Phòng, chống xâm phạm an ninh quốc gia trên không gian mạng

Không gian mạng là mạng lưới kết nối toàn cầu của các cơ sở hạ tầng công nghệ thông tin, bao gồm internet, hệ thống máy tính, hệ thống xử lý và điều khiển thông tin, là môi trường đặc biệt mà con người thực hiện các hành vi xã hội không bị giới hạn bởi không gian và thời gian.

0:00 / 0:00
0:00
  • Nam miền Bắc
  • Nữ miền Bắc
  • Nữ miền Nam
  • Nam miền Nam

Nhằm thực hiện chiến lược “diễn biến hòa bình”, những năm qua, các thế lực thù địch đã triệt để lợi dụng thế mạnh của không gian mạng để triển khai các hoạt động xâm phạm an ninh quốc gia (ANQG) nước ta.

Chúng triệt để lợi dụng các kênh truyền hình trên internet, trang web và mạng xã hội để xuyên tạc chủ trương, đường lối của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước; xuyên tạc, bóp méo thực tế những hạn chế, yếu kém trong quản lý xã hội, những sơ hở, thiếu sót trong thực hiện chính sách, pháp luật hoặc những vụ việc phức tạp nảy sinh trong dân tộc, tôn giáo nhằm vu cáo Nhà nước ta vi phạm dân chủ, nhân quyền, đàn áp dân tộc, tôn giáo, tạo cớ để bên ngoài can thiệp nội bộ nước ta.

Chúng còn lợi dụng công nghệ để cắt dán, trích dẫn sai lệch các hình ảnh, tài liệu nhằm làm cho nhân dân và cộng đồng quốc tế hiểu không đúng về chính sách, pháp luật của Nhà nước ta và các thành tựu đã đạt được trong việc xây dựng, phát triển kinh tế-xã hội, qua đó hòng xuyên tạc tình hình thực tế trong nước. Điển hình như năm 2022, tổ chức phản động Ủy ban cứu người vượt biển (BPSOS) đã tổ chức Diễn đàn trực tuyến với chủ đề “Hội luận về Thiên Chúa giáo ở vùng Tây Nguyên-thách đố và triển vọng” nhằm xuyên tạc tình hình tự do tôn giáo ở Việt Nam, kích động hận thù, vận động người dân trong nước tham gia diễn đàn, kêu gọi quốc tế gây sức ép yêu cầu Nhà nước Việt Nam “cải thiện tự do tôn giáo, tín ngưỡng”.

Thời gian qua, các cơ quan chức năng đã phát hiện hơn 3.000 trang web, blog, tài khoản mạng xã hội và gần 100 hội, nhóm trên mạng xã hội Facebook thường xuyên đăng tải thông tin chống Đảng, Nhà nước Việt Nam, kích động gây rối an ninh, trật tự, kích động biểu tình, bạo loạn, thực hiện “cách mạng màu”,“cách mạng đường phố”...

Bên cạnh đó, các tổ chức và lực lượng phản động, thù địch lợi dụng không gian mạng để tiến hành các hoạt động gián điệp, thu thập tin tức chống Việt Nam thông qua việc tung ra những phần mềm chứa các mã độc, phần mềm gián điệp được cài sẵn, các ứng dụng miễn phí trên điện thoại. Chúng sử dụng kỹ thuật hiện đại lợi dụng lỗ hổng bảo mật để xâm nhập chiếm đoạt bí mật nhà nước, lấy cắp phát minh, sáng chế nhằm gây thiệt hại cho kinh tế nước ta.

Ảnh minh họa / TTXVN

Ảnh minh họa / TTXVN

Chúng còn lợi dụng internet, mạng xã hội để chia sẻ công cụ, cách thức, thủ đoạn phạm tội hoặc làm lây nhiễm virus, phần mềm gián điệp, mã tin học độc hại... nhằm phá hoại kinh tế, cản trở hoạt động bình thường của các cơ quan nhà nước, các tập đoàn kinh tế lớn của nước ta. Theo cơ quan chức năng, tính từ đầu năm 2023 đến nay, đã có hơn 13.750 cuộc tấn công mạng vào các hệ thống thông tin tại Việt Nam gây ra sự cố nghiêm trọng. Riêng trong quý I-2024, các cơ quan chức năng đã phát hiện 32.265 nguy cơ tấn công mạng nhằm vào các mạng công nghệ thông tin trọng yếu của các cơ quan Đảng, Chính phủ và các doanh nghiệp nhà nước, tăng 18,7% so với cùng kỳ năm 2023.

