Quay về E-magazine Theo dõi Báo Lào Cai trên Google News
Tăng tốc nâng cấp, cải tạo ga Xuân Giao

Tăng tốc nâng cấp, cải tạo ga Xuân Giao

Các đơn vị thi công đang khẩn trương hoàn thiện các hạng mục, phấn đấu đến tháng 9/2024 đưa nhà ga Xuân Giao mới vào hoạt động.

Ga Xuân Giao được thành lập năm 2003, chính thức đi vào hoạt động tháng 4/2003. Đây là ga thuộc đường sắt Hà Nội - Lào Cai, nhánh từ ga Phố Lu đi vào. Nhà ga có vai trò quan trọng trong việc vận chuyển hàng hóa đến Lào Cai, trong đó chiếm tỷ trọng lớn nhất là quặng apatit cung cấp nguyên liệu cho các nhà máy thuộc Tập đoàn Hóa chất Việt Nam và vận chuyển các sản phẩm từ các nhà máy thuộc Khu Công nghiệp Tằng Loỏng đến các đối tác.

2.jpg

Hiện nay, mỗi ngày, ga Xuân Giao đón gửi 14 đôi tàu. Năng lực vận chuyển bình quân của ga trên 1 triệu tấn/năm, thời kỳ cao điểm nhất lên đến 1,3 triệu tấn/năm (năm 2013). Từ khi cao tốc Nội Bài - Lào Cai đi vào hoạt động, lượng hàng hóa vận chuyển qua ga giảm, tuy nhiên, đây vẫn là một trong những ga quan trọng, chiếm 1/3 sản lượng vận chuyển hàng hóa của ngành đường sắt Việt Nam.

Kỹ sư Trịnh Huy Thắng, Trưởng ga Xuân Giao cho biết, với vị trí thuận lợi gần Khu Công nghiệp Tằng Loỏng, những năm tới, sản lượng trung chuyển hàng hóa qua ga Xuân Giao dự báo tiếp tục tăng, tuy nhiên, hiện trạng nhà ga hiện nay chưa đáp ứng được yêu cầu.

3.jpg

Nhà ga được xây dựng cách đây hơn 20 năm, hầu như chưa được cải tạo, sửa chữa lớn nên đã xuống cấp, nhiều trang - thiết bị theo dõi chạy tàu, thông tin liên lạc đã lạc hậu. Trong khi đó, bãi xếp dỡ hàng hóa ngay sát Tỉnh lộ 151 có diện tích nhỏ, chỉ khoảng 400 m2, không thể đưa các xe trọng tải lớn và các thiết bị cẩu chuyên dụng vào.

Từ khi cao tốc Nội Bài - Lào Cai đi vào hoạt động, lượng hàng hóa vận chuyển qua ga giảm, tuy nhiên đây vẫn là một trong những ga quan trọng, chiếm 1/3 sản lượng vận chuyển hàng hóa của ngành đường sắt Việt Nam.

Anh Trần Mạnh Cường, một doanh nghiệp làm dịch vụ vận chuyển hàng hóa cho biết: Do ga Xuân Giao nhỏ hẹp nên với những doanh nghiệp có khối lượng hàng hóa lớn, chúng tôi phải đưa hàng hóa từ Khu Công nghiệp Tằng Loỏng ra thị trấn Phố Lu và bố trí xe cẩu bốc dỡ hàng hóa tại ga Phố Lu, khiến phát sinh chi phí. Những hạn chế này khiến nhà ga chưa tận dụng hết khả năng vận chuyển của các đôi tàu.

Trước yêu cầu nâng cao năng lực vận chuyển hàng hóa, ga Xuân Giao đã được Tổng Công ty Đường sắt Việt Nam đưa vào danh sách là 1 trong 4 ga hàng hóa ưu tiên cải tạo, nâng cấp trong giai đoạn này, gồm ga Vật Cách, cảng Vật Cách (tuyến Gia Lâm - Hải Phòng), ga Đồng Đăng và ga Lạng Sơn (tuyến Hà Nội - Đồng Đăng), ga Xuân Giao (tuyến Yên Viên - Lào Cai).

