Quay về E-magazine Theo dõi Báo Lào Cai trên Google News
Quản lý chặt việc xử lý thực bì để phòng cháy rừng

Quản lý chặt việc xử lý thực bì để phòng cháy rừng

Để đảm bảo công tác phòng cháy, chữa cháy rừng hiệu quả, kịp thời, UBND tỉnh đã ban hành nhiều văn bản chỉ đạo các sở, ngành, địa phương thực hiện công tác quản lý, bảo vệ rừng.

0:00 / 0:00
0:00

Tổ bảo vệ rừng thôn Séo Mý Tỷ (xã Tả Van, thị xã Sa Pa) có 15 thành viên. Hơn 1 tháng nay, tần suất tuần tra rừng đang được tổ tăng gấp 2 - 3 lần và tần suất này sẽ được duy trì đến hết tháng 5, bởi nhiều khu vực rừng do tổ quản lý thuộc vùng trọng điểm có nguy cơ cháy cao, nhất là khu vực rừng giáp ranh địa phận tỉnh Lai Châu.

Ông Giàng A Cấu, Tổ trưởng Tổ bảo vệ rừng thôn Séo Mý Tỷ chia sẻ: Tổ có nhiệm vụ cùng cán bộ kiểm lâm bảo vệ hơn 700 ha rừng đặc dụng thuộc Vườn Quốc gia Hoàng Liên. Để phòng chống cháy rừng mùa khô hanh, nhất là mùa làm nương, các thành viên trong tổ phân công đi tuần tra, kiểm soát bảo vệ rừng, kịp thời phát hiện những trường hợp dọn nương thảo quả, dọn khu vực ven rừng để trồng ngô, người dân vào rừng dùng lửa lấy mật ong không đảm bảo an toàn phòng cháy. Khu vực giáp ranh tỉnh Lai Châu được tăng cường tuần tra vì là bãi chăn thả gia súc, có tình trạng người dân sử dụng lửa đốt cây bụi cho cỏ mọc, nguy cơ cháy lan vào rừng cao.

Còn ở thôn Pờ Hồ, xã Trung Lèng Hồ (huyện Bát Xát), từ tháng 2 đến nay, Tổ trưởng Tổ bảo vệ rừng của thôn - Lý A Vàng cùng các thành viên trong tổ cũng tất bật hơn với công tác bảo vệ rừng. Được biết, hơn 90% hộ dân trong thôn có diện tích đất sản xuất giáp ranh với hơn 2.790 ha rừng mà thôn được giao quản lý, bảo vệ.

Để nâng cao ý thức bảo vệ rừng của người dân, Tổ bảo vệ rừng của thôn đang tuyên truyền tới người dân các biện pháp bảo vệ, phòng chống cháy rừng trong quá trình làm nương, đốt dọn thực bì. Tổ cũng phối hợp với cán bộ kiểm lâm Khu Bảo tồn thiên nhiên Bát Xát ký cam kết bảo vệ rừng tới từng hộ dân, yêu cầu các hộ khi đốt dọn thực bì phải thông báo và được sự cho phép của chính quyền.

Đối với huyện Bảo Yên, nơi có hơn 36.000 ha rừng sản xuất, việc khai thác và trồng rừng mới diễn ra quanh năm. Vì vậy, nâng cao kiến thức, ý thức cho người dân trong quá trình sản xuất, khai thác rừng, xử lý thực bì trước khi trồng mới có ý nghĩa quan trọng. Đa số người dân sau khi được tuyên truyền, hướng dẫn đã nghiêm túc thực hiện.

Gia đình bà Lồ Thị Toạn ở xã Xuân Hòa (huyện Bảo Yên) hiện có gần 4 ha rừng trồng. Gia đình vừa khai thác 0,4 ha quế, đang thu dọn thực bì và chuẩn bị trồng rừng vụ mới.

Bà Toạn cho biết: “Cách đây hơn chục năm, cũng vào dịp thu dọn thực bì để trồng rừng, do sơ xuất khi đốt nương, tôi đã làm cháy lan vào khu rừng chưa đến kỳ khai thác, cũng may được các lực lượng hỗ trợ dập lửa nên thiệt hại thấp. Từ đó, tôi luôn cẩn trọng trong việc đốt dọn thực bì. Hằng năm, gia đình đều ký cam kết thực hiện nghiêm Luật Lâm nghiệp. Tôi được cán bộ kiểm lâm hướng dẫn cách xử lý thực bì như: không đốt vào những ngày có dự báo nguy cơ cháy rừng ở cấp IV (cấp nguy hiểm) và cấp V (cấp cực kỳ nguy hiểm), đốt lúc gió nhẹ, trước 9 giờ hoặc sau 17 giờ”.

Trong thời gian cao điểm mùa khô hanh (thường từ đầu tháng 2 đến cuối tháng 4 hằng năm) trùng với thời gian người dân làm nương nên các lực lượng bảo vệ rừng phải thường xuyên đi tuần tra, đề cao cảnh giác.

Cùng với đó, các tổ bảo vệ rừng, cơ quan chức năng tích cực tuyên truyền tới người dân các biện pháp kỹ thuật bảo vệ, phòng chống cháy rừng trong quá trình làm nương, bởi đây là một trong những nguyên nhân gây cháy rừng cao.

Theo đó, trước khi đốt nương, người dân phải báo trước với trưởng thôn, tổ bảo vệ rừng. Khi đốt nương cần hạn chế đốt vào những giờ cao điểm nắng nóng (như giữa trưa hay đầu giờ chiều), nên đốt vào cuối giờ chiều.

