Phát huy giá trị Đường Hồ Chí Minh trên biển trong bảo vệ chủ quyền biển, đảo hiện nay

Cách đây 60 năm, ngày 23-10-1961, Bộ Quốc phòng ra Quyết định số 97/QĐ thành lập Đoàn 759, tiền thân của Lữ đoàn 125 Hải quân (còn được gọi là Đoàn tàu Không số). Đoàn có nhiệm vụ mở con đường vận tải chiến lược trên biển để kịp thời chi viện sức người, sức của cho chiến trường miền Nam.

Chỉ sau gần một năm nghiên cứu, chuẩn bị, đêm 11-10-1962, chiếc tàu gỗ gắn máy đầu tiên của đoàn đã bí mật xuất phát từ bến K15 Đồ Sơn (Hải Phòng), chở hơn 30 tấn vũ khí vào cập bến Vàm Lũng (Cà Mau) an toàn. Từ thời điểm đó, Đường Hồ Chí Minh trên biển chính thức được khai thông, mở ra dấu mốc mới về con đường huyền thoại-Đường Hồ Chí Minh trên biển.

Với tinh thần mưu trí, sáng tạo, dũng cảm, tất cả vì miền Nam ruột thịt, trong suốt 14 năm làm nhiệm vụ (1961-1975), tuyến đường vận tải quân sự chiến lược trên biển đã huy động hàng nghìn lượt tàu, thuyền; vận chuyển gần 110 nghìn tấn vũ khí, trang bị kỹ thuật, gần 18 nghìn cán bộ, chiến sĩ từ miền Bắc vào các chiến trường miền Nam; đưa đón nhiều cán bộ cao cấp của Đảng, Nhà nước, quân đội vào chỉ đạo cách mạng miền Nam, góp phần quan trọng vào sự nghiệp đấu tranh giải phóng dân tộc, thống nhất đất nước. Ghi nhận những cống hiến, hy sinh to lớn của Đoàn tàu Không số, Đảng, Nhà nước đã hai lần tuyên dương danh hiệu Anh hùng Lực lượng vũ trang nhân dân.

Có được thành tích và chiến công trên, cán bộ, chiến sĩ Đoàn tàu Không số đã gặp muôn vàn khó khăn, gian khổ, hy sinh. Nhất là sau sự cố của Tàu 143 ở Vũng Rô (tháng 2-1965), con đường vận chuyển bí mật trên biển bị địch phát hiện và dùng mọi thủ đoạn để ngăn chặn, buộc chúng ta phải thay đổi phương thức vận chuyển... Dưới sự lãnh đạo, chỉ đạo trực tiếp của Quân ủy Trung ương, Bộ Quốc phòng, Đảng ủy, Bộ tư lệnh Hải quân đã làm tốt công tác tham mưu, chỉ đạo để Đoàn 125 thay đổi phương thức chuyển mới: Cho các tàu xuất phát từ nhiều bến (kể cả ở nước ngoài); đi trên nhiều cung, tuyến khác nhau; đi vòng ra biển xa thuộc hải phận quốc tế; tàu trả hàng ở nhiều bến mới... Mặc dù địch tập trung mọi phương tiện, trang bị trinh sát hiện đại để ngăn chặn, phong tỏa, trong khi phương tiện vận chuyển của ta có tải trọng khiêm tốn, thô sơ, nhưng với bản lĩnh và ý chí kiên cường, cán bộ, chiến sĩ Đoàn tàu Không số đã hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ vận chuyển chi viện cho chiến trường miền Nam.