Các hạng mục nâng cấp, cải tạo ga Xuân Giao nằm trong gói thầu XL01 thuộc Dự án cải tạo các ga trên tuyến đường sắt phía Bắc có tổng kinh phí đầu tư dự kiến hơn 475 tỷ đồng. Nguồn vốn đầu tư sử dụng ngân sách nhà nước trong kế hoạch đầu tư công trung hạn giai đoạn 2021 - 2025 với thời gian thực hiện đến 2025.

4.jpg

Theo đó, ga Xuân Giao sẽ được cải tạo, nâng cấp đồng bộ từ nhà ga, ke ga, xây mới mái che ke ga; làm mới, sửa chữa đường sắt; làm mới, sửa chữa nhà kho; các công trình phụ trợ đồng bộ...

Đáng chú ý, 1 bãi xếp dỡ rộng hơn 3.400m2, nhà kho rộng 75m2 và 2 đường ray trong khu nhà ga sẽ được xây mới, giúp tăng năng lực bốc xếp hàng hóa, đón gửi các chuyến tàu.

Nhờ sự phối hợp chặt chẽ của chính quyền địa phương, các khó khăn, vướng mắc trong giải phóng mặt bằng sớm được tháo gỡ, giúp nhà thầu thuận lợi triển khai thi công. Hiện nay, 90% hạng mục đã cơ bản hoàn thành, đơn vị thi công đang phấn đấu hết tháng 9 năm nay sẽ bàn giao đưa vào sử dụng.

5.jpg

Kỹ sư Trịnh Huy Thắng, Trưởng ga Xuân Giao cho biết: Trong định hướng phát triển chung, ngành đường sắt đang triển khai nhiều giải pháp nhằm nâng cao chất lượng phục vụ hành khách và dịch vụ vận chuyển hàng hóa.

Với ưu điểm là vận chuyển được khối lượng hàng hóa lớn, đảm bảo an toàn, vận tải đường sắt vẫn sẽ là lựa chọn tin cậy của nhiều doanh nghiệp.

"Chúng tôi hy vọng ga Xuân Giao sau khi được đầu tư nâng cấp sẽ phục vụ các doanh nghiệp, đối tác tốt hơn, từng bước lấy lại những con số tăng trưởng ấn tượng trước đây" - Kỹ sư Trịnh Huy Thắng chia sẻ.

Có thể bạn quan tâm

Tin cùng chuyên mục

Lược sử về tuyến giao thương Cửa Cấm - sông Hồng - Vân Nam

Lược sử về tuyến giao thương Cửa Cấm - sông Hồng - Vân Nam

Cách đây hơn 150 năm từ khi Đuyprê (dupre) Tổng Chỉ huy lực lượng viễn chinh Pháp tìm ra tuyến đường thủy vận chuyển hàng hóa từ Cửa Cấm (Hải Phòng) vào Hà Nội và ngược sông Hồng lên Lào Cai sang Vân Nam (Trung Quốc). Từ đó đến nay, dòng sông Hồng có vai trò quan trọng trong kết nối hợp tác kinh tế giữa Việt Nam và Trung Quốc.

Khẩn trương rà soát, báo cáo dự án đầu tư có khó khăn, tồn đọng kéo dài trên Hệ thống đầu tư công quốc gia

Khẩn trương rà soát, báo cáo dự án đầu tư có khó khăn, tồn đọng kéo dài trên Hệ thống đầu tư công quốc gia

Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính vừa ký Công điện số 26/CĐ-TTg ngày 31/3/2025 yêu cầu các bộ ngành, địa phương khẩn trương rà soát, báo cáo các dự án đầu tư có khó khăn, vướng mắc, tồn đọng kéo dài trên Hệ thống đầu tư công quốc gia.