Nghiêm trọng hơn, chúng lợi dụng internet, mạng xã hội để kích động, lôi kéo người dân tham gia hoạt động chống phá an ninh chính trị, trật tự, an toàn xã hội ở nước ta; đồng thời, móc nối, cấu kết với cán bộ, đảng viên có biểu hiện tha hóa, biến chất, số có tư tưởng "cấp tiến" là lãnh đạo các cơ quan, ban, ngành để mua chuộc, lôi kéo hình thành tổ chức phản động.

Dưới chiêu bài “bảo vệ dân chủ, nhân quyền”, “yêu nước”, chúng âm mưu hình thành, phát triển “xã hội dân sự” và các tổ chức chính trị-xã hội, hội nhóm bất hợp pháp như: “Hội phụ nữ nhân quyền”,“Nhóm công dân tự do”, “Nhóm tuổi trẻ yêu nước”... Thông qua internet, mạng xã hội, các đối tượng bên ngoài và trong nước cấu kết, móc nối với nhau để lôi kéo, mua chuộc người tham gia tổ chức phản động. Trong đó, bên ngoài chỉ đạo, hỗ trợ kinh phí hoạt động; số đối tượng trong nước tích cực tập hợp lực lượng, thành lập tổ chức, hội nhóm, thu thập tin tức để cung cấp cho bên ngoài xuyên tạc; điển hình như các tổ chức phản động: "Việt Tân", "Tuổi trẻ yêu nước"...

Cùng với đó, cũng phải thấy một thực tế là, bên cạnh những thành tựu đã đạt được trong công tác phòng ngừa, đấu tranh, ngăn chặn hoạt động xâm phạm ANQG trên không gian mạng, thời gian qua, công tác này còn tồn tại những khó khăn, hạn chế nhất định. Đó là công tác quản lý công nghệ viễn thông, bảo mật thông tin nội bộ của không ít cơ quan nhà nước, cá nhân tại Việt Nam còn sơ hở, chưa được bảo mật tốt. Hệ thống pháp luật của nước ta trong lĩnh vực quản lý mạng xã hội, internet và đấu tranh, xử lý tội phạm sử dụng công nghệ cao đang trong quá trình đồng bộ để đáp ứng tình hình thực tế. Công tác tuyên truyền, định hướng thông tin và đấu tranh phản bác các thông tin xấu, độc, quan điểm sai trái, thù địch vẫn có lúc thụ động, thiếu sắc bén.

Lực lượng chuyên trách phòng, chống tội phạm lợi dụng internet, mạng xã hội còn mỏng; trang thiết bị, phương tiện kỹ thuật còn khó khăn. Trong khi đó, tội phạm lợi dụng internet, mạng xã hội là những đối tượng có nhiều thủ đoạn tinh vi, xảo quyệt và liên tục thay đổi phương thức hoạt động trên phạm vi hoạt động rộng, đặc biệt là từ nước ngoài, gây khó khăn trong phát hiện, đấu tranh, ngăn chặn.

Nhằm nâng cao hiệu quả công tác phòng ngừa, đấu tranh, ngăn chặn hoạt động lợi dụng không gian mạng để xâm phạm ANQG nước ta trong thời gian tới, cần tập trung vào một số giải pháp trọng tâm sau:

Một là, tiếp tục chủ động tăng cường công tác nắm tình hình, nghiên cứu dự báo, phát hiện kịp thời âm mưu, thủ đoạn, đặc biệt là phương thức hoạt động mới của các thế lực thù địch lợi dụng không gian mạng để chống phá nước ta; chú trọng nắm tình hình từ xa, nắm tình hình ngay từ trung tâm phá hoại tư tưởng ở bên ngoài để triển khai công tác phòng ngừa, đấu tranh, ngăn chặn. Chủ động xây dựng hệ thống thế trận an ninh nhân dân trên không gian mạng có khả năng chỉ huy, kết nối, chia sẻ thông tin, tiếp nhận và xử lý sớm các thông tin gây hại tới không gian mạng quốc gia.

