Nhiều động lực để lãi suất cho vay giảm, vốn thấm sâu vào nền kinh tế

Tín dụng được kỳ vọng tăng trưởng ngay từ quý đầu năm 2024 khi mà thanh khoản của hệ thống đang rất dồi dào và lãi suất cho vay vẫn đang khá thấp.

Nhiều kỳ vọng lãi suất cho vay giảm

Theo Vụ tín dụng các ngành kinh tế- Ngân hàng Nhà nước (NHNN), số dư huy động vốn đến cuối năm 2023 khoảng 13,7 triệu tỷ đồng, tăng khoảng 14,4% so với cuối năm 2022 và là con số cao kỷ lục từ trước tới nay. Thanh khoản trong hệ thống đang khá dồi dào cộng với lãi suất cho vay hiện ở mức thấp, lãi suất cho vay bình quân tại các giao dịch mới phát sinh ở mức 6,7%/năm, giảm trên 2% so với thời điểm cuối năm 2022.

Nhiều động lực để lãi suất cho vay giảm, vốn thấm sâu vào nền kinh tế trong năm 2024

Nhiều động lực để lãi suất cho vay giảm, vốn thấm sâu vào nền kinh tế trong năm 2024

Trước đó, thông tin tới báo giới, ông Phạm Chí Quang, Vụ trưởng Vụ chính sách tiền tệ (Ngân hàng Nhà nước) cho biết, lãi suất qua đêm giữa các ngân hàng hiện đang rất thấp ở mức 0,2 - 0,3%, tạo điều kiện rất tốt để các tổ chức tín dụng có dư địa cho vay với lãi suất thấp.

Kết quả chính của cuộc điều tra xu hướng kinh doanh quý I/2024 của các tổ chức tín dụng (TCTD) và chi nhánh ngân hàng nước ngoài tại Việt Nam vừa được NHNN công bố cũng cho thấy, thanh khoản của hệ thống ngân hàng trong quý IV/2023 tiếp tục duy trì trạng thái “tốt” và cải thiện tích cực hơn dự kiến. Các TCTD đánh giá tình hình thanh khoản trong năm 2023 dồi dào hơn so với năm 2022, và dự báo sẽ tiếp tục dồi dào trong quý I/2024 và cả năm 2024.

Trước thực tế này, các chuyên gia kinh tế dự báo lãi suất cho vay những tháng đầu năm 2024 có xu hướng giảm nhẹ. Theo TS. Nguyễn Trí Hiếu, chuyên gia tài chính - ngân hàng, với mức lãi suất huy động thấp như hiện tại thì dự báo lãi suất cho vay trong năm 2024 có thể giảm thêm tương ứng.

Đồng quan điểm này, các TCTD cũng đưa ra dự báo mặt bằng lãi suất huy động - cho vay có thể tiếp tục giảm nhẹ, bình quân kỳ vọng giảm 0,3-0,4 điểm phần trăm trong quý I/2024 và giảm 0,2 điểm phần trăm trong cả năm 2024. Bên cạnh đó, dư nợ tín dụng của hệ thống ngân hàng được dự báo tăng 4,4% trong quý I/2024 và tăng 14,2% trong năm 2024, điều chỉnh tăng 0,4% so với mức dự báo 13,8% tại kỳ điều tra trước.

Báo cáo phân tích của Công ty Chứng khoán VCBS mới đây cũng đưa ra quan điểm rằng mặt bằng lãi suất kỳ vọng sẽ tiếp tục giảm thêm khoảng 1 - 1,5% trong năm 2024.

Ngân hàng chủ động với hạn mức tín dụng được giao

Với việc đưa ra hạn mức tăng trưởng tín dụng 15% ngay từ đầu năm, NHNN đã giao quyền tự chủ trong việc cung ứng vốn ra thị trường cho các ngân hàng thương mại. Động thái này cũng được dự báo sẽ giúp lãi suất cho vay của các ngân hàng chảy vào nền kinh tế ổn định hơn.

