Những tượng đài bất tử trên biên giới: Máu đào nhuộm thắm biên cương

Trong công cuộc chiến đấu, bảo vệ biên giới, bảo vệ nhân dân, Đồn CANDVT Nậm Mít (nay là Đồn Biên phòng A Mú Sung, BĐBP Lào Cai) đã có hàng chục cán bộ, chiến sĩ (CB, CS) mãi mãi ra đi khi tuổi đời còn rất trẻ. Máu đào của các anh hùng, liệt sĩ đó đã góp phần tô thắm thêm lá cờ tung bay trên cột cờ Lũng Pô ngày nay...

Giữ biên cương nơi đầu nguồn sông Hồng

Từ thành phố Lào Cai, ngược theo con sông Hồng khoảng 60km là tới điểm cực Bắc của huyện Bát Xát. Tại ngã ba sông biên giới - “nơi con sông Hồng chảy vào đất Việt”, là cột cờ Lũng Pô lộng gió. Tình cờ gặp nhau nơi địa danh lịch sử này, Đại tá Nguyễn Văn Tuấn, Phó Chính ủy BĐBP Lào Cai chia sẻ: “Không chỉ khẳng định chủ quyền của Tổ quốc, cột cờ Lũng Pô còn góp phần giáo dục thế hệ trẻ về truyền thống uống nước nhớ nguồn”... Và ít ai biết rằng, chính ở nơi đây, 45 năm trước là nơi đóng quân của Đồn CANDVT Nậm Mít. Tại đây, ngày 19/2/1979 đã chứng kiến sự chiến đấu dũng cảm, sẵn sàng hy sinh vì chủ quyền, độc lập dân tộc của những người lính mang quân hàm xanh nơi địa đầu Tổ quốc.

Chiến sĩ trẻ Đồn Biên phòng A Mú Sung chăm sóc Nhà bia tưởng niệm các anh hùng liệt sĩ của đơn vị.

Chiến sĩ trẻ Đồn Biên phòng A Mú Sung chăm sóc Nhà bia tưởng niệm các anh hùng liệt sĩ của đơn vị.

Ông Chử Đức Chương, cựu nhân viên cơ yếu của Đồn CANDVT Nậm Mít (từ năm 1979-1984), hiện ở Tứ Xã, Lâm Thao, Phú Thọ, nhớ lại: Tháng 11/1978, Đồn CANDVT Nậm Mít được thành lập, quản lý địa bàn 2 xã A Mú Sung và Nậm Chạc, huyện Bát Xát. Quân số khoảng 50 người, nhưng chỉ 50% được bố trí ở đồn, số còn lại thường trực ở 3 tổ chốt là Ma Cò, Tùng Sáng và Pạc Tà, mỗi chốt từ 6-8 người. “Lúc đó, toàn nhà tranh vách đất, vất vả lắm, mỗi lần đi tuần tra, anh em phải men theo bờ sông mà đi chứ chưa có đường sá đâu” - ông Chương cho biết.

Khi tấn công Bát Xát, lợi dụng sương mù dày đặc, đối phương đã bắc cầu phao qua sông Hồng (đoạn Lũng Pô), sau đó sử dụng khoảng một trung đoàn bộ binh vượt sang đất ta. Chúng chia ra làm 3 hướng, cùng một lúc luồn sâu, bao vây các tổ chốt và Đồn CANDVT Nậm Mít. “Lúc đó, Thượng úy Bùi Trọng Khinh, Đồn trưởng và Trung úy Bùi Văn Khá, Đồn phó chính trị đi dự họp ở tỉnh chưa về kịp. Trung úy Nguyễn Hồng Ngân, Đồn phó và Trung úy Lý A Tờ, Đồn phó chính trị 2 trực tiếp chỉ huy đơn vị chiến đấu” - Đại tá Tống Chư, nguyên Chỉ huy trưởng CANDVT Lào Cai cho biết.

Sau khi đã luồn sâu, bao vây các vị trí, địch cho pháo binh từ bên kia biên giới và các loại hỏa lực bắn phá các trận địa của ta. Tuy bị nhiều tổn thất, nhưng CB, CS ở các chốt cũng như ở Đồn CANDVT Nậm Mít đã nhanh chóng triển khai đội hình chiến đấu, quyết tâm giữ vững trận địa. Dưới sự chỉ huy của Đồn phó Nguyễn Hồng Ngân và Đồn phó chính trị 2 Lý A Tờ, đơn vị đã tổ chức đánh trả quyết liệt, đẩy lùi nhiều đợt tấn công của địch, buộc chúng phải lui ra gọi pháo binh chi viện. Sau khi củng cố lực lượng và được sự hỗ trợ của các loại hỏa lực, chúng tiếp tục tổ chức nhiều đợt tấn công vào đồn. Năm nay đã 98 tuổi, nhưng Đại tá Tống Chư vẫn khỏe mạnh và minh mẫn.