Hai là, tiếp tục đẩy mạnh tuyên truyền, nâng cao nhận thức của các cấp ủy đảng, chính quyền về tầm quan trọng của công tác phòng ngừa, đấu tranh chống hoạt động lợi dụng không gian mạng để xâm phạm ANQG nước ta, coi đây là nhiệm vụ thường xuyên, lâu dài của cả hệ thống chính trị. Làm cho cán bộ, đảng viên và người dân, đặc biệt là thanh, thiếu niên thấy rõ tính hai mặt của không gian mạng; có khả năng nhận diện và “miễn dịch” với các nội dung thông tin xấu, độc, nguy hại đối với xã hội; kịp thời tố giác hành vi lôi kéo người dân vào các hoạt động vi phạm pháp luật thông qua không gian mạng.

Xây dựng ý thức và phong cách văn hóa khi tham gia mạng xã hội, internet; không đăng tải hoặc để lộ, lọt thông tin, tài liệu liên quan đến bí mật nhà nước. Phát huy hơn nữa lợi thế của internet, mạng xã hội trong việc cập nhật thường xuyên các quan điểm, chủ trương của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước và những thành tựu đã đạt được trong xây dựng và phát triển kinh tế-xã hội của đất nước.

Ba là, phát huy vai trò của Ban chỉ đạo An toàn, an ninh mạng quốc gia, Hiệp hội An ninh mạng quốc gia trong việc tham mưu với Đảng, Nhà nước chỉ đạo các bộ, ngành, địa phương hướng dẫn cán bộ, đảng viên và người dân cùng tham gia công tác bảo vệ an toàn, an ninh mạng, phát huy sức mạnh tổng hợp chung trong công tác phòng, chống hoạt động xâm phạm ANQG trên không gian mạng.

Bốn là, kiện toàn tổ chức bộ máy và nâng cao chất lượng đội ngũ cán bộ chuyên trách làm công tác phát hiện, đấu tranh, ngăn chặn hoạt động lợi dụng không gian mạng để xâm phạm ANQG có phẩm chất đạo đức cách mạng, bản lĩnh chính trị vững vàng, tinh nhuệ, hiện đại, có trình độ chuyên môn sắc bén trong điều tra, khám phá âm mưu, hoạt động lợi dụng không gian mạng để chống phá nước ta. Tiếp tục đầu tư, trang bị các trang thiết bị nghiệp vụ chuyên dụng và áp dụng các thành tựu khoa học kỹ thuật hiện đại nhằm phục vụ hiệu quả công tác đấu tranh phòng, chống hoạt động này. Đầu tư trọng điểm xây dựng các đơn vị an ninh mạng, tác chiến điện tử đủ mạnh để thực hiện nhiệm vụ phòng thủ quốc gia trên không gian mạng.

Năm là, tăng cường, mở rộng hợp tác với các quốc gia, tổ chức quốc tế có trình độ phát triển cao về công nghệ thông tin và an ninh mạng để trao đổi kinh nghiệm trong bảo đảm an toàn, an ninh mạng và đấu tranh phòng, chống hoạt động vi phạm pháp luật trên lĩnh vực này; tranh thủ tiếp thu công nghệ mới và hợp tác đào tạo nâng cao trình độ chuyên môn cho lực lượng làm công tác phòng ngừa, đấu tranh chống hoạt động lợi dụng không gian mạng để xâm phạm an ninh chính trị, trật tự, an toàn xã hội nước ta.

Tiếp tục tăng cường công tác quản lý nhà nước về viễn thông, truyền thông, internet, bảo vệ bí mật nhà nước và thanh tra, kiểm tra, xử lý vi phạm trên lĩnh vực này. Nghiên cứu sử dụng các giải pháp công nghệ thông tin để ngăn chặn triệt để những tin tức xấu, độc trên các trang mạng, vô hiệu hóa hoặc ngăn chặn việc truy cập vào các trang mạng có nội dung độc hại.

Theo Báo Quân đội nhân dân

Có thể bạn quan tâm

Tin cùng chuyên mục

Ủy ban Kiểm tra Tỉnh ủy biểu quyết kỷ luật khiển trách đồng chí Hồ Cao Khải

Ủy ban Kiểm tra Tỉnh ủy biểu quyết kỷ luật khiển trách đồng chí Hồ Cao Khải

Ngày 24/6/2024, Ủy ban Kiểm tra Tỉnh ủy đã ban hành Thông báo số 194-TB/UBKTTU về Kết luận Kỳ họp thứ 37 của Ủy ban Kiểm tra Tỉnh ủy khóa XVI, nhiệm kỳ 2020 - 2025, trong đó có nội dung thông tin Ủy ban Kiểm tra Tỉnh ủy biểu quyết Quyết định kỷ luật đồng chí Hồ Cao Khải, Ủy viên Ban Chấp hành Đảng bộ Khối Cơ quan - Doanh nghiệp tỉnh, Bí thư Đảng ủy, Giám đốc Sở Tài nguyên và Môi trường tỉnh Lào Cai hình thức "Khiển trách".

