Quay về E-magazine Theo dõi Báo Lào Cai trên Google News
Nhiều sản phẩm du lịch mới và đặc sắc

Nhiều sản phẩm du lịch mới và đặc sắc

Sau nửa nhiệm kỳ thực hiện Nghị quyết Đại hội Đảng bộ tỉnh lần thứ XVI, mặc dù bị ảnh hưởng bởi đại dịch Covid-19, nhưng lĩnh vực du lịch đã và đang tạo được những đột phá, đặc biệt là trong phát triển các sản phẩm du lịch.

Ngày 27/8/2022, vở diễn thực cảnh “Sa Pa lặng lẽ yêu” - “The Mong Show” được trình diễn tại Trung tâm Thông tin và Xúc tiến du lịch tỉnh. Vở diễn được dàn dựng công phu với 5 hoạt cảnh được tái hiện, gồm: Nghi lễ cúng của người Mông; nghề rèn và chạm khắc bạc, nghề dệt; bếp nấu thắng cố - rượu ngô; chợ tình; hát đồng ca tiếng Mông.

z4437300372682_364063ea4a7a1edd1b44fd3ad48888db.jpg

Đây là lần đầu tiên khách du lịch đến Sa Pa được thưởng thức, trải nghiệm một sản phẩm du lịch văn hóa do chính người dân và các nghệ nhân người Mông tại địa phương thực hiện. Giám đốc Sở Du lịch - Hà Văn Thắng cho biết: Ý tưởng thực hiện đã được chuẩn bị từ 1 năm trước. Mọi bối cảnh, nội dung được chuẩn bị, bố trí, sắp xếp chu đáo, cẩn thận, tạo sự gần gũi, thân quen, khiến du khách dù đã nhiều lần hay lần đầu đến Sa Pa đều bị lôi cuốn.

Say sưa theo dõi vở diễn thực cảnh, chị Lê Khánh Hòa đến từ Hà Nội rất hào hứng bởi lần đầu tiên cảm nhận cuộc sống bình dị, sự huyền bí về đời sống tâm linh, nét tinh túy trong kỹ thuật rèn đúc, chạm khắc bạc và được tìm hiểu về nghệ thuật se lanh, dệt vải thổ cẩm, nghề nấu rượu, cũng như những nét đẹp văn hóa ứng xử trong gia đình, cộng đồng, đặc biệt là sự lãng mạn của tình cảm lứa đôi. Chị cảm nhận rõ những thanh âm của núi rừng, tiếng kèn lá, kèn môi hòa quyện với lời giao duyên trên nền dân ca thay cho lời của trái tim… Tất cả được tái hiện trong một không gian thực.

Sự hào hứng không chỉ của chị Khánh Hòa mà còn của rất nhiều du khách khi xem vở diễn này là minh chứng rõ nét cho sự đột phá của ngành du lịch Lào Cai trong việc tìm những sản phẩm mới, đặc sắc, riêng có, chất lượng cao và giá trị gia tăng lớn.

Vở diễn thực cảnh chỉ là một trong nhiều sản phẩm mà ngành du lịch Lào Cai đầu tư công sức, trí tuệ để phát triển nhằm mang đến cho du khách những trải nghiệm mới, khác lạ và hấp dẫn. Nhìn lại hơn 2 năm qua, ngành du lịch và các địa phương trong tỉnh đã xây dựng, phát triển một số sản phẩm du lịch thành “thương hiệu” nổi tiếng, hấp dẫn du khách trong và ngoài nước. Đó là Lễ hội bốn mùa, Lễ hội trên mây Sa Pa, tái hiện chợ tình Sa Pa, Festival “Tinh hoa Tây Bắc - hương sắc Lào Cai”... Đặc biệt, Festival “Tinh hoa Tây Bắc” năm 2022 với chủ đề “Kết nối khát vọng xanh” được tổ chức tại thành phố Lào Cai và thị xã Sa Pa từ ngày 26 đến 28/8/2022 với chuỗi hoạt động đặc sắc, trong đó có sản phẩm du lịch mới - vở diễn thực cảnh “Sa Pa lặng lẽ yêu” - “The Mong show” kể trên.