Phó Tổng giám đốc Vietcombank, ông Lê Hoàng Tùng cho biết, cách thức điều hành của Ngân hàng Nhà nước trong việc giao hạn mức tăng trưởng tín dụng cho các tổ chức tín dụng năm 2024 là một cái động thái hết sức tích cực. Trong bối cảnh nền kinh tế vẫn còn rất là khó khăn và cầu về tín dụng của nền kinh tế vẫn rất thấp thì việc giao hạn mức tăng trưởng tín dụng cả năm ngay từ đầu năm cho các cái tổ chức tín dụng đã tạo thuận lợi trong việc điều hành kế hoạch tăng trưởng tín dụng của mình và phù hợp với nhu cầu khách hàng cho cả năm. “Đây cũng là một tín hiệu rất là tích cực cho các doanh nghiệp trong việc chủ động nhu cầu vốn cho hoạt động sản xuất kinh doanh của mình”- ông Tùng chia sẻ.

Lãnh đạo Vietcombank cho biết thêm, khác với hằng năm, chúng tôi đã xây dựng chỉ tiêu tín dụng cho và phân bổ cho các cái đơn vị thành viên ngay từ đầu năm để đảm bảo sự chủ động cho các chi nhánh trong việc cung ứng vốn ra thị trường.

Đánh giá về chính sách này, Chuyên gia kinh tế- TS. Võ Trí Thành cho rằng, đây là một bước tiến trong điều hành, tạo thêm thế chủ động cho hệ thống ngân hàng và làm tăng khả năng thích ứng của các TCTD. Thay vì phải chờ phân bổ chỉ tiêu tín dụng nhiều lần, ngân hàng được được chủ động kiểm soát chỉ tiêu tăng trưởng tín dụng trong giới hạn được giao. Đồng thời, chính sách này cũng là bước chuyển tiếp từ biện pháp giám sát ngân hàng mang tính hành chính sang biện pháp quản lý linh hoạt hơn, đi kèm với giám sát.

Chuyên gia kinh tế trưởng của BIDV- TS. Cấn Văn Lực cũng bày tỏ quan điểm, việc NHNN giao chỉ tiêu tăng trưởng tín dụng 15% cho các ngân hàng có ý nghĩa tạo cơ chế chủ động và linh hoạt hơn trong điều hành và giám sát. Cũng là động lực để nguồn vốn năm 2024 được khơi thông tới nền kinh tế

Sức hấp thụ vốn của ngành kinh tế năm 2024 dù đánh giá có khả quan nhưng dự kiến thì vẫn ở mức thấp. Vì thế, Lãnh đạo NHNN cho biết cơ quan này đã xây dựng Chương trình hành động năm 2024 với nhiều mục tiêu. Trong đó, điều hành tín dụng hài hòa với diễn biến kinh tế vĩ mô nhằm góp phần hỗ trợ thúc đẩy tăng trưởng kinh tế, kiểm soát lạm phát; có điều chỉnh phù hợp với diễn biến, tình hình thực tế và đổi mới cơ chế điều hành mức tăng trưởng tín dụng.

Đặc biệt, về lãi suất, Theo Thống đốc Nguyễn Thị Hồng, NHNN điều hành lãi suất phù hợp với diễn biến thị trường, kinh tế vĩ mô, lạm phát và mục tiêu chính sách tiền tệ; khuyến khích các TCTD tiết giảm chi phí, đơn giản hóa thủ tục cấp tín dụng, tăng cường ứng dụng công nghệ và chuyển đổi số vào quy trình cấp tín dụng, phấn đấu giảm mặt bằng lãi suất cho vay nhằm hỗ trợ nền kinh tế.

“NHNN tiếp tục chỉ đạo các TCTD hướng tín dụng vào các lĩnh vực sản xuất kinh doanh, lĩnh vực ưu tiên và các động lực tăng trưởng; kiểm soát chặt chẽ tín dụng vào các lĩnh vực tiềm ẩn rủi ro. Đặc biệt, ngành Ngân hàng tiếp tục tạo điều kiện thuận lợi cho doanh nghiệp và người dân tiếp cận vốn tín dụng ngân hàng, tháo gỡ và thúc đẩy mở rộng tín dụng tiêu dùng”- Thống đốc khẳng định.

congthuong.vn

Có thể bạn quan tâm

Tin cùng chuyên mục

Khi các thị trường đầu tư chính đều có dấu hiệu thiếu ổn định, người dân có tâm lý ưu tiên an toàn vốn hơn lợi nhuận kỳ vọng.