Phát huy giá trị Đường Hồ Chí Minh trên biển trong bảo vệ chủ quyền biển, đảo hiện nay
Tàu không số vận chuyển hàng hóa, vũ khí trên tuyến đường Hồ Chí Minh trên biển.     Ảnh tư liệu

Thực hiện nhiệm vụ trên con đường biển mang tên Bác (từ năm 1961 đến 1975), cán bộ, chiến sĩ Đoàn 125 đã gặp hơn 20 cơn bão lớn, vượt qua hàng trăm cuộc vây ráp của kẻ thù, chi viện rất hiệu quả cho các chiến trường, ở những nơi mà Đường Hồ Chí Minh trên dãy Trường Sơn chưa thể vươn tới. Những lúc địch bao vây bốn phía, cả con tàu là một khối đoàn kết, thống nhất, trong đó, thuyền trưởng và chính trị viên là những tấm gương kiên trung, mẫu mực nhất. Khi biết không thể thoát khỏi sự truy sát của địch, để giữ bí mật con đường, họ biến con tàu thành một khối thuốc nổ khổng lồ lao vào tàu địch. Đã có những người con ưu tú anh dũng hy sinh cùng con tàu, mãi nằm lại với biển khơi. Tấm gương hy sinh quả cảm của các anh hùng liệt sĩ Đoàn tàu Không số đã được khắc ghi trong lòng các thế hệ cán bộ, chiến sĩ Hải quân nhân dân Việt Nam nói riêng và lịch sử dân tộc, Quân đội ta nói chung.

Những chiến công và bài học kinh nghiệm của Đường Hồ Chí Minh trên biển mãi mãi là niềm tự hào của quân và dân ta nói chung, các thế hệ cán bộ, chiến sĩ Hải quân nhân dân Việt Nam nói riêng, nhất định sẽ trường tồn và tiếp tục được phát huy hiệu quả trong sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc.

Hiện nay, nhiệm vụ bảo vệ vững chắc chủ quyền biển, đảo và toàn vẹn lãnh thổ của Tổ quốc đang đặt ra những yêu cầu mới, rất nặng nề và khẩn trương, để làm tốt vai trò là lực lượng nòng cốt của nền quốc phòng toàn dân và thế trận chiến tranh nhân dân trên biển; vận dụng và phát huy những giá trị tinh thần, bài học kinh nghiệm của Đường Hồ Chí Minh trên biển, xây dựng Hải quân nhân dân Việt Nam cách mạng, chính quy, tinh nhuệ, hiện đại, Quân chủng Hải quân sẽ tập trung thực hiện tốt một số giải pháp chủ yếu sau:

Trước hết, tập trung xây dựng quân chủng vững mạnh về chính trị, làm cơ sở nâng cao chất lượng tổng hợp, sức mạnh chiến đấu. Đây là nhân tố quan trọng hàng đầu, bảo đảm cho quân chủng luôn hoàn thành thắng lợi mọi nhiệm vụ được giao. Theo đó, phải thường xuyên tăng cường sự lãnh đạo tuyệt đối, trực tiếp về mọi mặt của Đảng; làm tốt công tác giáo dục chính trị, tư tưởng, giáo dục truyền thống; quán triệt cho bộ đội nắm vững quan điểm, chủ trương Nghị quyết Đại hội Đảng toàn quốc lần thứ XIII; Nghị quyết Đại hội Đảng bộ Quân đội lần thứ XI và các kết luận, chỉ thị của Ban Chấp hành Trung ương, Bộ Chính trị, nhất là Chỉ thị số 05-CT/TW của Bộ Chính trị (khóa XII); Kết luận số 01-KL/TW về đẩy mạnh học tập và làm theo tư tưởng, đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh, xây dựng cho bộ đội có bản lĩnh chính trị vững vàng; tuyệt đối trung thành với Đảng, với Tổ quốc và nhân dân; có ý chí quyết tâm chiến đấu cao, có niềm tin và thành thạo khai thác, làm chủ vũ khí trang bị kỹ thuật hiện đại.

Đặc biệt, mỗi khi phải đối mặt với tình huống phức tạp, hiểm nguy, bộ đội hải quân luôn nêu cao ý chí quyết tâm “còn người còn biển, đảo”, “một tấc không đi, một ly không rời”, sẵn sàng chiến đấu, hy sinh vì chủ quyền của Tổ quốc. Phát huy vai trò của tổ chức đảng, xây dựng cấp ủy, chi bộ trong sạch vững mạnh, có sức chiến đấu cao; phát huy vai trò tiền phong, gương mẫu của đội ngũ cán bộ, đảng viên, nhất là cán bộ chủ trì, là chỗ dựa vững chắc cho cán bộ, chiến sĩ khi thực hiện nhiệm vụ khó khăn, gian khổ.

