Niềm tin từ 2 mũi xóa nghèo ở Đảng bộ xã Y Tý

LCĐT - Sau khi Đại hội Đảng bộ xã Y Tý (Bát Xát) lần thứ XIII, nhiệm kỳ 2020 - 2025 thành công tốt đẹp, Đảng bộ tập trung lãnh đạo thực hiện 2 mũi xóa nghèo.

Niềm vui được mùa củ hoàng sin cô của người dân vùng cao Y Tý.

Anh Hầu A Sinh, Phó Bí thư Thường trực Đảng ủy xã cho biết: Đảng bộ xã hiện có 168 đảng viên, sinh hoạt tại 16 chi bộ, gồm 12 chi bộ nông thôn, 3 chi bộ trường học, 1 chi bộ y tế. Trong nhiệm kỳ qua, Đảng bộ, chính quyền và Nhân dân trong xã nỗ lực phấn đấu thực hiện thắng lợi các mục tiêu Nghị quyết Đại hội Đảng bộ xã lần thứ XXII đề ra. Nổi bật là thu nhập bình quân đầu người năm 2020 đạt 24,5 triệu đồng, tăng 15 triệu đồng so với năm 2015, vượt 11,4% so với mục tiêu Nghị quyết. Tỷ lệ hộ nghèo của xã từ 74% năm 2015 giảm còn 36% năm 2019, bình quân giảm 10%/năm, đạt mục tiêu Đại hội. Hệ thống chính trị ổn định, trật tự an toàn xã hội được giữ vững. Năm 2019, Đảng bộ xã được công nhận đảng bộ trong sạch, vững mạnh.

Kết quả là vậy, nhưng thách thức ở xã nghèo nơi vùng cao biên giới không hề đơn giản, do nhận thức của người dân còn hạn chế. Để khắc phục khó khăn, hạn chế đó, Đảng ủy xã đã bám sát chỉ đạo của cấp trên, đề ra các chủ trương, cụ thể hóa bằng các nghị quyết, kế hoạch thực hiện với những mục tiêu, giải pháp phù hợp. Phát huy tính chủ động, sáng tạo, tự chịu trách nhiệm của cán bộ, đảng viên, “nói đi đôi với làm”, lãnh đạo Nhân dân thực hiện mũi xóa nghèo thứ nhất là chuyển đổi từ trồng ngô sang trồng cây hoàng sin cô, mũi thứ hai và phát triển nhà nghỉ hoạt động du lịch kiểu homestay phục vụ khách du lịch.

Đảng viên Phu Mò Giờ (ngoài cùng bên trái), Chủ tịch Hội Nông dân xã Y Tý hướng dẫn đồng bào kỹ thuật chăm sóc cây đương quy.

Anh Phu Mò Giờ, Chủ tịch Hội Nông dân xã Y Tý là người năng động, nhiệt tình, được dân bản yêu mến. Có mặt tại thôn Mò Phú Chải, anh hướng dẫn bà con thu hoạch củ hoàng sin cô. Năm nay, từ đầu vụ, củ hoàng sin cô được Trung tâm Dịch vụ nông nghiệp huyện Bát Xát đặt hàng bao tiêu toàn bộ sản phẩm với mức giá cao khiến các hộ nông dân ở Y Tý phấn khởi. Chị Phà Giá Nhò, 35 tuổi, dân tộc Hà Nhì là điển hình trồng hoàng sin cô, tươi cười: Được anh Phà Ta Có, đảng viên, Trưởng thôn tuyên truyền, vận động nên gia đình tôi đặt niềm tin trồng hoàng sin cô trên diện tích hơn 1.000 m2 đất, thu được hơn 3 tấn củ. Với giá bán từ 5.000 đến 7.000 đồng/kg củ hoàng sin cô, thu nhập cao hơn nhiều so với trồng ngô.

Anh Phu Mò Giờ, Chủ tịch Hội Nông dân xã khẳng định: Khí hậu và thổ nhưỡng ở Y Tý rất phù hợp với cây hoàng sin cô, đầu ra bảo đảm nên xã đã quy hoạch xây dựng cánh đồng thâm canh loại cây này. Năm 2020, xã Y Tý có gần 30 ha hoàng sin cô, bình quân mỗi ha cho năng suất 20 - 25 tấn củ. Với mức thu mua bình quân trên 6.000 đồng/kg như hiện nay thì dự kiến vụ hoàng sin cô năm nay, nông dân Y Tý thu về hơn 3 tỷ đồng. Cây hoàng sin cô đang thay thế dần cây ngô và cây thảo quả ở đây - nơi người dân vốn có thói quen độc canh cây trồng.

