Quay vềE-magazineTheo dõi Báo Lào Cai trênGoogle News
Si Ma Cai: Quan tâm đào tạo nghề cho đồng bào dân tộc thiểu số

Si Ma Cai: Quan tâm đào tạo nghề cho đồng bào dân tộc thiểu số

Huyện vùng cao, biên giới Si Ma Cai có 95% đồng bào dân tộc thiểu số sinh sống. Số người trong độ tuổi lao động chiếm 56%, trong đó có hơn 80% lao động làm việc trong lĩnh vực nông nghiệp. Do đó, đào tạo nghề cho lao động là người dân tộc thiểu số được xem là giải pháp quan trọng trong công tác giảm nghèo của huyện.

Trước đây, cuộc sống của gia đình anh Cư A Sùng, dân tộc Mông, ở thôn Sín Chải, xã Sín Chéng gặp nhiều khó khăn, không nghề trong tay, ai thuê gì anh làm nấy, thu nhập không đủ chi tiêu. Với mong muốn có nghề nghiệp ổn định, anh Sùng đã đăng ký học lớp sơ cấp kỹ thuật xây dựng 3 tháng do Trung tâm Giáo dục nghề nghiệp - Giáo dục thường xuyên huyện Si Ma Cai tổ chức ngay tại xã.

Anh Sùng cho biết: Khi tham gia lớp đào tạo nghề, tôi học được nhiều kiến thức và kỹ năng bổ ích. Kết thúc khóa học, tôi cùng một số anh em thành lập tổ xây dựng và đứng ra nhận thầu một số công trình trên địa bàn. Công việc này giúp tôi có thu nhập đủ trang trải cuộc sống gia đình.

2.png

Không chỉ anh Sùng, hàng nghìn lao động là người dân tộc thiểu số của huyện Si Ma Cai đang ngày càng hiểu rõ tầm quan trọng và ý nghĩa của việc học nghề, từ đó tự nguyện đăng ký học các nghề phù hợp với năng lực, điều kiện, trình độ… của bản thân. Điển hình như ở xã Sín Chải, đến nay xã đã có gần 700 lao động được đào tạo nghề. Riêng năm 2023, xã Sín Chải tổ chức 2 lớp đào tạo nghề ngắn hạn cho 50 học viên người dân tộc thiểu số. Xã cũng phối hợp với Trung tâm Dịch vụ nông nghiệp huyện tổ chức 3 lớp hướng dẫn người dân trồng cây dược liệu; kỹ thuật trồng và chăm sóc cây ăn quả ôn đới như tạo tán, vít cành…

Mô hình hỗ trợ lợn giống đã giúp nhiều hội viên phụ nữ xã Cốc Mỳ, huyện Bát Xát cải thiện thu nhập. - 5.png

Với nỗ lực của huyện trong công tác đào tạo nghề, trong 2 năm 2022 và 2023, huyện Si Ma Cai đã mở được 32 lớp đào tạo nghề ngắn hạn tại các xã cho gần 1.300 lao động là người dân tộc thiểu số. Các lớp đào tạo tập trung vào các nghề: Kỹ thuật xây dựng, trồng và chăm sóc cây ăn quả ôn đới, chăn nuôi đại gia súc.

3.png

Ông Nhâm Tiến Đức, Phó Giám đốc Trung tâm Giáo dục nghề nghiệp - Giáo dục thường xuyên huyện Si Ma Cai cho biết: Lao động là người dân tộc thiểu số có ưu điểm là có sức khỏe, đức tính thật thà, khéo tay, nếu là lao động có tay nghề, được quản lý, giáo dục tốt thì đạt năng suất lao động khá cao.

8.png
Cơ sở may mặc trang phục thổ cẩm lớn nhất tại xã Thào Chư Phìn đang tạo việc làm tại nhà cho khoảng 5 - 7 phụ nữ trong xã.

Để công tác đào tạo nghề phát huy hiệu quả, huyện Si Ma Cai chủ trương gắn đào tạo nghề với giải quyết nhu cầu việc làm cho người dân, triển khai đồng bộ các giải pháp đào tạo nghề, trong đó ưu tiên hàng đầu là tuyên truyền và định hướng giáo dục nghề nghiệp. Huyện tăng cường tuyên truyền qua các phương tiện thông tin đại chúng về vai trò, ý nghĩa của nghề nghiệp đối với cuộc sống, về các chủ trương, chính sách đào tạo nghề của Đảng, Nhà nước...

Mô hình hỗ trợ lợn giống đã giúp nhiều hội viên phụ nữ xã Cốc Mỳ, huyện Bát Xát cải thiện thu nhập. - 6.png

Hằng năm, Phòng Lao động, Thương binh và Xã hội huyện phối hợp với Trung tâm Giáo dục nghề nghiệp - Giáo dục thường xuyên huyện tổ chức khảo sát, tìm hiểu, nắm nhu cầu, nguyện vọng học nghề của người dân trên địa bàn các xã, thị trấn, từ đó lên kế hoạch tổ chức các lớp sơ cấp nghề phù hợp với tình hình thực tế từng địa phương và đối tượng học.