Ông xúc động khi nhớ lại trận chiến đấu anh dũng của CB, CS Đồn CANDVT Nậm Mít: “Từ sở chỉ huy, qua tín hiệu phập phù của mạng lưới thông tin, mã dịch, chúng tôi nhận định Đồn Nậm Mít đã bị địch bao vây và đang rất cần sự chi viện. Nhưng lúc đó, việc đi lại rất khó khăn, phương tiện không có”... Mặc dù chiến đấu rất dūng cảm, tiêu diệt nhiều sinh lực địch, nhưng trong bối cảnh phòng ngự cực kỳ ác liệt, lực lượng và vũ khí của địch nhiều gấp hàng chục lần, đến chiều ngày 17/2/1979, đơn vị đã quyết định mở “đường máu”, phá vòng vây của địch.

Trả lại tên cho anh...

Do mới thành lập, cơ sở vật chất, vũ khí, khí tài, trang thiết bị kỹ thuật còn nhiều thiếu thốn, quân số ít, lại bị địch tập kích bất ngờ, nên Đồn CANDVT Nậm Mít không tránh khỏi những tốn thất. Trong cuộc chiến đấu bảo vệ biên giới ngày 19/2/1979, Đồn CANDVT Nậm Mít có 23 đồng chí hy sinh, trong đó có Trung úy Lý A Tờ, Đồn phó chính trị 2. “Lúc đó có một đơn vị mỏ địa chất ở chung trong đồn nên khi chiến sự xảy ra, các anh công nhân mỏ cũng đã cầm súng sát cánh, chiến đấu với bộ đội. Có 3 công nhân đã anh dũng hy sinh trong trận chiến đấu ngày 17/2 lịch sử đó” - ông Chử Đức Chương cho biết.

Cột cờ Lũng Pô - nơi cách đây 45 năm đã diễn ra cuộc chiến đấu bảo vệ biên giới của Đồn CANDVT Nậm Mít.

Cột cờ Lũng Pô - nơi cách đây 45 năm đã diễn ra cuộc chiến đấu bảo vệ biên giới của Đồn CANDVT Nậm Mít.

Tại Nhà bia tưởng niệm của Đồn Biên phòng A Mú Sung, trong số 31 liệt sĩ, có tới 23 CB, CS hy sinh đúng ngày 19/2/1979. Đứng đầu là Trung úy Lý A Tờ (sinh năm 1945, quê ở xã San Lùng, huyện Bát Xát, tỉnh Lào Cai); ở dòng thứ 23 là Binh nhất Chu Văn Việt (sinh năm 1960, quê ở xã Vân Phú, huyện Việt Trì, tỉnh Phú Thọ). Anh Chu Văn Việt nhập ngũ tháng 5/1978 và anh dũng hy sinh khi mới 19 tuổi... Theo Trung tá Nguyễn Văn Thắng, Chính trị viên Đồn Biên phòng A Mú Sung, danh sách lúc đầu, đơn vị có 24 liệt sĩ, nhưng mãi sau này mới phát hiện ra một người còn sống.

Đó là trường hợp đồng chí Nguyễn Văn Hùng, sinh năm 1958, quê ở xã Bản Nguyên, huyện Lâm Thao, tỉnh Phú Thọ. Ông Hùng nhập ngũ tháng 5/1978. Trong trận chiến đấu ác liệt tại Đồn CANDVT Nậm Mít, ông bị thương và bị địch bắt. Mãi đến năm 1982, ông Hùng mới được trả qua đường Lạng Sơn rồi về quê sinh sống. “Lúc được trả về, ông Hùng bị suy giảm trí nhớ trầm trọng, không biết để trở lại hay báo cho đơn vị biết nên mọi người đinh ninh là ông đã hy sinh. Trong 24 ngôi mộ do đơn vị lập, vẫn có một ngôi mộ ghi danh tính của ông” - Trung tá Nguyễn Văn Thắng nói.