Năm 2019, Y Tý đón hơn 16.000 lượt khách du lịch, doanh thu từ du lịch đạt hơn 6 tỷ đồng. Khách du lịch đến đây có nhu cầu được ngắm cảnh sắc bản làng dân tộc Hà Nhì, Mông, Dao huyền ảo trong sương; lúa chín vàng trên những thửa ruộng bậc thang; trải nghiệm leo đỉnh Nhìu Cồ San, xuống cầu Thiên Sinh cùng các sản phẩm văn hóa đặc sắc như lễ cúng rừng, phong tục đón tết cổ truyền... Nắm bắt cơ hội mở ra nghề mới là làm du lịch cộng đồng bên cạnh nghề canh nông truyền thống, Y Tý huy động nguồn lực thực hiện mũi thứ 2 là phát triển nhà nghỉ hoạt động du lịch kiểu homestay nhằm khai thác tiềm năng, thế mạnh của địa phương. 30 cơ sở lưu trú ở các thôn Choản Thèn, Lao Chải, Mò Phú Chải... cho thu nhập khá. Điển hình là mô hình homestay anh Ly Sá Suy, 47 tuổi, dân tộc Hà Nhì thôn Mò Phú Chải. Anh Suy bộc bạch: Từ ngày được nữ đảng viên Phu Suy De chỉ bảo làm homestay, tổ chức dịch vụ ăn, ngủ cho khách du lịch đến Y Tý, tôi đã cải tạo lại hệ thống điện chiếu sáng, trồng các loại rau, đậu, nuôi nhiều lợn đen, gà đen đặc sản; cải tạo lại phòng nghỉ, nhà tiêu hợp vệ sinh. Tuy từ đầu năm nay do ảnh hưởng của dịch Covid-19, lượng khách đến thưa nhưng tôi vẫn có thu nhập và giải quyết việc làm cho 3 lao động. Bây giờ tạm hết dịch Covid-19, lượng khách lên bản làng tăng trở lại nên mỗi tháng cũng cho gia đình nguồn thu gần 10 triệu đồng.

Đến nay, Y Tý đã đạt 13/19 tiêu chí nông thôn mới; 2 thôn Choản Thèn và Lao Chải đạt chuẩn thôn kiểu mẫu. Với 2 mũi nhọn xóa nghèo, Y Tý tự tin đề ra mục tiêu đến năm 2025 thu nhập bình quân đạt 50 triệu đồng/người (tăng gần gấp đôi so với năm 2020); tỷ lệ hộ nghèo còn 10%.

Có thể bạn quan tâm

Tin cùng chuyên mục

Bài 5: Nghĩa Lộ - vùng quê cách mạng

Từ Lào Cai đến hầm Đờ Cát: Bài 5: Nghĩa Lộ - vùng quê cách mạng

Rời mảnh đất Than Uyên nắng gió, tiếp tục hành trình theo dấu chân các dân công hỏa tuyến và chiến sĩ Điện Biên năm xưa, điểm đến tiếp theo của đoàn công tác Báo Lào Cai là thị xã Nghĩa Lộ, tỉnh Yên Bái. Chính ở nơi đây năm xưa diễn ra chiến thắng đồn Nghĩa Lộ vang dội, mở màn cho Chiến dịch Tây Bắc tháng 10 năm 1952, tạo tiền đề cho Chiến dịch Đông Xuân 1953 -1954 mà đỉnh cao là Chiến thắng lịch sử Điện Biên Phủ.

Sự ủng hộ, giúp đỡ của Liên Xô và Trung Quốc đối với chiến dịch Điện Biên Phủ

Sự ủng hộ, giúp đỡ của Liên Xô và Trung Quốc đối với chiến dịch Điện Biên Phủ

Chiến thắng Điện Biên Phủ 1954 là mốc son chói lọi trong tiến trình lịch sử dân tộc Việt Nam, đánh dấu sự trưởng thành vượt bậc về mọi mặt của Quân đội nhân dân Việt Nam trong cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp xâm lược, góp phần làm “thay đổi dòng chảy lịch sử thế giới”.

Thủ tướng chủ trì Phiên họp Chính phủ thường kỳ tháng 4

Thủ tướng chủ trì Phiên họp Chính phủ thường kỳ tháng 4

Sáng 4/5, Thủ tướng Phạm Minh Chính chủ trì Phiên họp Chính phủ thường kỳ tháng 4. Phiên họp nhằm tập trung thảo luận về tình hình phát triển KTXH tháng 4 và 4 tháng đầu năm, phương hướng, nhiệm vụ trọng tâm trong tháng 5 và thời gian tới cùng một số nội dung quan trọng khác như về giải ngân vốn đầu tư công, 3 chương trình mục tiêu quốc gia. 