Hội thảo đổi mới và nâng cao chất lượng giảng dạy, học tập lý luận chính trị trên địa bàn tỉnh Lào Cai

Hội thảo đổi mới và nâng cao chất lượng giảng dạy, học tập lý luận chính trị trên địa bàn tỉnh Lào Cai

Chiều 24/6, Ban Tuyên giáo Tỉnh ủy phối hợp với Trường Chính trị tỉnh tổ chức hội thảo khoa học cấp tỉnh với chủ đề “Giải pháp đổi mới và nâng cao chất lượng giảng dạy, học tập lý luận chính trị trên địa bàn tỉnh Lào Cai”. Đồng chí Vũ Xuân Cường, Phó Bí thư Thường trực Tỉnh ủy, Chủ tịch HĐND tỉnh dự và chỉ đạo hội thảo.

Lào Cai đưa “dân vận khéo” đi vào chiều sâu

Lào Cai đưa “dân vận khéo” đi vào chiều sâu

Về công tác dân vận, sinh thời, Chủ tịch Hồ Chí Minh từng nhấn mạnh: “Lực lượng của dân rất to. Việc dân vận rất quan trọng. Dân vận kém thì việc gì cũng kém. Dân vận khéo thì việc gì cũng thành công”. Trong những năm qua, trên địa bàn tỉnh, nhiều địa phương, cơ quan, đơn vị đã có những cách làm sáng tạo trong vận động, tuyên truyền để tạo sự đồng thuận và huy động sức dân tham gia phát triển kinh tế - xã hội, bảo đảm quốc phòng, an ninh và đối ngoại.

Đại biểu Quốc hội Sùng A Lềnh: “Người dân cần được thông tin về điều tra địa chất và khoáng sản”

Đại biểu Quốc hội Sùng A Lềnh: “Người dân cần được thông tin về điều tra địa chất và khoáng sản”

Chiều 20/6, tại phiên thảo luận ở tổ về Luật Địa chất và khoáng sản, đại biểu Sùng A Lềnh, Phó trưởng Đoàn đại biểu Quốc hội tỉnh Lào Cai cho rằng, với Điều 9 quy định “Quyền lợi, trách nhiệm của địa phương, cộng đồng dân cư, hộ gia đình, cá nhân nơi có tài nguyên địa chất, khoáng sản được khai thác”, cần bổ sung quy định “Người dân cần được thông tin về điều tra địa chất và khoáng sản”.

Đại biểu Lê Thu Hà (Lào Cai): Nên ứng dụng phương tiện bay không người lái vào hoạt động chữa cháy

Đại biểu Lê Thu Hà (Lào Cai): Nên ứng dụng phương tiện bay không người lái vào hoạt động chữa cháy

Chiều 19/6, tham gia thảo luận Dự thảo Luật Phòng cháy, chữa cháy và cứu nạn, cứu hộ, bà Lê Thu Hà, Ủy viên Thường trực Ủy ban Đối ngoại của Quốc hội, đại biểu thuộc Đoàn đại biểu Quốc hội tỉnh Lào Cai đã có một số ý kiến hết sức sâu sắc.

Đại biểu Sùng A Lềnh (Lào Cai): "Quy định người điều khiển máy bay không người lái phải có kiến thức về hàng không là khó áp dụng"

Đại biểu Sùng A Lềnh (Lào Cai): "Quy định người điều khiển máy bay không người lái phải có kiến thức về hàng không là khó áp dụng"

Chiều 19/6, Kỳ họp thứ 7, Quốc hội Khóa XV tiếp tục với phiên thảo luận ở tổ với nội dung thảo luận Dự án Luật Phòng cháy, chữa cháy và cứu nạn, cứu hộ và Dự án Luật Phòng không nhân dân. Đại biểu Sùng A Lềnh, Phó trưởng Đoàn đại biểu Quốc hội tỉnh đã có tham luận đối với Dự thảo Luật Phòng không nhân dân do Chính phủ trình.