Đồng thời, phải làm đường băng cản lửa cách bìa rừng ít nhất 4 - 5 m; phải đốt từ trên xuống, khi lửa cháy được khoảng 30% diện tích nương thì tiếp tục đốt từ dưới lên; phải chờ cho lửa tắt mới được rời khỏi nương.

Để đảm bảo công tác phòng cháy, chữa cháy rừng hiệu quả, kịp thời, UBND tỉnh đã ban hành nhiều văn bản chỉ đạo các sở, ngành, địa phương thực hiện công tác quản lý, bảo vệ rừng.

Các đơn vị chủ rừng, địa phương chủ động xây dựng, triển khai phương án phòng cháy, chữa cháy rừng; tu sửa các công trình phòng cháy, chữa cháy rừng; tổ chức lực lượng ứng trực 24/24 giờ trong những ngày nắng nóng kéo dài; hướng dẫn các chủ rừng xử lý thực bì, giảm vật liệu cháy, có biện pháp kiểm soát việc sử dụng lửa trong rừng và gần rừng của người dân; chủ động ứng phó cháy rừng với phương châm “4 tại chỗ”, kịp thời xử lý các vụ cháy rừng khi mới phát sinh.

Có thể bạn quan tâm

Tin cùng chuyên mục

Việt Nam - Kỷ nguyên mới: Khơi tiềm năng, phát huy thế mạnh

Việt Nam - Kỷ nguyên mới: Khơi tiềm năng, phát huy thế mạnh

Không gian rộng lớn với những cơ hội phát triển vượt trội của 34 tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương đang mang đến những triển vọng tăng trưởng mạnh mẽ trong giai đoạn mới của đất nước. Để đạt được điều này, trách nhiệm đang đặt trên vai bộ máy chính quyền địa phương 2 cấp, làm sao khơi được tiềm năng, phát huy được thế mạnh, phục vụ mục tiêu tăng trưởng kinh tế và nâng cao đời sống vật chất, tinh thần của nhân dân.

Khi "Xanh" và "Hạnh phúc" hòa chung một nhịp

Khi "Xanh" và "Hạnh phúc" hòa chung một nhịp

Một trang sử mới chính thức mở ra trên dải đất Tây Bắc khi tỉnh Lào Cai (mới) được thành lập trên cơ sở hợp nhất hai tỉnh Lào Cai (cũ) và Yên Bái. Đây không đơn thuần là một sự kiện hành chính, mà là cuộc hội ngộ lịch sử của hai triết lý phát triển nhưng lại cùng chung một đích đến: kiến tạo một vùng đất "Xanh" về sinh thái và mang lại "Hạnh phúc" đích thực cho người dân. Những thành tựu rực rỡ trong 5 năm qua chính là bệ phóng vững chắc cho hành trình mới này.

Giảm 2% thuế VAT đến hết năm 2026

Giảm 2% thuế VAT đến hết năm 2026

Chính phủ ban hành Nghị định số 174/2025/NĐ-CP ngày 30/6/2025 quy định chính sách giảm thuế giá trị gia tăng theo Nghị quyết số 204/2025/QH15 ngày 17/6/2025 của Quốc hội. Nghị định có hiệu lực từ ngày 1/7/2025 đến hết ngày 31/12/2026.

Rừng kháo cổ thụ trên núi Sải Duần

Rừng kháo cổ thụ trên núi Sải Duần

Thời gian gần đây, xã Phìn Ngan, huyện Bát Xát (nay là xã Bát Xát, tỉnh Lào Cai) trở thành điểm đến hấp dẫn du khách trong và ngoài nước yêu thích khám phá thiên nhiên, trải nghiệm núi rừng. Một trong những địa chỉ để lại nhiều ấn tượng đẹp đối với du khách là rừng kháo cổ thụ ở thôn Sải Duần do cộng đồng quản lý với hàng vạn cây kháo cổ thụ xanh mướt.

Kết nối sản xuất và thương mại đặc sản vùng cao Tây Bắc

Kết nối sản xuất và thương mại đặc sản vùng cao Tây Bắc

Tây Bắc là vùng có tiềm năng lớn trong phát triển nông, lâm sản hàng hóa nhờ lợi thế về khí hậu, thổ nhưỡng và đa dạng sinh học. Trong 10 năm qua, diện tích trồng cafe tại khu vực tăng 54%, sản lượng tăng 265%, cùng với sự phát triển mạnh mẽ của các loại cây ăn quả, cây dược liệu.

Miễn, giảm 50% cho 46 khoản phí, lệ phí hỗ trợ người dân, doanh nghiệp từ 1/7

Miễn, giảm 50% cho 46 khoản phí, lệ phí hỗ trợ người dân, doanh nghiệp từ 1/7

Thứ trưởng Bộ Tài chính Cao Anh Tuấn vừa ký ban hành Thông tư số 64/2025/TT-BTC quy định mức thu, miễn một số khoản phí, lệ phí nhằm hỗ trợ doanh nghiệp và người dân. Theo đó, hàng chục khoản phí, lệ phí sẽ được miễn, giảm 50% để hỗ trợ cho doanh nghiệp, người dân từ hôm nay 1/7 đến hết 31/12/2026.

Tiếp tục áp dụng thuế VAT 8% với phí dịch vụ sử dụng đường cao tốc

Tiếp tục áp dụng thuế VAT 8% với phí dịch vụ sử dụng đường cao tốc

Tổng công ty Đầu tư phát triển đường cao tốc Việt Nam (VEC) tiếp tục áp dụng mức thuế suất giá trị gia tăng 8% theo quy định tại Nghị quyết số 204/2025/QH15 của Quốc hội về giảm thuế giá trị gia tăng đối với giá dịch vụ sử dụng các tuyến đường cao tốc kể từ ngày 1/7/2025 đến hết ngày 31/12/2026.

fb yt zl tw