Bài 4: Ghi ở cánh đồng lớn thứ ba Tây Bắc

Từ Lào Cai đến hầm Đờ-Cát: Bài 4: Ghi ở cánh đồng lớn thứ ba Tây Bắc

Huyện Than Uyên thuộc sườn Tây dãy Hoàng Liên Sơn, nằm trong thung lũng cánh đồng Mường Than. Trong lịch sử, Than Uyên là một trong những điểm dừng chân của bộ đội, điểm trung chuyển quân lương của dân công hỏa tuyến từ Lào Cai và các tỉnh vùng Đông Bắc đến chiến trường Điện Biên Phủ. Có hai ngả chính từ Lào Cai đến Than Uyên là ngược Sa Pa, tới huyện Tam Đường (ngã ba Bình Lư) rồi xuôi Tân Uyên, tới Than Uyên và ngả từ huyện Văn Bàn, vượt “cửa gió” Khau Co tới Than Uyên, tỉnh Lai Châu.

Ký kết nghị quyết liên ngành về phối hợp giải quyết tố giác, tin báo về tội phạm, kiến nghị khởi tố và vi phạm pháp luật

Ký kết nghị quyết liên ngành về phối hợp giải quyết tố giác, tin báo về tội phạm, kiến nghị khởi tố và vi phạm pháp luật

Chiều 3/5, Ban Nội chính Tỉnh ủy phối hợp với Ban Cán sự Đảng Viện Kiểm sát nhân dân tỉnh tổ chức hội nghị ký kết nghị quyết liên ngành về việc phối hợp trong công tác phát hiện, chuyển giao, tiếp nhận, giải quyết tố giác, tin báo về tội phạm, kiến nghị khởi tố và vi phạm pháp luật trên địa bàn tỉnh Lào Cai.

Tiếp tục khẳng định giá trị khoa học và cách mạng của chủ nghĩa Mác - Lênin

Tiếp tục khẳng định giá trị khoa học và cách mạng của chủ nghĩa Mác - Lênin

Lợi dụng bối cảnh lịch sử mới và cuộc Cách mạng khoa học công nghệ 4.0 hiện nay, các thế lực thù địch, phản động đang ra sức xuyên tạc chủ nghĩa Mác - Lênin, cho rằng chủ nghĩa Mác - Lênin đã “lỗi thời”, “không còn phù hợp”. Song, lý luận, thực tiễn đều đã chứng minh, bản chất khoa học và cách mạng của chủ nghĩa Mác - Lênin là vấn đề có tính khách quan và vẫn còn nguyên giá trị đối với phong trào cách mạng thế giới.

Nâng cao hiệu quả giám sát và phản biện xã hội của Mặt trận Tổ quốc và các tổ chức chính trị - xã hội

Nâng cao hiệu quả giám sát và phản biện xã hội của Mặt trận Tổ quốc và các tổ chức chính trị - xã hội

Sáng 3/5, Thành ủy Lào Cai tổ chức Hội thảo nâng cao hiệu quả công tác giám sát, phản biện xã hội của Mặt trận Tổ quốc (MTTQ) và các tổ chức chính trị - xã hội trên địa bàn thành phố Lào Cai. Dự hội thảo có lãnh đạo Ban Dân vận Tỉnh ủy; Ủy ban MTTQ Việt Nam tỉnh; đại diện đảng ủy, ủy ban MTTQ Việt Nam các xã, phường.

Bài 3: Chuyện chưa kể trên đèo Khau Co

Từ Lào Cai đến hầm Đờ - cát Bài 3: Chuyện chưa kể trên đèo Khau Co

Trên hành trình đi theo “dấu chân” những đoàn dân công hỏa tuyến và chiến sĩ Điện Biên năm xưa, từ huyện Văn Bàn, chúng tôi theo Quốc lộ 279 để tới đỉnh đèo Khau Co, điểm di tích lịch sử với những chi tiết rất đỗi hào hùng. Thật xúc động khi được nghe câu chuyện về bước chân gánh gạo của những dân công hỏa tuyến, sự chiến đấu, hi sinh của các chiến sĩ đánh Pháp năm xưa cũng như chuyện giữ rừng, phát triển kinh tế của Nhân dân nơi “cửa gió” hôm nay.

fb yt zl tw