Quân đội nhân dân Việt Nam trong cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp xâm lược (1945 - 1954)

Khi thực dân Pháp xâm lược nước ta lần thứ hai, dưới sự lãnh đạo của Đảng, lực lượng vũ trang phát triển mạnh mẽ, cùng Nhân dân ta nhất tề đứng lên, quyết chiến đấu với quân xâm lược. 

Cuối năm 1946, theo quyết định của Chủ tịch Hồ Chí Minh, cả nước chia thành 12 chiến khu. Lúc này, ở Nam Bộ vẫn tổ chức các chi đội Vệ quốc đoàn, ở Bắc Bộ và Trung Bộ có 30 trung đoàn và một số tiểu đoàn thuộc các chiến khu; hệ thống tổ chức đảng trong Quân đội được thành lập từ Trung ương Quân ủy đến chi bộ.

Đêm 19/12/1946, kháng chiến toàn quốc bùng nổ, quân và dân ta đã đánh hàng trăm trận, loại khỏi vòng chiến đấu hàng nghìn tên địch, phá hủy nhiều phương tiện chiến tranh của địch. Mùa xuân năm 1947, Chủ tịch Hồ Chí Minh, Trung ương Đảng và Chính phủ lên Việt Bắc, nơi đây trở thành trung tâm chỉ đạo kháng chiến của cả nước.

11122019huyen10.jpg
Lễ thành lập Đại đoàn 308 - Đại đoàn chủ lực đầu tiên của Quân đội nhân dân Việt Nam ngày 28/8/1949. Ảnh tư liệu

Thu Đông năm 1947, thực dân Pháp huy động hơn một vạn quân tinh nhuệ có máy bay, tàu chiến hỗ trợ, bất ngờ tiến công lên Việt Bắc nhằm tiêu diệt cơ quan đầu não kháng chiến và bộ đội chủ lực của ta. Sau hơn hai tháng mở chiến dịch phản công (7/10 - 20/12/1947), ta đã loại khỏi vòng chiến đấu hơn 7.000 tên địch, làm phá sản chiến lược “đánh nhanh, thắng nhanh” của thực dân Pháp; bảo toàn và phát triển bộ đội chủ lực, bảo vệ cơ quan đầu não và căn cứ địa của cả nước.

Sau Chiến dịch Việt Bắc năm 1947, Quân đội ta đã có bước trưởng thành, song chưa có khả năng mở những chiến dịch lớn. Để đánh bại âm mưu bình định của địch, ta chủ trương phát động chiến tranh du kích rộng khắp và thực hiện “đại đội độc lập, tiểu đoàn tập trung”, vừa đẩy mạnh chiến tranh du kích vừa học tập tác chiến tập trung vận động chiến. Từ đầu năm 1948 đến giữa năm 1950, bộ đội ta liên tiếp mở trên 20 chiến dịch nhỏ trên các chiến trường. Mức độ tập trung cho mỗi chiến dịch từ 3 đến 5 tiểu đoàn, sau nâng dần lên 2 đến 3 trung đoàn, có chiến dịch sử dụng cả sơn pháo và trọng liên.

Từ giữa năm 1949, Bộ Tổng Tư lệnh chủ trương rút các đại đội độc lập về xây dựng các trung đoàn, đại đoàn chủ lực. Ngày 28/8/1949, Đại đoàn 308 ra đời; ngày 10/3/1950, Đại đoàn 304 được thành lập. Công tác huấn luyện được đẩy mạnh. Qua các cuộc vận động “luyện quân lập công”, “rèn cán chỉnh quân” trong các năm 1948, 1949 và đầu năm 1950, lực lượng vũ trang ta không ngừng phát triển và ngày càng lớn mạnh.

Tháng 6/1950, Trung ương Đảng quyết định mở Chiến dịch Biên giới, chủ động tấn công Pháp. Sau gần một tháng (16/9 - 14/10/1950), ta loại khỏi vòng chiến đấu hơn 8.000 tên địch, giải phóng khu vực biên giới từ Cao Bằng đến Đình Lập (Lạng Sơn), căn cứ địa Việt Bắc được mở rộng và củng cố, phá vỡ thế bao vây, khai thông liên lạc với Trung Quốc và các nước xã hội chủ nghĩa, kết nối cách mạng nước ta với cách mạng thế giới. Chiến thắng Biên giới góp phần quan trọng làm thay đổi cục diện chiến tranh: Ta bước sang giai đoạn chiến lược phản công và tiến công, quân Pháp chuyển dần sang chiến lược phòng ngự; đồng thời đánh dấu bước phát triển nhảy vọt về nghệ thuật chiến dịch và sự trưởng thành lớn mạnh của Quân đội ta.