[Ảnh] "Người nhện" đem quả ngọt xuống núi

[Ảnh] "Người nhện" đem quả ngọt xuống núi

Vùng trồng dứa Mường Khương đang vào vụ thu hoạch quả. Dứa ở đây thường được trồng ở núi cao nên việc thu hoạch, vận chuyển cực kỳ gian khổ và tiềm ẩn nhiều nguy hiểm. Vào mùa thu hoạch dứa, thường những nam thanh niên sẽ đảm nhận công việc này. Trên lưng gùi hơn 100kg quả dứa, tay chống gậy bám chặt sườn núi dốc dựng đứng, họ không khác gì "người nhện" oằn lưng đem quả thơm xuống núi.

Sức vươn Việt Tiến

Sức vươn Việt Tiến

Đạt chuẩn nông thôn mới năm 2015, Việt Tiến là một trong những xã “về đích” sớm chương trình này, mang lại diện mạo mới, khang trang cho vùng đất trù phú bên dòng sông Chảy, phía Nam của huyện Bảo Yên.

Từ "con đường tơ lụa" trên sông Hồng đến trục động lực kinh tế "chung một dòng sông"

Từ "con đường tơ lụa" trên sông Hồng đến trục động lực kinh tế "chung một dòng sông"

Trong suốt chiều dài lịch sử nhân loại, có nhiều “con đường tơ lụa” được nhắc đến hiện nay, như tuyến đường thương mại Đông - Tây giữa Hy Lạp và Trung Quốc bắt đầu mở trong thế kỷ I và II TCN; hay “con đường tơ lụa” chính đi từ thủ đô của Trung Quốc qua Trung Á đến châu Âu... Và có một “con đường tơ lụa” nổi tiếng trên sông Hồng vẫn chảy suốt từ thời cổ đại đến hôm nay, đang trở thành “con đường tơ lụa” trong thời đại mới.

Tạo cơ sở hình thành khu hợp tác kinh tế qua biên giới

Dự án Cầu đường bộ qua sông Hồng Bát Xát (Việt Nam) - Bá Sái (Trung Quốc): Tạo cơ sở hình thành khu hợp tác kinh tế qua biên giới

Khu vực biên giới giữa tỉnh Lào Cai (Việt Nam) và tỉnh Vân Nam (Trung Quốc) từ lâu đã được xem là một trong những điểm kết nối kinh tế, văn hóa và giao thương quan trọng giữa hai nước. Trong đó, các cây cầu biên giới đóng vai trò then chốt trong việc thúc đẩy kinh tế biên mậu, tạo động lực phát triển kinh tế - xã hội, đồng thời xây dựng biên giới hòa bình, hữu nghị.

Từ con đường tơ lụa trên sông Hồng đến trục kinh tế động lực “chung dòng sông cùng ý tưởng”: Bài cuối: Trục kinh tế động lực “chung dòng sông cùng ý tưởng”

Từ con đường tơ lụa trên sông Hồng đến trục kinh tế động lực “chung dòng sông cùng ý tưởng”: Bài cuối: Trục kinh tế động lực “chung dòng sông cùng ý tưởng”

Việc biến “con đường tơ lụa” trên sông Hồng từ thời cổ đại trở thành “con đường tơ lụa” trong thời đại mới; kiến tạo tương lai, hợp tác cùng có lợi; mở ra hành lang thương mại mới đòi hỏi các tỉnh, thành phố của Việt Nam và Trung Quốc cần có sự hợp tác chặt chẽ với tinh thần “chung dòng sông cùng ý tưởng”.

Thủ tướng Phạm Minh Chính chủ trì họp đôn đốc các dự án đường cao tốc

Thủ tướng Phạm Minh Chính chủ trì họp đôn đốc các dự án đường cao tốc

Chiều 29/3, Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính, Trưởng Ban Chỉ đạo Nhà nước các công trình, dự án quan trọng quốc gia, trọng điểm ngành giao thông vận tải chủ trì cuộc họp của Thường trực Chính phủ với các Đoàn kiểm tra của Chính phủ kiểm tra, đôn đốc triển khai các dự án đường bộ cao tốc trong cả nước.

fb yt zl tw