Hai là, nắm chắc tình hình, chủ động tham mưu, đề xuất với Đảng, Nhà nước, Quân ủy Trung ương và Bộ Quốc phòng về những giải pháp lãnh đạo, chỉ đạo xử trí các tình huống trên biển. Trước những diễn biến phức tạp, khó lường trên Biển Đông hiện nay, phải duy trì các lực lượng, phương tiện, cảnh giác, sẵn sàng chiến đấu cao; nghiên cứu, nắm, dự báo sớm diễn biến tình hình trên các vùng biển, nhất là vùng biển trọng điểm, nhạy cảm, không để bị động, bất ngờ. Chủ động tham mưu, đề xuất với Đảng, Nhà nước, Quân ủy Trung ương và Bộ Quốc phòng về phương châm, đối sách, giải pháp lãnh đạo, chỉ đạo xử trí các tình huống trên biển; phát huy được sức mạnh tổng hợp, kết hợp chặt chẽ giữa đấu tranh trên thực địa với đấu tranh chính trị, đấu tranh ngoại giao và pháp lý, làm thất bại mọi âm mưu và hành động của nước ngoài xâm phạm biển, đảo của ta. Nắm chắc phương châm, tư tưởng chỉ đạo, mệnh lệnh, chỉ thị của trên, phối hợp, hiệp đồng chặt chẽ các lực lượng; kiên quyết, kiên trì, khôn khéo bảo vệ vững chắc chủ quyền, lợi ích quốc gia, an ninh, trật tự trên biển; không mắc mưu khiêu khích, không để xảy ra xung đột; giữ vững môi trường hòa bình, ổn định trên biển để phát triển đất nước và mở rộng quan hệ hợp tác, tăng cường hoạt động đối ngoại với hải quân các nước trong khu vực và trên thế giới.

Ba là, phát huy tinh thần sáng tạo, ý chí quyết tâm của Đường Hồ Chí Minh trên biển, tiếp tục đổi mới, nâng cao chất lượng huấn luyện, sẵn sàng chiến đấu, đào tạo nguồn nhân lực có chất lượng cao. Cần tiếp tục nghiên cứu, tổng kết đúc rút những bài học kinh nghiệm quý báu của Đường Hồ Chí Minh trên biển để vận dụng vào công tác huấn luyện, xây dựng lực lượng hải quân chính quy, hiện đại. Quán triệt, đẩy mạnh thực hiện Nghị quyết số 765-NQ/QUTW của Quân ủy Trung ương, Nghị quyết số 1050-NQ/ĐUQC của Đảng ủy quân chủng về nâng cao chất lượng huấn luyện giai đoạn 2013-2020 và những năm tiếp theo. Tập trung đổi mới công tác lãnh đạo, chỉ đạo, nội dung, tổ chức, phương pháp huấn luyện, diễn tập. Phát huy kết quả đã đạt được, chú trọng huấn luyện theo phương châm “cơ bản, thiết thực, vững chắc”, sát phương án, đối tượng tác chiến, tổ chức biên chế và vũ khí, trang bị kỹ thuật, sát thực tế chiến đấu; lấy nhiệm vụ bảo vệ chủ quyền biển, đảo và xây dựng quân chủng cách mạng, chính quy, tinh nhuệ, hiện đại làm mục tiêu huấn luyện. Tăng cường huấn luyện biển xa, huấn luyện trong các chuyến hành trình trên biển, trong điều kiện thời tiết phức tạp.