555555555555.jpg
Các đơn vị Vệ quốc đoàn rời Hà Nội vào Nam chiến đấu. Ảnh tư liệu

Sau Chiến dịch Biên giới, các đại đoàn chủ lực tiếp tục được thành lập, gồm: Đại đoàn 312 (12/1950), Đại đoàn 320 (1/1951), Đại đoàn công pháo 351 (3/1951), Đại đoàn 316 (5/1951). Trong vòng 6 tháng (12/1950 - 6/1951), ta đã liên tiếp mở 3 chiến dịch mang tên: Trần Hưng Đạo, Hoàng Hoa Thám, Quang Trung. Đây là những chiến dịch quy mô lớn đầu tiên đánh vào phòng tuyến kiên cố của địch ở trung du và đồng bằng Bắc Bộ. Ta đã diệt hơn một vạn tên địch, trong đó gần một nửa là quân cơ động.

Tháng 11/1951, Bộ Chính trị quyết định mở Chiến dịch Hòa Bình. Chiến dịch diễn ra từ ngày 10/12/1951 đến ngày 25/2/1952; quân và dân ta đã loại khỏi vòng chiến đấu hơn 6.000 tên địch ở mặt trận Hòa Bình và hơn 15.000 tên địch ở mặt trận địch hậu. Trong chiến dịch này, bộ đội ta có bước tiến bộ mới về trình độ chiến thuật, kỹ thuật, về khả năng chiến đấu liên tục dài ngày, về sự phối hợp tác chiến giữa ba thứ quân.

Đầu tháng 9/1952, Bộ Chính trị quyết định mở Chiến dịch Tây Bắc. Sau gần hai tháng chiến đấu (14/10 - 10/12/1952), ta đã tiêu diệt và bắt hơn 6.000 tên địch, giải phóng một vùng rộng lớn ở địa bàn chiến lược quan trọng, nối thông vùng giải phóng Tây Bắc với căn cứ địa Việt Bắc và Thượng Lào, giữ vững thế chủ động tiến công, làm thất bại âm mưu mở rộng chiếm đóng của địch.

Ngày 5/12/1952, tại Bình - Trị - Thiên, Đại đoàn 325 được thành lập, góp phần tăng thêm sức mạnh chiến đấu của “các quả đấm chủ lực cách mạng”. Tính đến thời điểm này, đội quân chủ lực trực thuộc Bộ Tổng Tư lệnh đã có 6 đại đoàn bộ binh (308, 304, 312, 320, 316, 325) và 1 đại đoàn công binh, pháo binh (351).

Trước những thay đổi cục diện chiến tranh ở Đông Dương, trên cơ sở đánh giá đúng tương quan so sánh lực lượng giữa ta và địch, tháng 9/1953, Bộ Chính trị quyết định mở cuộc tiến công chiến lược Đông Xuân 1953 - 1954. Thực hiện chủ trương đó, Bộ Tổng Tư lệnh ra lệnh cho các đơn vị chủ lực phối hợp mở đợt tiến công mạnh mẽ trên các chiến trường. Ta đã hình thành 5 đòn tiến công chiến lược tại Lai Châu, Trung Lào, Hạ Lào - Đông Bắc Campuchia, Tây Nguyên và Thượng Lào, tiêu diệt nhiều sinh lực địch, giải phóng nhiều vùng đất đai rộng lớn, buộc chúng phải căng ra đối phó ở khắp nơi.

