Quay về E-magazine Theo dõi Báo Lào Cai trên Google News
Thái Niên: Nhiều giải pháp giảm nghèo bền vững

Thái Niên: Nhiều giải pháp giảm nghèo bền vững

Đẩy mạnh tái cơ cấu nông nghiệp, đưa cây trồng mới có giá trị kinh tế cao vào sản xuất, hình thành vùng chuyên canh với quy mô hàng hoá, dẫn dắt nông dân thích ứng với nền kinh tế thị trường… đó là những cách làm của xã Thái Niên (Bảo Thắng) trong giải bài toán giảm nghèo cho người dân.

0:00 / 0:00
0:00
  • Nam miền Bắc
  • Nữ miền Bắc
  • Nữ miền Nam
  • Nam miền Nam
thai-nien-nhieu-giai-phap-giam-ngheo-ben-vung-2-596.png

Có được kết quả trên là nhờ cấp ủy đảng, chính quyền xã triển khai nhiều giải pháp đồng bộ, hiệu quả. Theo đó, căn cứ vào tình hình thực tế, xã rà soát các cây trồng phù hợp, định hướng, tuyên truyền để người dân hiểu, đồng thuận thực hiện. Với lợi thế giao thông thuận lợi, diện tích đất bãi ven sông Hồng lớn, màu mỡ, xã định hướng cho người dân canh tác cây rau, màu, cây ăn quả và trồng hoa.

Hộ chị Phạm Thị Tình, thôn Đo Ngoài là điển hình trong chuyển đổi cơ cấu cây trồng tại địa phương. Với 3,6 sào ruộng trước đây chỉ độc canh cây lúa, được chính quyền xã tuyên truyền, vận động, gia đình chị chuyển đổi sang canh tác rau, màu.

thai-nien-nhieu-giai-phap-giam-ngheo-ben-vung-3-5801.png

Với sự vào cuộc quyết liệt của cấp ủy đảng, chính quyền và các thôn, đến nay xã Thái Niên có hơn 200 hộ chuyển đổi cơ cấu cây trồng, trọng tâm là chuyển đổi đất ruộng cấy lúa sang trồng rau, màu, cây ăn quả, với tổng diện tích 186 ha. Theo người dân hoạch toán, mỗi ha trồng rau, màu cho nguồn thu từ 138 - 160 triệu đồng. Hiện vùng sản xuất tập trung theo hướng hàng hóa của xã đã hình thành với hơn 25 ha rau, màu; 37 ha chè; 184 ha cây ăn quả (bưởi Múc, na).

thai-nien-nhieu-giai-phap-giam-ngheo-ben-vung-5-8568.png

Với diện tích đất đồi, Thái Niên định hướng người dân phát triển cây lâm nghiệp. Hiện diện tích quy hoạch cho sản xuất lâm nghiệp của xã là 6.500 ha, chiếm 68% diện tích tự nhiên, trong đó đất có rừng đạt 5.930 ha. Trên địa bàn xã, các cơ sở thu mua, chế biến lâm sản cũng phát triển mạnh (6 cơ sở), giúp việc tiêu thụ gỗ rừng trồng thuận lợi. Kinh tế từ trồng rừng, chế biến lâm sản đã góp phần không nhỏ trong việc tạo việc làm thường xuyên cho người lao động địa phương, nâng cao thu nhập cho người dân trong xã. Những năm gần đây, diện tích rừng tại xã được duy trì và mở rộng, người dân chuyển đổi đất đồi sản xuất kém hiệu quả sang trồng rừng mang lại lợi ích lâu dài. Những diện tích rừng đến tuổi cho khai thác, sau khi thu hoạch cũng nhanh chóng được phủ xanh.

thai-nien-nhieu-giai-phap-giam-ngheo-ben-vung-6-12.png
thai-nien-nhieu-giai-phap-giam-ngheo-ben-vung-4-2701.png
thai-nien-nhieu-giai-phap-giam-ngheo-ben-vung-7-8621.png