Công tác đào tạo nghề cho đồng bào dân tộc thiểu số được thực hiện theo phương pháp "cầm tay chỉ việc”. Cùng với đó, chính sách hỗ trợ học phí, tiền ăn, xăng xe đi lại, nguyên vật liệu, dụng cụ học tập cho người dân tộc thiểu số khi học nghề đã và đang góp phần khuyến khích người dân đi học nghề.

4.png

Hiện tỷ lệ lao động qua đào tạo của huyện Si Ma Cai đạt 59%, vượt 9% so với mục tiêu Nghị quyết Đại hội Đảng bộ huyện lần thứ XVIII, nhiệm kỳ 2020 - 2025 đề ra. Kết quả này là minh chứng rõ nhất cho thấy sự vào cuộc mạnh mẽ của cả hệ thống chính trị trong công tác đào tạo nghề cho người dân là đồng bào dân tộc thiểu số trên địa bàn huyện.

Huyện Si Ma Cai đặt mục tiêu năm 2025 có 50% lao động đã qua đào tạo, trong đó 25% lao động đào tạo có bằng cấp, chứng chỉ, từ đó giảm tỷ lệ lao động trong lĩnh vực nông nghiệp của huyện xuống dưới 60%.

Để đạt mục tiêu, huyện Si Ma Cai tiếp tục thực hiện tốt chính sách hỗ trợ lao động nông thôn tham gia học nghề; đẩy mạnh việc lồng ghép đề án đào tạo nghề cho lao động nông thôn với các dự án thuộc các chương trình mục tiêu quốc gia đang triển khai trên địa bàn. Cùng với đó, đẩy mạnh việc liên kết giữa cơ sở đào tạo với doanh nghiệp, nhằm thu hút lao động tham gia học nghề, đào tạo nghề gắn liền với việc làm.

Có thể bạn quan tâm

Tin cùng chuyên mục

Giúp người học thuận lợi tiếp cận việc làm

Giúp người học thuận lợi tiếp cận việc làm

Tổ chức ngày hội việc làm, hợp tác với doanh nghiệp để người học có nơi thực tập tốt, chương trình đào tạo hợp tác quốc tế, xây dựng cổng tuyển dụng trực tuyến... là những cách mà các trường chuyên nghiệp trên địa bàn tỉnh đang triển khai để giúp sinh viên sớm có việc làm sau khi ra trường.

Nâng cao tính chủ động đảm bảo an toàn vệ sinh lao động

Nâng cao tính chủ động đảm bảo an toàn vệ sinh lao động

Từ đầu năm 2024 đến nay, toàn tỉnh đã xảy ra 16 vụ tai nạn lao động, trong đó có 7 vụ làm tử vong 9 người. Các vụ tai nạn lao động xảy ra phần lớn là do sự chủ quan của người sử dụng lao động và người lao động. Trước thực trạng đó, các cấp, các ngành chức năng trong tỉnh đang vào cuộc quyết liệt nhằm nâng cao ý thức và tính chủ động về đảm bảo an toàn lao động.

“Ăn đường, ngủ sương” nối đường dây liên lạc

“Ăn đường, ngủ sương” nối đường dây liên lạc

Những ngày qua, Lào Cai chịu ảnh hưởng nặng nề từ thiên tai. Mưa lớn kéo dài, nước sông dâng cao, nhiều cung đường, bản làng bị sạt lở nghiêm trọng. Bên cạnh các lực lượng cứu hộ oằn mình cứu và tìm kiếm người dân bị nạn còn có những "người lính thông tin" cũng lao mình vào mưa bão, bất chấp thiên tai khắc nghiệt, gấp rút khôi phục thông tin liên lạc, mạng di động nối sóng cho người dân.

Hàng cứu trợ đã về xã nghèo nhất tỉnh

Hàng cứu trợ đã về xã nghèo nhất tỉnh

Pa Cheo (Bát Xát) là một trong 10 xã thuộc “lõi nghèo” của tỉnh, đến nay đã trải qua gần 1 tuần bị cô lập, chia cắt giao thông với bên ngoài do tuyến Tỉnh lộ 155 để có thể đến xã từ phía huyện Bát Xát và từ phía Sa Pa đều bị ảnh hưởng nặng nề của mưa lũ.

Có nên quy định giờ làm việc bán thời gian cho học sinh, sinh viên?

Có nên quy định giờ làm việc bán thời gian cho học sinh, sinh viên?

Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội (LĐTBXH) đề xuất, học sinh, sinh viên (HS, SV) đang theo học các chương trình giáo dục chính quy đủ độ tuổi lao động được làm việc bán thời gian không quá 24 giờ trong 1 tuần trong thời gian học. Như vậy so với dự thảo lần 1, lần này Dự thảo Luật Việc làm (sửa đổi) lần 3 đã có sự điều chỉnh đối với quy định giờ làm thêm với HS, SV.

Hội Phụ nữ xã Phú Nhuận: Phối hợp truyền thông phòng chống mua bán người cho gần 200 hội viên, thanh niên

Hội Phụ nữ xã Phú Nhuận: Phối hợp truyền thông phòng chống mua bán người cho gần 200 hội viên, thanh niên

Sáng 30/7, Hội Phụ nữ xã Phú Nhuận phối hợp với các đoàn thể có liên quan của xã và Phòng Phòng chống Tệ nạn xã hội, Sở Lao động, Thương binh và Xã hội tỉnh tổ chức truyền thông phòng, chống mua bán người, phòng, chống ma túy, phòng, chống mại dâm cho gần 200 hội viên phụ nữ, đoàn viên, thanh niên, học sinh cấp THCS trên địa bàn xã.

Hội Phụ nữ xã Xuân Quang: Duy trì 1.832 mô hình “5 không, 3 sạch”

Hội Phụ nữ xã Xuân Quang: Duy trì 1.832 mô hình “5 không, 3 sạch”

Thực hiện Dự án 8 và Cuộc vận động “Xây dựng gia đình 5 không, 3 sạch”, hiện xã Xuân Quang, huyện Bảo Thắng duy trì 1.832 mô hình “5 không, 3 sạch” đảm bảo đủ 8 tiêu chí theo quy định. Trong 6 tháng đầu năm 2024, các thôn Hốc Đá, Làng Bông, Tân Quang và Na Ó gia tăng mạnh nhất số hộ đạt các tiêu chí của Cuộc vận động.

Để phiên giao dịch việc làm phát huy hiệu quả

Để phiên giao dịch việc làm phát huy hiệu quả

Trung bình mỗi năm, Trung tâm Dịch vụ việc làm tỉnh (Sở Lao động, Thương binh và Xã hội) tổ chức hơn 60 phiên giao dịch việc làm. Tuy nhiên, tỷ lệ lao động tìm được việc làm thông qua trung tâm chỉ chiếm khoảng 40%.

Trung tâm giáo dục nghề nghiệp - giáo dục thường xuyên: Thấy gì sau gần 10 năm sáp nhập?

Trung tâm giáo dục nghề nghiệp - giáo dục thường xuyên: Thấy gì sau gần 10 năm sáp nhập?

Năm 2015, tỉnh Lào Cai tiến hành sáp nhập các trung tâm giáo dục nghề nghiệp và trung tâm giáo dục thường xuyên cấp huyện thành trung tâm giáo dục nghề nghiệp - giáo dục thường xuyên (GDNN-GDTX). Việc sáp nhập được xem là giải pháp nâng cao hiệu quả đào tạo, giúp tinh gọn đầu mối cơ sở dạy nghề công lập... Tuy nhiên, sau gần 10 năm sáp nhập, các trung tâm GDNN-GDTX của tỉnh đang phải đối mặt với muôn vàn khó khăn, bất cập, khó tìm ra hướng đi đột phá.

Xã Tân Tiến tổ chức 16 buổi tuyên truyền nâng cao kiến thức, kỹ năng cho phụ nữ và xây dựng nông thôn mới

Xã Tân Tiến tổ chức 16 buổi tuyên truyền nâng cao kiến thức, kỹ năng cho phụ nữ và xây dựng nông thôn mới

Từ đầu năm đến nay, Hội Phụ nữ xã Tân Tiến (Bảo Yên) đã mở 16 buổi, trong đó có 9 buổi tuyên truyền về giáo dục truyền thống, giá trị gia đình, nâng cao kiến thức, kỹ năng và 7 buổi tuyên truyền về xây dựng nông thôn mới, thu hút gần 1.000 lượt hội viên, phụ nữ tham gia.

Hỗ trợ 32,4 triệu đồng các nạn nhân bị tai nạn lao động tại Khu công nghiệp Tằng Loỏng

Hỗ trợ 32,4 triệu đồng các nạn nhân bị tai nạn lao động tại Khu công nghiệp Tằng Loỏng

Ủy ban MTTQ Việt Nam tỉnh Lào Cai vừa có quyết định trích 32,4 triệu đồng từ Quỹ cứu trợ tỉnh Lào Cai để hỗ trợ 6 nạn nhân bị thương, bị tử vong trong vụ tai nạn lao động tại công trường thi công xây dựng Nhà máy nghiền xỉ thải phốt pho thuộc Công ty Cổ phần Sản xuất và Thương mại Lao Kay, Khu công nghiệp Tằng Loỏng, huyện Bảo Thắng.

fbytzltw