Tiền gửi dân cư tăng phản ánh niềm tin của người dân đối với hệ thống ngân hàng

Theo số liệu mới nhất Ngân hàng Nhà nước khu vực IV - Chi nhánh Lào Cai, tiền gửi của dân cư tại các tổ chức tín dụng trên địa bàn Lào Cai đến hết tháng 6/2025 đạt hơn 42.200 tỷ đồng, tăng hơn 2.000 tỷ đồng (tương đương tăng 5,22%) so với cuối năm 2024. Số liệu trên cho thấy người dân vẫn đặt niềm tin và kỳ vọng với hình thức gửi tiết kiệm vào hệ thống ngân hàng.

Đường hoa nông thôn mới ở xã Yên Phú, huyện Văn Yên.

80 năm thành lập Đảng bộ tỉnh Yên Bái (30/6/1945 - 30/6/2025) Chỉ số hạnh phúc – đặc sắc Yên Bái

Đại hội Đảng bộ tỉnh Yên Bái lần thứ XIX, nhiệm kỳ 2020 - 2025 đề ra mục tiêu phát triển nhanh, bền vững theo hướng “Xanh, hài hòa, bản sắc, hạnh phúc”, trong đó đưa chỉ số hạnh phúc vào Nghị quyết Đại hội. Yên Bái cũng là tỉnh đầu tiên trong cả nước đưa chỉ số hạnh phúc vào Nghị quyết Đại hội Đảng.
Ngập lụt trên địa bàn huyện Văn Yên trong cơn bão số 3 (YAGI) năm 2024.

Văn Yên chủ động ứng phó với thiên tai

Trước sự biến đổi ngày càng cực đoan của thời tiết và khí hậu, đặc biệt là mưa lũ, huyện Văn Yên đã triển khai nhiều giải pháp thiết thực, đồng bộ, phát huy phương châm “4 tại chỗ”, từng bước nâng cao năng lực ứng phó và giảm nhẹ rủi ro thiên tai.
Một tuyến đường nông thôn xanh - sạch - đẹp ở xã Mai Sơn.

Lục Yên sáng, đẹp đường điện, đường hoa

Ở huyện Lục Yên, những con đường hoa rực rỡ sắc màu, những tuyến đường điện chiếu sáng thâu đêm không chỉ làm bừng sáng làng quê mà còn thắp lên niềm tin, sự đồng thuận, thể hiện rõ vai trò trung tâm của người dân trong xây dựng nông thôn mới kiểu mẫu.
Nhân dân xã Thành Thịnh (Trấn Yên) thu hoạch lúa xuân.

Thành Thịnh chủ động phòng ngập lũ

Trước mùa mưa bão đang diễn biến phức tạp, với sự chủ động tuyên truyền, vận động, cụ thể, thiết thực theo phương châm “xanh nhà hơn già đồng”, tính đến trung tuần tháng 5, nhân dân xã Thành Thịnh đã gặt xong diện tích lúa xuân.
Nhiều hộ dân ở xã Báo Đáp có nguồn thu ổn định nhờ trồng dâu nuôi tằm.

Quyện hòa ý Đảng - lòng dân

Xác định xây dựng nông thôn mới (NTM) là quá trình lâu dài, có điểm khởi đầu nhưng không có điểm kết thúc, Đảng bộ và nhân dân xã Báo Đáp, huyện Trấn Yên đã kiên trì triển khai nhiều giải pháp sáng tạo, hiệu quả. Với tinh thần chủ động, quyết liệt, Báo Đáp được công nhận là xã NTM tiêu biểu về chuyển đổi số (CĐS) năm 2023 và đạt đô thị loại V vào tháng 8/2024. Những bước tiến này thể hiện rõ sự đổi thay trong tư duy và hành động không chỉ dừng lại ở đầu tư hạ tầng mà còn chuyển mình toàn diện trong sản xuất, đời sống và văn hóa, hướng đến mục tiêu trở thành “miền quê đáng sống”.
Bão diễn biến theo kịch bản xấu khi đi sâu vào vịnh Bắc Bộ và tăng cấp.

Bão bất ngờ mạnh lên cấp 11, đi vào sâu vịnh Bắc Bộ

Sáng nay, bão số 1 đã mạnh lên cấp 11, giật cấp 14, dự báo đi sâu vào vịnh Bắc Bộ trước khi lên Trung Quốc, có thể gây gió mạnh cấp 9-11, giật cấp 14 ở vịnh Bắc Bộ, biển động dữ dội. Mưa lớn tiếp tục trong ngày hôm nay ở miền Trung, đồng thời mở rộng ra Thanh Hoá và đồng bằng Bắc Bộ.
fb yt zl tw