Các sản phẩm du lịch cộng đồng đã được quan tâm đầu tư và làm mới như du lịch cộng đồng tại xã Tả Van gắn với văn hóa dân tộc Giáy, xã Tả Phìn gắn với văn hóa dân tộc Dao và xã Nghĩa Đô gắn với dân tộc Tày…

Đó còn là sản phẩm du lịch gắn với di sản văn hóa ruộng bậc thang Lào Cai trong hành trình khám phá cung đường di sản văn hóa ruộng bậc thang - Tây Bắc; du lịch khám phá văn hóa của người dân vùng cao thông qua các chợ phiên Bắc Hà (Bắc Hà), Cán Cấu (Si Ma Cai), Pha Long (Mường Khương), Mường Hum, Y Tý (Bát Xát)...

Đặc biệt, sản phẩm du lịch tâm linh được quan tâm phát triển, hình thành kết nối tuyến du lịch tâm linh Bảo Yên - Văn Bàn - Bắc Hà - thành phố Lào Cai - thị xã Sa Pa. Trong đó, đã khai thác hiệu quả tour du lịch tâm linh dọc sông Hồng thông qua hệ thống các di tích, danh lam, thắng cảnh tại các điểm gồm đền Thượng, đền Mẫu, đền Đôi Cô và đền Bảo Hà (tỉnh Lào Cai) kết nối với các điểm: Đền Đông Cuông, đền Nhược Sơn và đền Tuần Quán (tỉnh Yên Bái), đền Mẫu Âu Cơ, đền Tam Giang, đền Du Yến (tỉnh Phú Thọ).

Một trong những sản phẩm mang thương hiệu và riêng có của Lào Cai được tập trung phát triển và khai thác từ đầu nhiệm kỳ đến nay thu hút rất đông du khách trong và ngoài nước là du lịch gắn với văn hóa truyền thống, như Tết Nhảy của người Dao đỏ; Lễ hội Gầu tào của người Mông; Lễ hội rước đất, rước nước của người Tày Bắc Hà; Lễ hội Roóng Poọc của người Giáy; Lễ cúng rừng “Gạ ma do” và Lễ hội Khô già già của người Hà Nhì ở Bát Xát.

z4437300361622_cc2823445f85a699a939cb1d119b32d7.jpg

Cùng với đó, sản phẩm du lịch trải nghiệm nông nghiệp kết hợp nghỉ dưỡng, chăm sóc sức khỏe gắn với các sản phẩm nông nghiệp đã phát triển mạnh. Có thể kể đến các mô hình du lịch nông nghiệp như trồng hoa lan gắn với du lịch sinh thái của Hợp tác xã địa lan Tả Phìn (Sa Pa); trồng hoa hồng cổ Sa Pa; trồng dâu tây công nghệ cao tại Sa Pa; đồi chè Linh Dương tại thành phố Lào Cai; vườn lê Tai nung tại các huyện Bát Xát, Bắc Hà, Si Ma Cai... Du khách tới các mô hình này, ngoài tham quan còn được trải nghiệm trồng, chăm sóc hoa, thu hái hoa, quả.

Du lịch trải nghiệm làng nghề cũng là một sản phẩm thế mạnh của Lào Cai. Hiện toàn tỉnh có 17 nghề truyền thống, 10 làng nghề và 20 làng nghề truyền thống. Nhiều làng nghề đã tạo thương hiệu trên thị trường với sản phẩm không chỉ đáp ứng nhu cầu sinh hoạt hằng ngày của người dân địa phương mà còn trở thành hàng hóa được người tiêu dùng ưa chuộng và Lào Cai cũng đang khai thác hiệu quả các sản phẩm du lịch này.

Nắm được nhu cầu, thị hiếu của du khách, thời gian qua, Lào Cai đã triển khai nhiều sản phẩm du lịch thể thao độc đáo và rất mới như chinh phục đỉnh Lảo Thẩn, Ky Quan San (Bát Xát), dù lượn, chèo thuyền kayak, đu dây trượt thác (canyoning) thu hút đông khách trải nghiệm.

du lịch trải nghiệm.jpg

Nhờ phát triển các sản phẩm du lịch đặc sắc, riêng có và mới mẻ nên lượng khách đến Lào Cai tăng nhanh sau đại dịch Covid-19. Năm 2022, tổng lượt khách đến Lào Cai đạt hơn 4,6 triệu (khách quốc tế là gần 97 nghìn lượt), tăng 231,5% so với năm 2021, đạt 46,43% mục tiêu Đề án “Phát triển văn hóa - du lịch tỉnh Lào Cai giai đoạn 2020 - 2025”; tổng thu từ khách du lịch đạt khoảng 16.380 tỷ đồng, tăng 270% so với năm 2021, đạt 36,4% mục tiêu đề án. Riêng quý I/2023, tổng lượt khách đến Lào Cai đạt khoảng 2 triệu (khách quốc tế là 87 nghìn lượt), bằng 33% kế hoạch năm, tăng 316% so với cùng kỳ năm 2022, đạt 20% mục tiêu đề án; tổng thu từ khách du lịch đạt 5.846 tỷ đồng, bằng 28,6% kế hoạch năm , tăng 242% so với cùng kỳ năm 2022, đạt 13% mục tiêu đề án.

