước. Đổi mới phương pháp, cách làm theo hướng đa dạng hóa nguồn lực, bao gồm nguồn lực được hỗ trợ từ trung ương, địa phương, nguồn lực công sức huy động, giúp đỡ từ cộng đồng cơ sở, nguồn lực cố gắng từ chính các hộ nghèo được hỗ trợ... gắn với việc hoàn thành chương trình xóa nhà tạm, nhà dột nát trong năm 2025.

Thủ tướng Chính phủ yêu cầu đề cao tinh thần tự lực, tự cường của các địa phương; đồng thời, phân nhóm các địa phương và có cơ chế để các địa phương có điều kiện kinh tế-xã hội tốt hơn hỗ trợ cho các địa phương khó khăn hơn thực hiện xóa nhà tạm, nhà dột nát cho người dân trên địa bàn; vận động các bộ, cơ quan, địa phương, doanh nghiệp, ngân hàng, tổ chức, cá nhân trong và ngoài nước hỗ trợ trực tiếp cho các địa phương khó khăn. Người dân, hộ gia đình được hỗ trợ phải tự đảm bảo một phần (kêu gọi bạn bè, người thân giúp đỡ, hỗ trợ các nguồn lực, công sức giúp đỡ lẫn nhau phù hợp).

Quán triệt phương châm "Đảng lãnh đạo, Nhà nước quản lý, Mặt trận Tổ quốc và các đoàn thể hỗ trợ, Nhân dân làm chủ", đa dạng hóa các hình thức hỗ trợ để cùng chung tay xóa nhà tạm, nhà dột nát, trên tinh thần "ai có gì giúp nấy, ai có công giúp công, ai có của giúp của, ai có ít giúp ít, ai có nhiều giúp nhiều", bảo đảm công khai, minh bạch, đúng quy định, không để xảy ra thất thoát, lãng phí, tiêu cực, tham nhũng. Coi đây là một trong những nhiệm vụ chính trị quan trọng của các cấp, các ngành, các địa phương; quyết tâm cao, nỗ lực lớn, hành động quyết liệt để đến ngày 31 tháng 12 năm 2025 hoàn thành bằng được mục tiêu xóa nhà tạm, nhà dột nát trên phạm vi cả nước (bao gồm cả 3 chương trình: Hỗ trợ nhà ở cho người có công với cách mạng; hỗ trợ nhà ở theo các chương trình mục tiêu quốc gia và xóa nhà tạm, nhà dột nát cho người dân; trong đó ưu tiên xóa nhà tạm, nhà dột nát cho người có công từ nguồn ngân sách nhà nước.

Bộ Xây dựng khẩn trương hướng dẫn, đôn đốc Ủy ban nhân dân các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương nơi có nhà tạm, nhà dột nát nghiên cứu, thiết kế một số mẫu nhà ở điển hình, bảo đảm yêu cầu về kỹ thuật, chất lượng, hiệu quả, phù hợp với văn , phong tục tập quán và đặc điểm của từng địa phương, vùng miền để các hộ gia đình tham khảo, nghiên cứu áp dụng xây dựng nhà ở phù hợp với hoàn cảnh cụ thể của từng hộ.

Những căn nhà ở tạm bợ của người dân trên địa bàn tỉnh Quảng Nam cần sớm được xóa bỏ. (Ảnh: Trịnh Bang Nhiệm/TTXVN)

Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội khẩn trương chủ trì, phối hợp với các Bộ, cơ quan liên quan: Báo cáo, đề xuất Thủ tướng Chính phủ trước ngày 10/10/2024 về việc thành lập Ban Chỉ đạo trung ương triển khai xóa nhà tạm, nhà dột nát trên phạm vi cả nước và xây dựng Quy chế làm việc của Ban chỉ đạo; trong đó, Thủ tướng Chính phủ là Trưởng Ban Chỉ đạo; Chủ tịch Ủy ban Trung ương Mặt trận Tổ quốc Việt Nam, Phó Thủ tướng Thường trực Chính phủ và Bộ trưởng Bộ Lao động-Thương binh và Xã hội là Phó trưởng Ban Chỉ đạo; Bộ Lao động-Thương binh và Xã hội là cơ quan thường trực của Ban Chỉ đạo.

Các thành viên Ban Chỉ đạo gồm bộ trưởng, thủ trưởng các cơ quan: Xây dựng, Tài chính, Kế hoạch và Đầu tư, Ngân hàng Nhà nước Việt Nam; Lãnh đạo các bộ: Quốc phòng, Công an; Tổng Giám đốc: Đài Truyền hình Việt Nam, Đài Tiếng nói Việt Nam, Thông tấn xã Việt Nam và Thủ trưởng một số cơ quan liên quan.

