Thanh toán không dùng tiền mặt đang thúc đẩy tiêu dùng số lên ngôi

Thanh toán không dùng tiền mặt tại Việt Nam đang thay đổi từng ngày, mở ra cơ hội cho cả người tiêu dùng và doanh nghiệp.

Báo cáo mới nhất về bối cảnh thanh toán tại Việt Nam trong “Nghiên cứu về thái độ thanh toán của người tiêu dùng” do Visa thực hiện cho thấy, làn sóng tăng trưởng ấn tượng của các phương thức thanh toán không dùng tiền mặt đã mở ra tương lai đầy tiềm năng của ngành hàng tiêu dùng bán lẻ.

Cụ thể, bên cạnh giao dịch tiền mặt vốn phổ biến, xu hướng chuyển đổi sang các phương thức thanh toán điện tử hiện đại đang ngày càng được ưa chuộng tại Việt Nam. Theo đó, 56% người dùng Việt Nam tham gia khảo sát đang ít mang theo tiền mặt hơn so với năm trước, thể hiện sự chủ động nắm bắt các công nghệ tài chính mới của người tiêu dùng.

Visa công bố báo cáo "Nghiên cứu về thái độ thanh toán của người tiêu dùng" trong năm 2023.
Visa công bố báo cáo "Nghiên cứu về thái độ thanh toán của người tiêu dùng" trong năm 2023.

Đặc biệt, người dùng trẻ Gen X và Gen Y hiện đóng vai trò như thế hệ tiên phong thúc đẩy đà tăng trưởng thanh toán không dùng tiền mặt, với 89% người tham gia khảo sát đã tiếp cận thành công các phương thức thanh toán kỹ thuật số trong đời sống hàng ngày.

QR code và ví điện tử là hai phương thức đang được người dùng sử dụng nhiều nhất tại Việt Nam do hầu hết các cửa hàng bán lẻ, cửa hàng tiện lợi và cửa hàng thực phẩm, ăn uống đều khuyến khích sử dụng hai phương thức này để thanh toán. Bên cạnh đó, nhiều đơn vị bán lẻ cũng tích cực ứng dụng công nghệ trí tuệ nhân tạo (AI) để mang đến trải nghiệm mua sắm mới mẻ cho người dùng, từ đó hướng tới thúc đẩy doanh thu như: Apple pay, Samsung pay, Garmin Pay…

Nghiên cứu từ Visa cũng cho thấy, Việt Nam góp mặt trong top đầu những thị trường Đông Nam Á đón nhận đông đảo lượt người dùng mới sử dụng ví điện tử như một phương thức thanh toán yêu thích, góp phần thúc đẩy tăng trưởng tài chính số. Cụ thể, cứ 5 người thì có ít nhất 4 người tiêu dùng Việt sử dụng ví điện tử thường xuyên, trong đó phần lớn là thế hệ người dùng Gen X và nhóm tiêu dùng hạng sang.

Ngoài ra, thanh toán theo thời gian thực (Real-time payment, RTP) cũng đang dần chiếm lĩnh vị thế với độ phủ sóng đáng kể. Tại Việt Nam, RTP đang ngày càng được ưa chuộng với ít nhất 2/5 người tiêu dùng cho biết đã từng sử dụng giải pháp này. Ứng dụng RTP trong đời sống tiêu dùng cũng dần trở nên đa dạng hơn, trong đó có thể kể đến giao dịch xuyên biên giới, chuyển tiền giữa các cá nhân P2P, thanh toán cho nhà bán hàng - đơn vị bán lẻ và thanh toán hoá đơn.

Bà Đặng Tuyết Dung, Giám đốc Visa Việt Nam và Lào chia sẻ thông tin về thanh toán không dùng tiền mặt tại Việt Nam
Bà Đặng Tuyết Dung, Giám đốc Visa Việt Nam và Lào chia sẻ thông tin về thanh toán không dùng tiền mặt tại Việt Nam

Mua trước trả sau (Buy Now Pay Later, BNPL) cũng là phương thức thanh toán phát triển trong 2 năm trở lại đây và đang được nhiều người dùng Việt Nam quan tâm nhờ khả năng thanh toán linh hoạt. Thẻ tín dụng tuy ít được sử dụng để nạp tiền cho ví điện tử nhưng đổi lại trở thành lựa chọn ưu tiên hàng đầu cho thanh toán BNPL tại Việt Nam. Cùng với ứng dụng dễ sử dụng, mã giảm giá miễn phí, chương trình điểm thưởng và khả năng theo dõi thanh toán dễ dàng, BNPL chính là động lực chính để người tiêu dùng gia tăng sử dụng dịch vụ.

Bà Đặng Tuyết Dung, Giám đốc Visa Việt Nam và Lào chia sẻ: “Làn sóng nền kinh tế không dùng tiền mặt tại Việt Nam đang mang đến vô vàn tiềm năng tăng trưởng và đổi mới, mở ra cơ hội cho cả người tiêu dùng và doanh nghiệp trong bối cảnh thanh toán không dùng tiền mặt đang thay đổi từng ngày. Hướng tới tương lai giao dịch kỹ thuật số tiện lợi và an toàn cho cộng đồng, Visa sẽ tiếp tục giữ vững vai trò trong hành trình chuyển đổi số đầy sáng tạo, thúc đẩy kinh tế số tại Việt Nam”.

TTXVN/Báo Tin tức

Có thể bạn quan tâm

Tin cùng chuyên mục

Đẩy mạnh giải ngân đầu tư công để thúc đẩy tăng trưởng kinh tế

Đẩy mạnh giải ngân đầu tư công để thúc đẩy tăng trưởng kinh tế

Theo các đại biểu Quốc hội, dù tiến độ giải ngân đầu tư công hiện vẫn còn thấp hơn kỳ vọng, nhưng nhờ xuất khẩu và đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI) đang phát triển mạnh mẽ, kinh tế Việt Nam vẫn có cơ sở để đạt mức tăng trưởng ấn tượng nếu có các giải pháp quyết liệt và đồng bộ hơn từ nay đến cuối năm.

Mục tiêu thu hút 39-40 tỷ USD vốn FDI

Mục tiêu thu hút 39-40 tỷ USD vốn FDI

Gần 25 tỷ USD vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI) cam kết vào Việt Nam từ đầu năm đến nay, trong đó có khoảng 14 tỷ USD được giải ngân, cho thấy những tín hiệu lạc quan về triển vọng phục hồi của dòng vốn ngoại, góp phần quan trọng vào tăng trưởng kinh tế Việt Nam.

Hệ thống Ngân hàng: Khẩn trương hỗ trợ khách hàng vay vốn bị thiệt hại do mưa lũ

Hệ thống Ngân hàng: Khẩn trương hỗ trợ khách hàng vay vốn bị thiệt hại do mưa lũ

Cùng với các ngành, địa phương, ngành ngân hàng Lào Cai đã khẩn trương chỉ đạo các đơn vị, tổ chức tín dụng trên địa bàn kịp thời hỗ trợ khách hàng bị thiệt hại, sớm khôi phục sản xuất, kinh doanh sau trận mưa lũ lịch sử, thúc đẩy tăng trưởng kinh tế. Phóng viên Báo Lào Cai đã có cuộc trao đổi với ông Đỗ Quang Huy, Phó Giám đốc phụ trách Ngân hàng Nhà nước Chi nhánh tỉnh Lào Cai về nội dung này.

fbytzltw