Bốn là, đẩy mạnh xây dựng, phát triển lực lượng hải quân hiện đại gắn với xây dựng nền quốc phòng toàn dân, thế trận chiến tranh nhân dân trên biển vững mạnh. Để hoàn thành vai trò nòng cốt quản lý, bảo vệ chủ quyền biển, đảo, Quân chủng Hải quân phải được xây dựng cách mạng, chính quy, tinh nhuệ, hiện đại; bố trí thế trận vững chắc, có chiều sâu, liên hoàn bờ-biển-đảo. Bám sát quan điểm, chủ trương của Đảng, Nhà nước về xây dựng quân đội, Quân chủng Hải quân trong giai đoạn cách mạng mới, đẩy mạnh rà soát, kiện toàn tổ chức, biên chế các lực lượng theo hướng “tinh, gọn, mạnh”, đồng bộ về con người, vũ khí, trang bị kỹ thuật và cơ sở bảo đảm. Phối hợp với các địa phương xây dựng lực lượng dự bị động viên, dân quân tự vệ biển vững mạnh, có phương án sẵn sàng động viên, huy động nhân lực tham gia bảo vệ chủ quyền biển, đảo; làm điểm tựa cho ngư dân vươn khơi, bám biển, tìm kiếm cứu nạn xa bờ, bảo vệ hoạt động kinh tế biển; xây dựng thế trận quốc phòng toàn dân, “thế trận lòng dân” trên biển ngày càng vững chắc. Nghiên cứu, đề xuất điều chỉnh thế bố trí lực lượng hải quân trên các vùng biển, đảo để có khả năng chuyển hóa thế trận linh hoạt, bảo đảm tác chiến hiệu quả, hiệp đồng chặt chẽ với các lực lượng.

Trước tác động mạnh mẽ của cuộc Cách mạng công nghiệp lần thứ tư, quân chủng cần đẩy mạnh nghiên cứu, làm chủ khoa học kỹ thuật, công nghệ hiện đại, nhất là công nghệ bảo quản, bảo dưỡng, cải tiến, nâng cấp vũ khí, trang bị hiện có và làm chủ vũ khí, trang bị mới. Đồng thời nghiên cứu, ứng dụng công nghệ nội địa, công nghệ tự chủ vào chế tạo linh kiện, phụ tùng, vật tư kỹ thuật thay thế, tiến tới chế tạo các loại vũ khí, trang bị kỹ thuật đặc chủng của hải quân; nâng cao khả năng tự chủ trong bảo đảm kỹ thuật, bảo đảm trang bị, giảm lệ thuộc vào đối tác nước ngoài; tăng cường hợp tác quốc tế về nghiên cứu khoa học, chuyển giao công nghệ, đào tạo chuyên môn, chia sẻ kinh nghiệm, thu hẹp trình độ phát triển với hải quân các nước tiên tiến.

Thời gian tới, nhiệm vụ bảo vệ chủ quyền biển, đảo của Tổ quốc tiếp tục đặt ra nhiều yêu cầu mới, khẩn trương, nặng nề đối với quân chủng. Được sự quan tâm lãnh đạo của Đảng, Nhà nước, Quân ủy Trung ương, Bộ Quốc phòng; sự thương yêu, đùm bọc của nhân dân; cùng với phát huy tinh thần sáng tạo, ý chí quyết tâm của Đường Hồ Chí Minh trên biển, Hải quân nhân dân Việt Nam sẽ lập nên những thành tích, chiến công mới, quản lý, bảo vệ vững chắc chủ quyền biển, đảo, thềm lục địa thiêng liêng của Tổ quốc.

Quân đội nhân dân

Có thể bạn quan tâm

Tin cùng chuyên mục

 Đảm bảo cho người dân, du khách một kỳ nghỉ lễ an toàn, bình yên

Đảm bảo cho người dân, du khách một kỳ nghỉ lễ an toàn, bình yên

Trong dịp nghỉ Lễ 30/4 và 1/5/2024, công an các huyện, các xã vùng cao, biên giới của tỉnh phối hợp với các lực lượng chức năng triển khai nhiều giải pháp nhằm giữ vững an ninh, trật tự, phòng chống tội phạm, kịp thời xử lý các vụ việc phát sinh từ cơ sở, đảm bảo an toàn, bình yên cho Nhân dân trong suốt kỳ nghỉ lễ.