Ban Chỉ đạo có nhiệm vụ chỉ đạo triển khai cả 3 chương trình; chủ động tham mưu, đề xuất với Thủ tướng Chính phủ và Ban Chỉ đạo các biện pháp, giải pháp, cách làm cụ thể, hiệu quả để triển khai xóa nhà tạm, nhà dột nát trên cả nước, bảo đảm đúng tiến độ và yêu cầu đề ra.

Các đồng chí Bí thư tỉnh ủy, thành ủy chỉ đạo thành lập Ban Chỉ đạo triển khai xóa nhà tạm, nhà dột nát ở địa phương phù hợp với tình hình cụ thể (tỉnh, huyện, xã) do Bí thư cấp ủy làm Trưởng Ban chỉ đạo, Chủ tịch Ủy ban nhân dân cùng cấp là Phó trưởng Ban chỉ đạo; thành viên Ban chỉ đạo là Chủ tịch Mặt trận Tổ quốc, một số đồng chí trưởng các sở, ngành, cơ quan chuyên môn, đoàn thể cùng cấp. Ban Chỉ đạo có nhiệm vụ chỉ đạo triển khai cả 3 chương trình.

Thủ tướng Chính phủ phân công các đồng chí thành viên Chính phủ chỉ đạo, đôn đốc, kiểm tra việc triển khai xóa nhà tạm, nhà dột nát tại các địa phương theo phân công tại Quyết định số 435/QĐ-TTg ngày 24/4/2023 và số 967/QĐ-TTg ngày 12/9/2024 của Thủ tướng Chính phủ.

Văn phòng Chính phủ theo chức năng, nhiệm vụ được giao theo dõi, đôn đốc việc thực hiện Công điện này; báo cáo Thủ tướng Chính phủ các vấn đề vượt thẩm quyền.

Trước đó, ngày 16/7, Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính ký Quyết định số 656/QĐ-TTg thành lập Quỹ cả nước chung tay xóa nhà tạm, nhà dột nát cho hộ nghèo, hộ cận nghèo.

Quỹ cả nước chung tay xóa nhà tạm, nhà dột nát cho hộ nghèo, hộ cận nghèo (gọi tắt là Quỹ) được thành lập để tiếp nhận, quản lý, sử dụng các nguồn tài trợ, hỗ trợ, đóng góp tự nguyện bằng tiền (bao gồm tiền mặt và chuyển khoản) của các tổ chức, cá nhân trong nước, ngoài nước và các nguồn vốn hợp pháp khác cho hoạt động xóa nhà tạm, nhà dột nát cho hộ nghèo, hộ cận nghèo theo quy định pháp luật./.

Theo vietnamplus.vn

Có thể bạn quan tâm

Tin cùng chuyên mục

Phòng, chống lãng phí, công việc thường xuyên và cấp thiết để đất nước vươn mình

Thực hành tiết kiệm, chống lãng phí, sử dụng hiệu quả các nguồn lực: Phòng, chống lãng phí, công việc thường xuyên và cấp thiết để đất nước vươn mình

Khi Đảng Cộng sản lãnh đạo cách mạng, nhất là lãnh đạo và tổ chức cuộc cách mạng xã hội chủ nghĩa, tạo dựng một xã hội mới tốt đẹp thì cũng đồng thời đặt ra việc phê phán, phòng chống những cái xấu do chế độ cũ để lại và xây dựng nhận thức và hành động mới tốt đẹp. Xây dựng xã hội mới đòi hỏi huy động sức lực, trí tuệ của toàn dân, của cải, nguồn lực của toàn xã hội và sử dụng có hiệu quả cao nhất tài nguyên của đất nước.

Bài 2: Giữ đất, giữ người, vững vàng biên ải

“Điểm tựa” của bản làng Bài 2: Giữ đất, giữ người, vững vàng biên ải

Trong những năm qua, thực hiện chủ trương của Đảng, Nhà nước và hiện thực hóa chủ trương của tỉnh “Giữ rừng, giữ nước, giữ môi trường, giữ Nhân dân, giữ biên giới” đã có hàng trăm hộ di chuyển ra khu vực vùng biên để phát triển kinh tế, bảo vệ biên cương. Tại đây, đội ngũ người có uy tín là “hạt nhân” quan trọng trong vận động đồng bào, làm gương để cư dân biên giới vững lòng tin, tích cực bảo vệ biên giới, dựng xây cuộc sống mới bình yên.