Bên cạnh đó, xã liên hệ với các ngân hàng trên địa bàn huyện làm cầu nối để các hộ nghèo, hộ có hoàn cảnh khó khăn, hộ mới thoát nghèo vay vốn phát triển sản xuất. Chính quyền xã còn chỉ đạo cán bộ chuyên môn và các tổ chức hội, đoàn thể trực tiếp hướng dẫn người dân lựa chọn mô hình kinh tế phù hợp với điều kiện thực tế. Hằng năm, xã phối hợp với các cơ quan chuyên môn của huyện mở các lớp tập huấn, chuyển giao khoa học, kỹ thuật chăn nuôi, trồng trọt… giúp người dân phát triển sản xuất, nâng cao chất lượng sản phẩm, tăng thu nhập.

thai-nien-nhieu-giai-phap-giam-ngheo-ben-vung-8-9733.png

Có thể bạn quan tâm

Tin cùng chuyên mục

Thủ tướng yêu cầu thanh tra ngay thị trường vàng

Thủ tướng yêu cầu thanh tra ngay thị trường vàng

Tại chỉ thị vừa ban hành, Thủ tướng yêu cầu kiểm soát và giám sát chặt chẽ việc cấp tín dụng của các TCTD; đồng thời thực hiện ngay công tác thanh tra, kiểm tra đối với thị trường vàng, hoạt động của các doanh nghiệp kinh doanh vàng.

Dần Thàng nỗ lực xây dựng nông thôn mới

Dần Thàng nỗ lực xây dựng nông thôn mới

Là xã vùng 3 của huyện Văn Bàn, Dần Thàng hiện có 400 hộ, trong đó đồng bào dân tộc Dao chiếm trên 80%. Địa hình bị chia cắt mạnh, dân cư ở phân tán, trình độ dân trí không đồng đều, tỷ lệ hộ nghèo cao nên khó huy động nguồn lực trong Nhân dân để xây dựng nông thôn mới.

Khai thác thị trường xuất khẩu gạo mới

Khai thác thị trường xuất khẩu gạo mới

Năm 2024, Việt Nam đặt mục tiêu kim ngạch xuất khẩu gạo đạt hơn 5 tỷ USD. Ngoài nhiệm vụ giữ vững diện tích gieo trồng lúa là 7,1 triệu ha, sản lượng lúa 43 triệu tấn, bảo đảm tiêu dùng trong nước và xuất khẩu, thì việc tập trung khai thác các thị trường mới cho xuất khẩu gạo là yêu cầu cần thiết, nhất là trong điều kiện cạnh tranh giữa các quốc gia xuất khẩu ngày càng gay gắt hơn.

Xem xét, xử lý trách nhiệm các chủ đầu tư không đảm bảo tiến độ giải ngân vốn đầu tư công

Xem xét, xử lý trách nhiệm các chủ đầu tư không đảm bảo tiến độ giải ngân vốn đầu tư công

Đó là một trong những nội dung tại Thông báo 108/TB-VPUBND ngày 2/5/2024 kết luận của Thường trực UBND tỉnh tại cuộc họp ngày 20/4/2024 về tiến độ giải ngân xây dựng cơ bản (kể cả chương trình mục tiêu quốc gia), công tác chuẩn bị đầu tư năm 2024 và giải pháp đẩy nhanh tiến độ giải ngân vốn đầu tư công năm 2024.

[Infographic] 10 nhiệm vụ, giải pháp phát triển kinh tế - xã hội 10 xã có tỷ lệ hộ nghèo cao tỉnh Lào Cai năm 2024

[Infographic] 10 nhiệm vụ, giải pháp phát triển kinh tế - xã hội 10 xã có tỷ lệ hộ nghèo cao tỉnh Lào Cai năm 2024

Ngày 17/4/2024, UBND tỉnh ban hành Kế hoạch số 220-KH/UBND về phát triển kinh tế - xã hội đối với 10 xã có tỷ lệ hộ nghèo cao tỉnh Lào Cai năm 2024, với mục tiêu thực hiện đồng bộ, kịp thời, hiệu quả các giải pháp giảm nghèo bền vững trên địa bàn các xã nghèo; giúp người nghèo cải thiện sinh kế, khơi dậy ý chí tự lực, tự cường, vươn lên thoát nghèo; góp phần thu hẹp khoảng cách giàu - nghèo giữa các xã trên địa bàn tỉnh.

fb yt zl tw