1222019huyen21.jpg
Đoàn xe đạp thồ chở lương thực, vũ khí phục vụ chiến trường trong Chiến dịch Đông Xuân 1953-1954. Ảnh tư liệu

Sau khi thực dân Pháp đổ quân đánh chiếm Điện Biên Phủ, trước thời cơ thuận lợi, ngày 6/12/1953, Bộ Chính trị họp quyết định mở Chiến dịch Điện Biên Phủ. Sau 56 ngày đêm (13/3 - 7/5/1954) liên tục chiến đấu, quân và dân ta đã đập tan toàn bộ tập đoàn cứ điểm Điện Biên Phủ, loại khỏi vòng chiến đấu 16.200 tên địch, bắn rơi và phá hủy 62 máy bay; thu toàn bộ vũ khí, kho tàng, cơ sở vật chất kỹ thuật của địch ở Điện Biên Phủ. Chiến thắng Điện Biên Phủ giáng một đòn quyết định vào ý chí xâm lược, buộc thực dân Pháp phải ký kết Hiệp định Giơ-ne-vơ về đình chỉ chiến sự ở Việt Nam. Chiến dịch Điện Biên Phủ là một điển hình xuất sắc, là đỉnh cao của nghệ thuật quân sự Việt Nam trong kháng chiến chống Pháp; đồng thời là minh chứng cho sự phát triển vượt bậc của Quân đội ta sau 10 năm xây dựng, chiến đấu và chiến thắng vẻ vang (1944 - 1954).

Theo Ban Tuyên giáo Trung ương

Có thể bạn quan tâm

Tin cùng chuyên mục

Hải quân nhân dân Việt Nam - 70 năm hành trình giữ biển

Hải quân nhân dân Việt Nam - 70 năm hành trình giữ biển

Cách đây 70 năm, trước yêu cầu cấp bách của sự nghiệp quản lý, bảo vệ chủ quyền biển, đảo thiêng liêng của Tổ quốc; thực hiện Nghị quyết của Tổng Quân ủy, ngày 7/5/1955, Bộ Quốc phòng đã ban hành Nghị định thành lập Cục Phòng thủ bờ bể - Tiền thân của Hải quân nhân dân (HQND) Việt Nam ngày nay.  

Điện Biên Phủ - vang mãi bài ca chiến thắng

Kỷ niệm 71 năm Chiến thắng Điện Biên Phủ (7/5/1954 - 7/5/2025): Điện Biên Phủ - vang mãi bài ca chiến thắng

Chiến thắng lịch sử Điện Biên Phủ đến nay đã trải qua hơn 70 năm. Chiến trường bom đạn năm xưa nay bát ngát màu xanh ấm no, song ký ức Điện Biên Phủ, ký ức của 9 năm kháng chiến trường kỳ vẫn ngân vang trong tâm tưởng các thế hệ người Việt Nam. Cảm xúc và niềm tự hào dân tộc không bao giờ nhạt phai.

Đảm bảo an ninh, tạo thuận lợi cho du khách dịp lễ

Trạm Biên phòng Cửa khẩu quốc tế Lào Cai: Đảm bảo an ninh, tạo thuận lợi cho du khách dịp lễ

Dịp nghỉ lễ 30/4 - 1/5 năm nay, lượng khách xuất - nhập cảnh tăng cao, để đảm bảo an ninh, trật tự, giúp người dân và du khách thông quan nhanh, an toàn, lực lượng Biên phòng Cửa khẩu quốc tế Lào Cai đã triển khai nhiều giải pháp, đồng thời đẩy mạnh công tác phối hợp liên ngành.

Xây dựng thế trận quốc phòng toàn dân vững chắc

Xây dựng thế trận quốc phòng toàn dân vững chắc

Từ nơi “cuối đường hầm”, Lào Cai hôm nay không ngừng vươn mình phát triển, tiên phong hội nhập trở thành cầu nối giao thương kinh tế quan trọng của đất nước. Trong hành trình ấy, luôn có sự đóng góp thầm lặng nhưng vô cùng quan trọng của lực lượng vũ trang với sứ mệnh tạo lập môi trường bình yên.

Đại tướng Phan Văn Giang tiếp Chủ nhiệm Chính trị các Lực lượng vũ trang cách mạng Cuba

Đại tướng Phan Văn Giang tiếp Chủ nhiệm Chính trị các Lực lượng vũ trang cách mạng Cuba

Ngày 2/5, tại trụ sở Bộ Quốc phòng, Đại tướng Phan Văn Giang, Ủy viên Bộ Chính trị, Phó bí thư Quân ủy Trung ương, Bộ trưởng Bộ Quốc phòng đã tiếp Trung tướng Víctor Leonardo Rojo Ramos, Ủy viên Trung ương Đảng Cộng sản Cuba, Chủ nhiệm Chính trị các Lực lượng vũ trang cách mạng Cuba, nhân dịp sang tham dự Lễ kỷ niệm 50 năm Ngày giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước.