Thành phố Lào Cai tổ chức thành công Hội thi bắn súng quân dụng và Hội thao quốc phòng dân quân, tự vệ năm 2024

Thành phố Lào Cai tổ chức thành công Hội thi bắn súng quân dụng và Hội thao quốc phòng dân quân, tự vệ năm 2024

Chiều 26/4, sau 1 ngày diễn ra sôi nổi, Hội thi bắn súng quân dụng và Hội thao quốc phòng dân quân, tự vệ năm 2024 thành phố Lào Cai đã kết thúc thành công. Đây là đơn vị được Bộ Chỉ huy Quân sự (CHQS) tỉnh chọn làm điểm tổ chức hội thi để Ban CHQS 8 huyện (thị xã) trong tỉnh tham quan, học tập, rút kinh nghiệm.

Đảm bảo an toàn, phòng chống cháy, nổ trong dịp nghỉ Lễ 30/4 và 1/5/2024

Đảm bảo an toàn, phòng chống cháy, nổ trong dịp nghỉ Lễ 30/4 và 1/5/2024

Trong dịp nghỉ Lễ 30/4 và 1/5/2024, thời gian nghỉ lễ kéo dài 5 ngày, dự báo tình hình thời tiết trên địa bàn tỉnh có nắng nóng cực điểm nên tiềm ẩn nguy cơ xảy ra cháy, nổ cao. Cũng trong dịp nghỉ lễ, lượng người đi xa trở về nhà và lượng khách du lịch đến Lào Cai tăng, vì thế, công tác phòng, chống cháy nổ được chính quyền địa phương và các lực lượng chức năng chú trọng.

Giao nhiệm vụ diễn tập phòng thủ dân sự huyện Bát Xát năm 2024

Giao nhiệm vụ diễn tập phòng thủ dân sự huyện Bát Xát năm 2024

Sáng 24/4, Ban Chỉ đạo diễn tập tỉnh Lào Cai tổ chức Hội nghị giao nhiệm vụ diễn tập phòng thủ dân sự - ứng phó thiên tai và tìm kiếm cứu nạn huyện Bát Xát năm 2024. Đại tá Phạm Hùng Hưng, Chỉ huy trưởng Bộ Chỉ huy Quân sự tỉnh, Phó Trưởng ban Thường trực Ban Chỉ đạo diễn tập tỉnh chủ trì hội nghị.

Người đã góp công vào “Tiếng nổ ngàn cân”

Người đã góp công vào “Tiếng nổ ngàn cân”

Đầu năm 1952, Đại đoàn Đồng Bằng (Sư đoàn 320) chấp hành mệnh lệnh của Bộ Tổng tư lệnh tiến vào Thái Bình, cùng nhân dân vùng hậu địch đánh giặc Pháp. Đồn bốt, tháp canh của địch bị nhổ hàng loạt, những binh đoàn cơ động mạnh bị thất bại trong các trận càn. Bọn lính Pháp, vệ sĩ, lê dương, bảo an, tề ngụy tan rã từng mảng.

Thủ tướng: Xây dựng lực lượng Cảnh sát cơ động trong sạch, vững mạnh, chính quy, tinh nhuệ, tiến thẳng lên hiện đại

Thủ tướng: Xây dựng lực lượng Cảnh sát cơ động trong sạch, vững mạnh, chính quy, tinh nhuệ, tiến thẳng lên hiện đại

Sáng 14/4, tại Hà Nội, Đảng ủy Công an Trung ương và Bộ Công an tổ chức kỷ niệm 50 năm Ngày truyền thống lực lượng Cảnh sát cơ động (15/4/1974 - 15/4/2024) và đón nhận danh hiệu Anh hùng Lực lượng vũ trang nhân dân lần thứ hai. Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính đến dự.