Có thể bạn quan tâm

Tin cùng chuyên mục

“Đi cùng Mây” - đi cùng yêu thương

“Đi cùng Mây” - đi cùng yêu thương

Không bắt đầu bằng hành trình check-in hay cà phê sáng sang chảnh, chuyến đi của nhóm bạn trẻ “đi cùng Mây” khởi đầu bằng… một nồi phở nghi ngút khói giữa vùng cao Bắc Hà. Trong căn bếp mộc mạc ở thôn Pả Chư Tỷ, xã Lùng Phình, những bạn trẻ tự tay nấu từng bát phở nóng để trao tặng các em nhỏ - những đứa trẻ chưa quen với mùi vị của một bữa sáng đủ đầy.

Sống chậm giữa phố biển

Sống chậm giữa phố biển

Đến Nha Trang (Khánh Hòa), đừng chỉ lướt trên bề mặt phố biển, choáng ngợp trước ánh đèn rực rỡ của khách sạn cao tầng dọc đường Trần Phú, Phạm Văn Đồng. Sau những giờ đắm mình trong biển xanh, thỏa sức vui chơi ở VinWonders, bay bổng cùng dù lượn, hãy dành thời gian len lỏi những con phố, hay đến với những vùng quê ở ngoại thành Nha Trang để cảm nhận nhịp sống nhẹ nhàng của phố biển. Vẫn còn có một Nha Trang rất khác, chờ đợi bạn khám phá.

Tài nguyên văn hóa thúc đẩy du lịch phát triển bền vững trong kỷ nguyên mới

Tài nguyên văn hóa thúc đẩy du lịch phát triển bền vững trong kỷ nguyên mới

Tỉnh Yên Bái xác định "du lịch văn hóa" là sản phẩm đặc trưng, phát triển theo hướng lấy bản sắc văn hóa làm cảm xúc chủ đạo, nhân dân làm chủ thể, trải nghiệm du khách làm trung tâm. Do đó, thời gian qua, các cấp chính quyền đã đẩy mạnh tuyên truyền, huy động sự tham gia của cả hệ thống chính trị và người dân trong phát triển sản phẩm du lịch gắn với bảo tồn di sản, hướng tới “biến di sản thành tài sản”, “biến tài nguyên văn hóa, thiên nhiên thành tài nguyên du lịch”.

Sa Pa - "Thụy Sĩ của Việt Nam" gây sốt với du khách Hàn Quốc

Sa Pa - "Thụy Sĩ của Việt Nam" gây sốt với du khách Hàn Quốc

Theo thông tin từ Công ty lữ hành Hana Tour – hãng du lịch lớn nhất Hàn Quốc – lượng đặt tour trọn gói đến Sa Pa (Lào Cai) trong nửa đầu năm 2025 đã tăng tới 333% so với cùng kỳ năm 2024. Đặc biệt, trong tháng 1/2025, lượng khách Hàn đặt tour đến điểm đến vùng cao này tăng vọt 1.138%, đánh dấu mức tăng trưởng kỷ lục. 

Về Thái Nguyên thăm trường dạy làm báo đầu tiên

Về Thái Nguyên thăm trường dạy làm báo đầu tiên

Là căn cứ địa cách mạng, Thái Nguyên có nhiều “địa chỉ đỏ” lưu giữ những giá trị lịch sử, văn hóa của dân tộc. Trong đó, Trường dạy làm báo Huỳnh Thúc Kháng là cơ sở đào tạo báo chí đầu tiên và duy nhất của Việt Nam trong thời kỳ kháng chiến.

Ba lô, máy ảnh và hành trình xuôi ngược sông Hồng

Ba lô, máy ảnh và hành trình xuôi ngược sông Hồng

“Không phải lúc nào người ta cũng có cơ hội để xuôi ngược theo một dòng sông. Nhưng nếu được, hãy đi một lần. Vì đó không chỉ là hành trình về địa lý, với nhà báo đây còn là cơ hội để mình được dấn thân và thể hiện đam mê với nghề” - đó là những dòng tôi viết trong cuốn sổ nhỏ mang theo khi bắt đầu hành trình ngược xuôi theo dòng sông Mẹ.

fb yt zl tw