Quay về E-magazine Theo dõi Báo Lào Cai trên Google News
Nhộn nhịp bán hàng không rõ nguồn gốc trên các nhóm mạng xã hội

Nhộn nhịp bán hàng không rõ nguồn gốc trên các nhóm mạng xã hội

Việc mua và bán các mặt hàng từ đồ gia dụng cho tới đồ ăn trên các nhóm mạng xã hội hiện nay đang rất phổ biến bởi tính tiện dụng. Người mua chỉ cần vào nhóm và chọn đồ mình thích, còn người bán thì đăng công khai đủ loại hàng hóa, trong đó có cả những mặt hàng không nguồn gốc, không xuất xứ, không hạn sử dụng. Vấn đề này đang gây nhiều nguy hại cho người tiêu dùng và thất thu thuế cho Nhà nước.

6.jpg
Mặt hàng thuốc chữa bệnh không rõ nguồn gốc được bán trên các nhóm của mạng xã hội.

Trên nhóm zalo “Ăn Ngon Lào Cai”, tài khoản mang tên Nguyễn Tùng L. liên tục đăng bán các sản phẩm như chả cá, xúc xích đóng trong túi ni lông có chữ Trung Quốc được chất đống dưới nền nhà. Khách hàng chỉ cần nhắn tin trong nhóm hoặc liên lạc qua zalo theo số điện thoại ghim sẵn là có thể mua hàng.

1.jpg
Mặt hàng xúc xích, chả cá được đăng bán trong nhóm.

Phóng viên đã liên lạc và được người bán cho biết, mặt hàng này được xách về từ Trung Quốc, không hóa đơn. Tuy nhiên, hàng về đến đâu là bán hết đến đấy, với giá 100 nghìn đồng 1 thùng 20 kg xúc xích và 167 nghìn đồng 2,5 kg chả cá.

Một tài khoản mang tên Giang Thu L. còn ngang nhiên đăng bán rượu, bia không rõ nguồn gốc, xuất xứ, với nhiều mẫu mã khác nhau rất bắt mắt. Người bán giới thiệu là rượu mao đài Quý Châu nhưng khi phóng viên vào vai khách hàng để hỏi mua thì được chủ hàng thông tin, đây là hàng xách tay từ Trung Quốc về nên không có giấy tờ chứng minh nguồn gốc.

4 copy.jpg
Các loại rượu, bia được đăng bán trên nhóm.

Để tiếp tục tìm hiểu về các sản phẩm được đăng bán trên các nhóm zalo, messenger, qua giới thiệu, phóng viên đã có cuộc trò chuyện với một người thường xuyên đăng bán các mặt hàng trên các nhóm. Chị Nguyễn Thị Thảo (nhân vật đã được đổi tên), ở phường Bắc Cường cho biết, chị tham gia vào làm cộng tác viên bán hàng của một số kho hàng trên địa bàn các phường Bắc Cường, Kim Tân và Lào Cai. Các kho hàng này có đủ các loại hàng hóa từ đồ gia dụng cho tới bánh, kẹo, xúc xích, chả cá của Trung Quốc. Sau khi nhận thông báo trong nhóm của kho hàng, các cộng tác viên sẽ lấy lại hình ảnh quảng cáo để đăng bán các sản phẩm. Các cộng tác viên đều không biết nguồn gốc sản phẩm mình đang bán và khách mua cũng không hỏi xuất xứ hay hóa đơn bao giờ.

2.jpg
Các loại bánh kẹo có chữ nước ngoài nhưng không có ngày sản xuất, không hạn sử dụng.
5 copy.jpg
Bim bim dành cho trẻ em không rõ nguồn gốc được đăng bán.

Trao đổi với phóng viên về vấn đề này, ông Nguyễn Quang Hiểu, Phó Cục trưởng Cục Quản lý thị trường tỉnh cho rằng, các đối tượng buôn bán trên mạng có rất nhiều thủ đoạn, khi bị kiểm tra họ sẵn sàng xóa trang nên gây khó khăn cho lực lượng chức năng trong công tác kiểm tra, xử lý.

3 copy.jpg
Người bán ghi rõ là hàng Trung Quốc nhưng lại không có hóa đơn và phải trốn tránh cơ quan chức năng.

Khi cơ quan quản lý vẫn còn gặp nhiều khó khăn trong công tác kiểm tra, xử lý thì người tiêu dùng cần sáng suốt hơn khi chọn mua các mặt hàng qua mạng xã hội để đảm bảo an toàn thực phẩm cho bản thân và gia đình.

Có thể bạn quan tâm

Tin cùng chuyên mục

Khẩn trương rà soát, báo cáo dự án đầu tư có khó khăn, tồn đọng kéo dài trên Hệ thống đầu tư công quốc gia

Khẩn trương rà soát, báo cáo dự án đầu tư có khó khăn, tồn đọng kéo dài trên Hệ thống đầu tư công quốc gia

Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính vừa ký Công điện số 26/CĐ-TTg ngày 31/3/2025 yêu cầu các bộ ngành, địa phương khẩn trương rà soát, báo cáo các dự án đầu tư có khó khăn, vướng mắc, tồn đọng kéo dài trên Hệ thống đầu tư công quốc gia.