Bài 1: Để “điểm nóng” không còn nóng

“Điểm tựa” của bản làng Bài 1: Để “điểm nóng” không còn nóng

Lào Cai là địa bàn vùng cao, biên giới, có đông đồng bào dân tộc cùng sinh sống. Thời gian qua, đội ngũ người có uy tín ngày càng phát huy vai trò trên mọi lĩnh vực, trở thành “điểm tựa” của cộng đồng, dẫn dắt đồng bào bước qua khó khăn, lạc hậu, vững niềm tin sắt son với Đảng.

Tổng Bí thư Tô Lâm chủ trì họp Thường trực Ban Chỉ đạo Trung ương về phòng, chống tham nhũng, lãng phí, tiêu cực

Tổng Bí thư Tô Lâm chủ trì họp Thường trực Ban Chỉ đạo Trung ương về phòng, chống tham nhũng, lãng phí, tiêu cực

Ngày 30/10, tại Hà Nội, Tổng Bí thư Tô Lâm, Trưởng Ban Chỉ đạo Trung ương về phòng, chống tham nhũng, lãng phí, tiêu cực chủ trì cuộc họp Thường trực Ban Chỉ đạo Trung ương về phòng, chống tham nhũng, lãng phí, tiêu cực để thảo luận, cho ý kiến về tình hình, kết quả chỉ đạo xử lý các vụ án, vụ việc tham nhũng, tiêu cực từ sau phiên họp thứ 26 đến nay và chủ trương xử lý một số vụ án, vụ việc thuộc diện Ban Chỉ đạo theo dõi, chỉ đạo.

Bài cuối: Kỳ vọng và những điều trăn trở

Mở rộng thị trấn Bắc Hà: Kiến tạo động lực phát triển cho "cao nguyên trắng" Bài cuối: Kỳ vọng và những điều trăn trở

Để quá trình sáp nhập đơn vị hành chính được thuận lợi, huyện Bắc Hà đã sớm tính toán phương án sắp xếp, ổn định tổ chức bộ máy, làm tốt công tác tư tưởng cho cán bộ, công chức, đồng thời đẩy mạnh tuyên truyền tạo đồng thuận trong Nhân dân. Sáp nhập không chỉ đơn thuần là phép cộng về địa giới hành chính, quan trọng hơn phải tạo ra phép nhân về động lực và nguồn lực cho sự phát triển của thị trấn Bắc Hà mới.

Phó Chủ tịch Thường trực UBND tỉnh Hoàng Quốc Khánh kiểm tra việc xóa nhà tạm, nhà dột nát tại huyện Văn Bàn

Phó Chủ tịch Thường trực UBND tỉnh Hoàng Quốc Khánh kiểm tra việc xóa nhà tạm, nhà dột nát tại huyện Văn Bàn

Ngày 30/10, đồng chí Hoàng Quốc Khánh, Ủy viên Ban Thường vụ Tỉnh ủy, Phó Chủ tịch Thường trực UBND tỉnh đã có buổi làm việc với huyện Văn Bàn về thực hiện Nghị quyết số 50-NQ/TU và hỗ trợ khắc phục thiệt hại về nhà ở do ảnh hưởng của hoàn lưu cơn bão số 3 trên địa bàn huyện.

Phó Chủ tịch UBND tỉnh Nguyễn Trọng Hài làm việc với huyện Bắc Hà về tiến độ giải ngân vốn đầu tư công và chính sách hỗ trợ nhà ở

Phó Chủ tịch UBND tỉnh Nguyễn Trọng Hài làm việc với huyện Bắc Hà về tiến độ giải ngân vốn đầu tư công và chính sách hỗ trợ nhà ở

Ngày 30/10, đồng chí Nguyễn Trọng Hài, Ủy viên Ban Thường vụ Tỉnh ủy, Phó Chủ tịch UBND tỉnh đã có buổi làm việc với huyện Bắc Hà về tiến độ giải ngân vốn đầu tư công và chính sách hỗ trợ nhà ở cho người dân.

Nữ y tá thôn vì sức khỏe người dân

Nữ y tá thôn vì sức khỏe người dân

Từng 2 lần nhận Bằng khen của Chủ tịch UBND tỉnh vì những đóng góp trong công tác y tế và dân số trên địa bàn, chị Đỗ Thị Lương - y tế thôn Củm Hạ 1, xã Đồng Tuyển (thành phố Lào Cai) là điển hình về y tế thôn, bản hết lòng vì sức khỏe người dân.

fbytzltw