Giữ bình yên nơi biên cương

Giữ bình yên nơi biên cương

Trung tuần tháng Tư, khi ánh nắng đầu hè cũng đủ để cháy rát lưng áo, chúng tôi có dịp trở lại Tả Gia Khâu - xã biên giới thuộc huyện Mường Khương, nơi được ví là “Trường Sa trên cạn”.

Ngày 30/4 của những người lính biển

Ngày 30/4 của những người lính biển

Hòa cùng không khí tưng bừng của Lễ diễu binh, diễu hành cấp quốc gia kỷ niệm 50 năm Giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước (30/4/1975 - 30/4/2025), tại các đảo trên Quần đảo Trường Sa, nhà giàn DK1, các tàu trực trên biển và các đơn vị hải quân đã tổ chức nhiều hoạt động ý nghĩa.

Đặc sắc chương trình giao lưu văn nghệ "70 năm - Tự hào, vững vàng, tiến bước"

Đặc sắc chương trình giao lưu văn nghệ "70 năm - Tự hào, vững vàng, tiến bước"

Nằm trong các hoạt động hướng tới kỷ niệm 50 năm ngày Giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước và 70 năm ngày thành lập Hải quân nhân dân Việt Nam, tối 28/4, tại thành phố Vũng Tàu (tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu), Quân chủng Hải quân tổ chức chương trình văn nghệ với chủ đề: “70 năm - Tự hào, vững vàng, tiến bước”.

Đại thắng mùa Xuân 1975 - Bài học đối với sự nghiệp xây dựng quân đội, tăng cường quốc phòng, bảo vệ Tổ quốc trong tình hình mới

Đại thắng mùa Xuân 1975 - Bài học đối với sự nghiệp xây dựng quân đội, tăng cường quốc phòng, bảo vệ Tổ quốc trong tình hình mới

Đầu năm 1975, trước thời cơ lịch sử, Đảng ta đã hạ quyết tâm chiến lược giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước. Dưới sự lãnh đạo sáng suốt của Trung ương Đảng, chỉ trong thời gian ngắn, với ý chí và sức mạnh quật cường, quân và dân ta đã tiến hành thắng lợi các chiến dịch giải phóng Tây Nguyên, Huế, Đà Nẵng và cuối cùng là Chiến dịch Hồ Chí Minh lịch sử giải phóng Sài Gòn, làm nên Đại thắng mùa Xuân 1975, kết thúc thắng lợi cuộc kháng chiến chống Mỹ, cứu nước.

[Ảnh] Những đứa con của biển

[Ảnh] Những đứa con của biển

Trên Quần đảo Trường Sa, giữa trùng khơi sóng gió, có bốn hòn đảo đặc biệt, gồm: Trường Sa, Đá Tây A, Song Tử Tây và Sinh Tồn - nơi những đứa trẻ đang lớn lên từng ngày bên gia đình và những người lính Hải quân. Dù sinh ra tại đảo hay theo cha mẹ ra đây an cư, tất cả các em đều tự hào nói: "Quê em ở Trường Sa, em là con của biển".

Kiểm tra công tác luyện tập chuẩn bị Hội thao chiến sĩ mới cấp quân khu năm 2025

Kiểm tra công tác luyện tập chuẩn bị Hội thao chiến sĩ mới cấp quân khu năm 2025

Sáng 22/4, Đoàn công tác của Bộ Chỉ huy Quân sự tỉnh Lào Cai do Đại tá Đặng Văn Cảnh, Phó Chỉ huy trưởng làm trưởng đoàn đã kiểm tra công tác luyện tập chuẩn bị tham gia Hội thao chiến sĩ mới cấp quân khu năm 2025 tại Trung đoàn 254. Tham gia đoàn công tác có Đại tá Nguyễn Đức Cương, Phó Bí thư Thường trực Đảng ủy, Chính ủy Bộ CHQS tỉnh.

fb yt zl tw