[Ảnh] "Người nhện" đem quả ngọt xuống núi

[Ảnh] "Người nhện" đem quả ngọt xuống núi

Vùng trồng dứa Mường Khương đang vào vụ thu hoạch quả. Dứa ở đây thường được trồng ở núi cao nên việc thu hoạch, vận chuyển cực kỳ gian khổ và tiềm ẩn nhiều nguy hiểm. Vào mùa thu hoạch dứa, thường những nam thanh niên sẽ đảm nhận công việc này. Trên lưng gùi hơn 100kg quả dứa, tay chống gậy bám chặt sườn núi dốc dựng đứng, họ không khác gì "người nhện" oằn lưng đem quả thơm xuống núi.

Sức vươn Việt Tiến

Sức vươn Việt Tiến

Đạt chuẩn nông thôn mới năm 2015, Việt Tiến là một trong những xã “về đích” sớm chương trình này, mang lại diện mạo mới, khang trang cho vùng đất trù phú bên dòng sông Chảy, phía Nam của huyện Bảo Yên.

Từ "con đường tơ lụa" trên sông Hồng đến trục động lực kinh tế "chung một dòng sông"

Từ "con đường tơ lụa" trên sông Hồng đến trục động lực kinh tế "chung một dòng sông"

Trong suốt chiều dài lịch sử nhân loại, có nhiều “con đường tơ lụa” được nhắc đến hiện nay, như tuyến đường thương mại Đông - Tây giữa Hy Lạp và Trung Quốc bắt đầu mở trong thế kỷ I và II TCN; hay “con đường tơ lụa” chính đi từ thủ đô của Trung Quốc qua Trung Á đến châu Âu... Và có một “con đường tơ lụa” nổi tiếng trên sông Hồng vẫn chảy suốt từ thời cổ đại đến hôm nay, đang trở thành “con đường tơ lụa” trong thời đại mới.

Tạo cơ sở hình thành khu hợp tác kinh tế qua biên giới

Dự án Cầu đường bộ qua sông Hồng Bát Xát (Việt Nam) - Bá Sái (Trung Quốc): Tạo cơ sở hình thành khu hợp tác kinh tế qua biên giới

Khu vực biên giới giữa tỉnh Lào Cai (Việt Nam) và tỉnh Vân Nam (Trung Quốc) từ lâu đã được xem là một trong những điểm kết nối kinh tế, văn hóa và giao thương quan trọng giữa hai nước. Trong đó, các cây cầu biên giới đóng vai trò then chốt trong việc thúc đẩy kinh tế biên mậu, tạo động lực phát triển kinh tế - xã hội, đồng thời xây dựng biên giới hòa bình, hữu nghị.

Từ con đường tơ lụa trên sông Hồng đến trục kinh tế động lực “chung dòng sông cùng ý tưởng”: Bài cuối: Trục kinh tế động lực “chung dòng sông cùng ý tưởng”

Từ con đường tơ lụa trên sông Hồng đến trục kinh tế động lực “chung dòng sông cùng ý tưởng”: Bài cuối: Trục kinh tế động lực “chung dòng sông cùng ý tưởng”

Việc biến “con đường tơ lụa” trên sông Hồng từ thời cổ đại trở thành “con đường tơ lụa” trong thời đại mới; kiến tạo tương lai, hợp tác cùng có lợi; mở ra hành lang thương mại mới đòi hỏi các tỉnh, thành phố của Việt Nam và Trung Quốc cần có sự hợp tác chặt chẽ với tinh thần “chung dòng sông cùng ý tưởng”.

Thủ tướng Phạm Minh Chính chủ trì họp đôn đốc các dự án đường cao tốc

Thủ tướng Phạm Minh Chính chủ trì họp đôn đốc các dự án đường cao tốc

Chiều 29/3, Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính, Trưởng Ban Chỉ đạo Nhà nước các công trình, dự án quan trọng quốc gia, trọng điểm ngành giao thông vận tải chủ trì cuộc họp của Thường trực Chính phủ với các Đoàn kiểm tra của Chính phủ kiểm tra, đôn đốc triển khai các dự án đường bộ cao tốc trong cả nước.

Bài cuối: Kiến tạo không gian phát triển mới

HIỆN THỰC HÓA GIẤC MƠ ĐÔ THỊ DỌC SÔNG HỒNG: Bài cuối: Kiến tạo không gian phát triển mới

Sông Hồng - dòng chảy đỏ nặng phù sa, nơi hun đúc nền văn minh rực rỡ, nơi in dấu những bước chân đầu tiên của người Việt trên hành trình dựng nước và giữ nước. Hàng nghìn năm qua, con sông ấy không chỉ mang lại nguồn sống cho bao thế hệ mà còn kết nối những vùng đất, những nền văn hóa, tạo nên một vùng Bắc Bộ trù phú và giàu bản sắc.

fb yt zl tw