Là người cùng quê, cùng nhập ngũ và cùng chung đơn vị với ông Hùng, ông Chử Đức Chương kể: "Gia đình đã lập bàn thờ, đã nhận bằng Tổ quốc ghi công và cúng giỗ hàng năm. Cho nên năm 1982, khi ông Hùng tìm về quê, ai cũng bất ngờ. Năm 2016, khi trở lại thăm đơn vị cũ, tôi mới phát hiện ra có một ngôi mộ mang tên Nguyễn Văn Hùng. Sau khi nghe phản ánh, anh em mới biết ông Hùng còn sống và bỏ ngôi mộ đó đi... Năm nay 66 tuổi, đầu óc không còn minh mẫn vì bị dư chứng của chiến tranh, bị tra tấn, đánh đập khi bị địch bắt, nhưng khi nhắc lại trận chiến ngày 17/2/1979, ông Nguyễn Văn Hùng vẫn không giấu được sự xúc động: Đồng đội hy sinh gần hết, tôi còn sống, còn trở về là may mắn lắm rồi”.

Người chiến sĩ kiên trung là vậy. Khi chiến đấu, họ sẵn sàng khi sinh cả tuổi thanh xuân để bảo vệ biên cương bờ cõi. Hòa bình lập lại, lúc nào cũng đau đáu nỗi nhớ thương về đồng đội, về những người đã mãi mãi ra đi...

Báo Biên phòng null

Có thể bạn quan tâm

Tin cùng chuyên mục

Xây dựng lực lượng dân quân, tự vệ vững mạnh, rộng khắp

Kỷ niệm 90 năm Ngày truyền thống Dân quân tự vệ Việt Nam (28/3/1935 - 28/3/2025) Xây dựng lực lượng dân quân, tự vệ vững mạnh, rộng khắp

Tháng 12/2024, thành phố Lào Cai thành lập Trung đội Dân quân thường trực. Sự góp mặt của đơn vị này có ý nghĩa quan trọng trong xây dựng dân quân thường trực, phù hợp và đúng chủ trương, tinh thần Nghị quyết số 24 của Bộ Chính trị về chiến lược quốc phòng Việt Nam; nhằm đáp ứng tốt hơn nhiệm vụ trước mắt cũng như lâu dài trong xây dựng khu vực phòng thủ của tỉnh nói chung, thành phố nói riêng; đánh dấu bước phát triển lớn mạnh của lực lượng dân quân, tự vệ thành phố Lào Cai.

[Ảnh] Lực lượng dân quân, tự vệ phát huy vai trò nòng cốt tại cơ sở

[Ảnh] Lực lượng dân quân, tự vệ phát huy vai trò nòng cốt tại cơ sở

Thời gian qua, lực lượng dân quân, tự vệ trên địa bàn tỉnh đã chú trọng làm tốt công tác huấn luyện sẵn sàng chiến đấu, góp phần thực hiện thắng lợi nhiệm vụ quân sự - quốc phòng địa phương, đồng thời, tích cực tham gia thực hiện các nhiệm vụ chính trị do cấp ủy đảng, chính quyền phân công. Qua đó góp phần làm đẹp thêm hình ảnh những chiến sĩ “sao vuông” trong lòng dân.

Bác sĩ nơi đảo xa

Bác sĩ nơi đảo xa

Giữa trùng khơi xa xôi, nơi đầu sóng ngọn gió của Quần đảo Trường Sa, có những chiến sĩ khoác trên mình chiếc áo blouse trắng ngày đêm tận tụy chăm sóc sức khỏe cho quân, dân trên đảo và ngư dân vươn khơi bám biển.

[Ảnh] Cây bàng vuông - biểu tượng bất khuất của Trường Sa

[Ảnh] Cây bàng vuông - biểu tượng bất khuất của Trường Sa

Không biết bàng vuông được trồng trên các đảo thuộc Quần đảo Trường Sa từ khi nào nhưng loài cây này đã bén rễ cắm sâu vào đá san hô, hiên ngang vượt qua mọi bão tố, phong ba và đơm hoa kết trái. Sự phát triển mạnh mẽ ấy khiến cây bàng vuông được nhắc đến như biểu tượng cho sức sống mãnh liệt của những người lính hải quân Trường Sa.

Thị trấn Bát Xát tổ chức huấn luyện điểm dân quân tự vệ năm 2025

Thị trấn Bát Xát tổ chức huấn luyện điểm dân quân tự vệ năm 2025

Sáng 24/3, UBND xã thị trấn Bát Xát (huyện Bát Xát) tổ chức huấn luyện dân quân tự vệ (DQTV) năm 2025. Đây là xã được Ban Chỉ huy Quân sự huyện Bát Xát chọn tổ chức huấn luyện điểm để các xã, thị trấn, các cơ quan, đơn vị trên địa bàn huyện tham quan, học tập, rút kinh nghiệm trong công tác huấn luyện DQTV năm 2025.