Đại biểu Sùng A Lềnh (Lào Cai): Đặt nhiều câu hỏi liên quan đến quy định di sản ruộng bậc thang

Đại biểu Sùng A Lềnh (Lào Cai): Đặt nhiều câu hỏi liên quan đến quy định di sản ruộng bậc thang

Chiều 18/6, Kỳ họp thứ 7, Quốc hội Khóa XV chia tổ thảo luận, đồng chí Sùng A Lềnh, Phó trưởng Đoàn đại biểu Quốc hội tỉnh đã có nhiều ý kiến sâu sắc đối với dự án Luật Di sản văn hóa (sửa đổi). Với nhiều câu hỏi đặt ra, đại biểu đề nghị Ban Soạn thảo Luật cần làm rõ nhiều câu hỏi liên quan đến di sản là ruộng bậc thang.

Đề nghị bổ sung “quyền công đoàn” cho 2 đối tượng người lao động tại dự thảo Luật Công đoàn (sửa đổi)

Đề nghị bổ sung “quyền công đoàn” cho 2 đối tượng người lao động tại dự thảo Luật Công đoàn (sửa đổi)

Hôm nay (18/6), Kỳ họp thứ 7, Quốc hội Khóa XV dành buổi sáng làm việc tại Hội trường Diên Hồng để thảo luận về Dự thảo Luật Công đoàn (sửa đổi). Tham gia phát biểu trực tiếp tại nghị trường bà Nguyễn Thị Lan Anh, Đoàn đại biểu Quốc hội tỉnh Lào Cai nêu ý kiến.

Đại biểu Nguyễn Thị Lan Anh (Lào Cai): Nếu chỉ cấm hành vi đưa mà không cấm hành vi nhận hối lộ là chưa đầy đủ

Đại biểu Nguyễn Thị Lan Anh (Lào Cai): Nếu chỉ cấm hành vi đưa mà không cấm hành vi nhận hối lộ là chưa đầy đủ

Tại phiên thảo luận ở tổ (Đoàn đại biểu Quốc hội tỉnh Lào Cai thuộc Tổ đại biểu số 5) chiều 17/6, đại biểu Quốc hội Nguyễn Thị Lan Anh (Lào Cai) khi tham gia ý kiến xây dựng Luật Thuế giá trị gia tăng (sửa đổi) đã nhấn mạnh: “Chỉ cấm hành vi đưa hối lộ mà không cấm hành vi nhận hối lộ, môi giới hối lộ là chưa đầy đủ”.

Đại biểu Quốc hội Nguyễn Thị Lan Anh (Lào Cai): Sớm giải quyết các vướng mắc về đào tạo lao động vùng đồng bào dân tộc thiểu số

Đại biểu Quốc hội Nguyễn Thị Lan Anh (Lào Cai): Sớm giải quyết các vướng mắc về đào tạo lao động vùng đồng bào dân tộc thiểu số

Sáng 17/6, Kỳ họp thứ 7, Quốc hội Khóa XV thảo luận tại Hội trường Diên Hồng về điều chỉnh chủ trương đầu tư Chương trình mục tiêu Quốc gia phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi, giai đoạn 2021 - 2030. Đại biểu Nguyễn Thị Lan Anh, Đoàn đại biểu Quốc hội tỉnh đã tham gia ý kiến về nội dung này.

Quy trình kỷ luật đảng viên thuộc thẩm quyền của Trung ương Đảng, Bộ Chính trị, Ban Bí thư

Quy trình kỷ luật đảng viên thuộc thẩm quyền của Trung ương Đảng, Bộ Chính trị, Ban Bí thư

Thay mặt Bộ Chính trị, Thường trực Ban Bí thư Lương Cường vừa ký Quyết định số 165-QĐ/TW ngày 6/6/2024 của Bộ Chính trị ban hành Quy trình xem xét, thi hành kỷ luật đối với tổ chức Đảng, đảng viên thuộc thẩm quyền của Ban Chấp hành Trung ương Đảng, Bộ Chính trị, Ban Bí thư.

“Hạt giống đỏ” ở Ải Nam

“Hạt giống đỏ” ở Ải Nam

Từ một thôn biệt lập, nghèo nhất của thị trấn Nông trường Phong Hải, huyện Bảo Thắng, thôn Ải Nam giờ đã “thay da, đổi thịt”, trở thành miền quê trù phú, đáng sống. Sự thay đổi ở bản người Mông Ải Nam hôm nay có công đóng góp lớn của Trưởng thôn Cư Seo Mười - một người theo đạo Tin lành vừa vinh dự được kết nạp Đảng.

fb yt zl tw