Chiến dịch Điện Biên Phủ: Ngày 14/4/1954, ta từng bước bóp chết “con nhím Điện Biên Phủ"

Chiến dịch Điện Biên Phủ: Ngày 14/4/1954, ta từng bước bóp chết “con nhím Điện Biên Phủ"

Nhìn chung, sau đợt tiến công vào các điểm cao phía Đông, chiến trường nhiều lúc gẫn như yên tĩnh. Cái yên tĩnh này không đáng sợ so với những tiếng cuốc đào đất bất kể đêm ngày rậm rịch xung quanh, mỗi lúc càng rõ. Tiếng cuốc chính là tiếng tích tắc của chiếc đồng hồ báo tử "con nhím Điện Biên Phủ".

Giao lưu hữu nghị quốc phòng biên giới Việt Nam-Trung Quốc lần thứ 8 thành công tốt đẹp

Giao lưu hữu nghị quốc phòng biên giới Việt Nam-Trung Quốc lần thứ 8 thành công tốt đẹp

Trong khuôn khổ Giao lưu hữu nghị quốc phòng biên giới Việt Nam-Trung Quốc lần thứ 8, ngày 12/4, Đại tướng Phan Văn Giang, Bộ trưởng Bộ Quốc phòng Việt Nam và Thượng tướng Đổng Quân, Bộ trưởng Bộ Quốc phòng Trung Quốc cùng đoàn đại biểu cấp cao Bộ Quốc phòng hai nước đã đến thăm Đại đội 27, Lữ đoàn Biên phòng 314 ở tỉnh Vân Nam (Trung Quốc).

Bắt đầu các hoạt động giao lưu hữu nghị tại Trung Quốc

Giao lưu hữu nghị quốc phòng biên giới Việt Nam - Trung Quốc lần thứ 8: Bắt đầu các hoạt động giao lưu hữu nghị tại Trung Quốc

Trong khuôn khổ Giao lưu hữu nghị quốc phòng biên giới Việt Nam -Trung Quốc lần thứ 8, sáng 12/4, Đoàn đại biểu cấp cao Bộ Quốc phòng Việt Nam do Đại tướng Phan Văn Giang, Bộ trưởng Bộ Quốc phòng làm Trưởng đoàn đã sang tỉnh Vân Nam (Trung Quốc) tham gia các hoạt động giao lưu hữu nghị.

Hội đàm giữa Đoàn đại biểu cấp cao Bộ Quốc phòng hai nước Việt Nam - Trung Quốc

Hội đàm giữa Đoàn đại biểu cấp cao Bộ Quốc phòng hai nước Việt Nam - Trung Quốc

Trong khuôn khổ Chương trình Giao lưu hữu nghị quốc phòng biên giới Việt Nam - Trung Quốc lần thứ 8, sáng 11/4, tại Trung tâm Hội nghị tỉnh Lào Cai, Đoàn đại biểu cấp cao Bộ Quốc phòng Việt Nam do Đại tướng Phan Văn Giang, Bộ trưởng Bộ Quốc phòng làm Trưởng đoàn đã hội đàm với Đoàn đại biểu cấp cao Bộ Quốc phòng Trung Quốc do Thượng tướng Đổng Quân, Bộ trưởng Bộ Quốc phòng làm Trưởng đoàn.

Chiến thắng Điện Biên Phủ: Bài học đối với sự nghiệp xây dựng nền quốc phòng toàn dân vững mạnh

Chiến thắng Điện Biên Phủ: Bài học đối với sự nghiệp xây dựng nền quốc phòng toàn dân vững mạnh

Kỷ niệm 70 năm Chiến thắng Điện Biên Phủ (7/5/1954-7/5/2024) là dịp toàn Đảng, toàn dân và toàn quân ta ôn lại lịch sử, tưởng nhớ, tri ân sự hy sinh, cống hiến to lớn của các anh hùng liệt sĩ, cán bộ, chiến sĩ và các tầng lớp nhân dân cả nước; biết ơn sự ủng hộ, giúp đỡ của bạn bè quốc tế; đồng thời, tiếp tục nghiên cứu, đúc rút những bài học, kinh nghiệm quý từ thắng lợi vĩ đại này, vận dụng vào sự nghiệp xây dựng nền quốc phòng toàn dân, bảo vệ vững chắc Tổ quốc Việt Nam xã hội chủ nghĩa.

fb yt zl tw