Điểm tựa nơi biên cương

Đoàn Kinh tế - Quốc phòng 345: Điểm tựa nơi biên cương

Được thành lập ngày 11/3/2005, Đoàn Kinh tế - Quốc phòng (KT - QP) 345 trực tiếp quản lý và tổ chức thực hiện dự án xây dựng khu kinh tế - quốc phòng khu vực huyện biên giới Bát Xát; đến năm 2022, đơn vị tiếp tục được giao nhiệm vụ thực hiện mở rộng sang 5 xã biên giới vùng đặc biệt khó khăn của huyện Mường Khương.

Ghi ở An Bang

Ghi ở An Bang

Vượt qua những con sóng dữ dội của biển cả, chiếc tàu chở chúng tôi tiến về đảo An Bang - điểm đảo tiền tiêu thuộc quần đảo Trường Sa. Trên boong tàu, tiếng hát “Bâng khuâng Trường Sa” vang lên, hòa cùng tiếng gió biển, như một lời nhắc nhở về vẻ đẹp kiêu hùng, dịu dàng nhưng cũng đầy thử thách nơi đây.

Tổng kết đợt cao điểm đấu tranh phòng chống tội phạm, ma túy, mua bán người, buôn lậu, gian lận thương mại và hàng giả

Bộ đội Biên phòng tỉnh Lào Cai: Tổng kết đợt cao điểm đấu tranh phòng chống tội phạm, ma túy, mua bán người, buôn lậu, gian lận thương mại và hàng giả

Ngày 18/3, Bộ Chỉ huy Bộ đội Biên phòng tỉnh Lào Cai tổ chức Hội nghị tổng kết đợt cao điểm đấu tranh phòng chống tội phạm; phòng chống ma túy; phòng chống mua bán người; chống buôn lậu, gian lận thương mại và hàng giả trước, trong và sau tết Nguyên đán 2025 trên tuyến biên giới tỉnh Lào Cai.

Đoàn công tác Bộ Chỉ huy Quân sự tỉnh gặp gỡ, đối thoại với chiến sĩ mới tại Trung đoàn 254

Đoàn công tác Bộ Chỉ huy Quân sự tỉnh gặp gỡ, đối thoại với chiến sĩ mới tại Trung đoàn 254

Sáng 5/3, đoàn công tác của Bộ Chỉ huy Quân sự (CHQS) tỉnh do Đại tá Nguyễn Đức Cương, Phó Bí thư Thường trực Đảng ủy, Chính ủy Bộ Chỉ huy Quân sự tỉnh Lào Cai đã có buổi đối thoại, nắm tâm tư và giải đáp khó khăn, vướng mắc của 300 chiến sĩ mới nhập ngũ năm 2025 tại Trung đoàn 254.

Quyết tâm bảo vệ vững chắc chủ quyền, an ninh biên giới

Quyết tâm bảo vệ vững chắc chủ quyền, an ninh biên giới

Trong những năm qua, Bộ đội Biên phòng tỉnh Lào Cai luôn nhận được sự quan tâm, lãnh đạo, chỉ đạo sát sao, toàn diện của Đảng ủy, Bộ Tư lệnh Bộ đội Biên phòng và Tỉnh ủy, UBND tỉnh Lào Cai; sự phối hợp, giúp đỡ của các cơ quan, đơn vị; sự đùm bọc, sẻ chia của đồng bào các dân tộc nơi biên giới. Cùng với nỗ lực của cán bộ, chiến sĩ, Bộ đội Biên phòng tỉnh Lào Cai đã hoàn thành toàn diện các mặt công tác, trong đó nhiều nhiệm vụ hoàn thành xuất sắc.

Sẵn sàng cho Lễ ra quân huấn luyện năm 2025

Lực lượng vũ trang tỉnh Lào Cai: Sẵn sàng cho Lễ ra quân huấn luyện năm 2025

Trong những ngày qua, dù thời tiết không thuận lợi, nắng, mưa gió thất thường, nhưng hàng trăm cán bộ, chiến sĩ lực lượng vũ trang (LLVT) trong tỉnh vẫn hăng say hợp luyện nội dung “Duyệt đội ngũ”, chuẩn bị cho Lễ ra quân huấn luyện năm 2025 và phát động đợt thi đua cao điểm “Thần tốc - quyết thắng”.

Những ngày đầu nhập ngũ

Những ngày đầu nhập ngũ

Vượt qua những bỡ ngỡ, khó khăn ban đầu, kết thúc thời gian huấn luyện dự khóa, hiện tại, các chiến sĩ mới nhập ngũ tại Tiểu đoàn Huấn luyện - Cơ động, Bộ đội Biên phòng tỉnh Lào Cai đã cơ bản làm quen với môi trường, nền nếp, tác phong trong quân đội, sẵn sàng bước vào các nội dung huấn luyện với quyết tâm, tinh thần cao nhất.

fb yt zl tw